Định hướng sử dụng đất đến năm 2020

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 91)

Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp, bình quân 2,7%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 2% giai đoạn 2016 - 2020 và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện như trên, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của Thành phố đến năm 2020 như sau:

+ Hạn chế việc chuyển đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước (loại đất rất thích nghi đối với cây lúa) sang đất phi nông nghiệp và các mục đích khác.

+ Thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ trên đất ruộng để đưa hệ số sử dụng đất lên 2,0 lần vào năm 2020.

- Để bù một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm đi trong kỳ quy hoạch để chuyển sang đất phi nông nghiệp, trên cơ sở điều kiện khai thác đất chưa sử dụng.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Trong thời gian tới tập trung nâng cao năng suất nuôi trông thủy sản. Phát triển các mô hình nuôi trông thủy sản công nghiệp, bán công nghiệp. Phát triển nuôi trồng thủy sản về phía Nam Huyện Bình Chánh (các xã Hưng Long, Phong Phú, Qui Đức) khu vực này hệ thống sông rạch nhiều nguồn nước chưa bị ô nhiễm thích hợp nuôi trồng thủy sản.

89

- Đất rừng: phát triển về phía Bắc Huyện Bình Chánh (các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân). Do vùng đất khu vực này là đất phèn trồng rừng để giữ đất, cải tạo đất giảm độ phèn của đất. Tạo cảnh quan thiên nhiên và cải tạo môi trường không khí, tạo buồng phổi của Thành phố Hồ Chí Minh,

3.4.2.1 Đất nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp phù hợp với quy hoạch mở rộng đô thị; tiến hành quy hoạch lại đất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường; tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai.

Trên địa bàn huyện phát triển mạnh cây trồng có giá trị kinh tế cao, dần tạo lập vùng chuyên canh mang thương hiệu riêng cho huyện là làng nghề trồng hoa lan, cân kiểng tại xã Tân Kiên từng bước trở thành hàng hoá qui mô lớn, gắn chế biến với thị trường để nâng cao giá trị của sản phẩm. Chuyển đổi mạnh cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị, ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra giá trị hàng hóa lớn trong một đơn vị diện tích và đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững.

Trong những năm tới quá trình đô thị hoá sẽ tiếp tục diễn ra do việc triển khai xây dựng các khu đô thị mới, theo đó có một phần diện tích để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp sẽ chuyển sang mục đích phi nông nghiệp.

Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, phương hướng phát triển trên, định hướng sử dụng một sổ loại đất nông nghiệp như sau:

- Đất trồng lúa nước

Lúa không phải là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn, cũng không có lợi thế so sánh với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó, trong thời gian tới diện tích đất lúa sẽ giảm nhanh, chỉ giữ lại khoảng 350 ha diện tích lúa đặc sản ở Tân Nhựt (sản xuất theo mô hình lúa hữu cơ và lúa giống đặc sản). Diện tích đất lúa hiệu quả năng suất thấp sẽ chuyển sang các loại hình sản xuất có giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn như: rau màu, hoa kiểng,… đồng thời đất lúa cũng sẽ mất đi do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp (khu công nghiệp, khu dân cư đô thị, đất phát triển hạ tầng...).

90

Sau khi cân đối nhu cầu chuyển đổi từ đất lúa sang các mục đích khác, diện tích đất trồng lúa đến năm 2015 còn khoảng 2.000ha và đến năm 2020 khoảng 350ha (giảm 7.002ha so với năm 2010).

- Đất trồng cây hàng năm

Mở rộng diện tích rau chuyên canh ở các xã: Tân Nhựt, Phong Phú, Vĩnh Lộc A, B, An Phú Tây, Hưng Long,… theo hướng ứng dụng kỹ thuật cao, sử dụng giống F1, sản xuất theo GAP, VIETGAP và các tiêu chuẩn tương đương, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Diện tích đất cây hàng năm đến năm 2020 còn khoảng 2.169ha, - Đất trồng cây lâu năm

Cây ăn quả: các loại chính như bưởi da xanh, dừa, cam, chanh Limca và các cây ăn quả khác cung cấp cho nhu cầu nội địa; trong đó chú trọng mở rộng quy mô và nâng cấp trình độ sản xuất vùng chuyên canh, từng bước đa dạng hóa các chủng loại cây ăn quả theo nhu cầu ổn định của thị trường và lợi thế phát triển trên từng địa bàn. Bên cạnh đó, xây dựng các vườn cây ăn quả phục vụ du lịch nghĩ dưỡng. Dự kiến diện tích cây ăn quả tập trung đến năm 2020 khoảng 2.000 ha, tập trung ở các xã Lê Minh Xuân, Bình Lợi, Tân Nhựt, Hưng Long, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, còn lại là diện tích cây ăn quả xen cài.

Cây hoa kiểng: tiếp tục mở rộng diện tích canh tác lên 600ha năm 2015 và 750ha năm 2020, tập trung tại Trung tâm Hoa kiểng Sài Gòn (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh – Công ty Cây trồng Thành phố) và phân bổ rải rác trên địa bàn các xã còn lại với quy mô từ 5 – 40 ha/xã.

Diện tích đất cây lâu năm đến năm 2020 khoảng 3.300 – 3.400 ha. - Đất lâm nghiệp

Bảo vệ diện tích rừng đặc dụng, chuyển đổi dần chức năng từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng; khoanh nuôi, phát triển trồng rừng tập trung; làm giàu vốn rừng, bảo đảm chức năng phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường gắn với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và du lịch sinh thái.

Đến năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp là 1.500ha, trong đó bao gồm: đất rừng sản xuất 740ha (xã Phạm Văn Hai, xã Lê Minh Xuân), đất rừng phòng hộ

91

730ha (xã Phạm Văn Hai, Vĩnh Lộc A, Lê Minh Xuân) và đất rừng đặc dụng 30ha (xã Lê Minh Xuân).

- Đất nuôi trồng thủy sản

Phát triển nhân rộng mô hình nuôi cá kiểng, cá thương phẩm và cá sấu; tổ chức quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng cho vùng nuôi trồng, đảm bảo kiểm soát nguồn nước, kiên cố hóa đê bao, kênh mương thủy lợi nội đồng, có biện pháp xử lý nước thải tránh làm ô nhiễm môi trường.

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 còn khoảng 500ha tập trung chủ yếu tại xã Bình Lợi, Phong Phú, Đa Phước.

3.4.2.2 Đất phi nông nghiệp

Bố trí đủ quỹ đất để xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, các khu dân cư hiện có, xây dựng các khu dân cư mới, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật song song với phát triển cơ sở hạ tầng xã hội về y tế, văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu sừ dụng đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để đáp ứng nhu cầu về ăn ở, sinh hoạt của dân cư ngày một tăng và việc sử dụng đất ở tiết kiệm, hiệu quả, môi trường sống được cải thiện, việc quy hoạch đất ở cần được quan tâm về nhiều mặt: Đất ở, đất xây dựng các công trình phúc lợi, giao thông, cấp thoát nước.Trong quy hoạch vừa phải sử dụng tiết kiệm diện tích sẵn có, vừa phải sử dụng hợp lý không gian trong khu dân cư để thực hiện chỉnh trang cải tạo khu dân cư đã có. Phát triển các khu dân cư đô thị mới phải đi đôi với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sinh hoạt gắn liền với sản xuất dịch vụ, quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.

Đầu tư tích cực, thoả đáng cho cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, phúc lợi công cộng để vừa khai thác đầy đủ tiềm năng về đất đai, lao động, các tài nguyên khác của huyện và của cả Thành phố để phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phúc lợi xã hội.

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Trụ sở làm việc cơ quan cấp thành phố: bố trí đất xây dựng Trung tâm điều hành đường cao tốc TPHCM – Trung Lương diện tích 3,6ha.

92

Trụ sở cơ quan cấp huyện: cơ bản bố trí trong khu hành chính huyện ở thị trấn Tân Túc.

Trụ sở ấp, khu phố: trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ bố trí xây dựng nâng cấp trụ sở các ấp, khu phố đạt chuẩn, quy mô diện tích mỗi điểm 300-500m2, đảm bảo đến năm 2020 tất cả các ấp, khu phố đều có trụ sở để làm nơi hội họp kết hợp các hoạt động văn hóa cơ sở.

Nhu cầu sử dụng đất trụ sở cơ quan đến năm 2020 trên địa bàn huyện Bình Chánh là 90,6ha, tăng 10,11ha so với hiện trạng 2010.

- Đất quốc phòng, an ninh

Quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng thủ, giữ gìn an ninh cho trung tâm Thành phố và toàn khu vực trong đó huyện Bình Chánh đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi đây là cửa ngõ của khu vực miền Tây.

Đồng thời, nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai nói chung và đất quốc phòng nói riêng, trong thời gian tới cần tiếp tục rà soát hiện trạng sử dụng các cơ sở do Bộ chỉ huy quân sự Thành phố và Ban chỉ huy quân sự huyện đang quản lý, sử dụng để bàn giao những diện tích không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả cho địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng nhu cầu đất quốc phòng đến năm 2020 là 20,16ha, tăng 17,07ha so với năm 2010. Tổng nhu cầu đất an ninh đến năm 2020 là 27,67ha, tăng 26,35ha so với năm 2010.

- Đất khu công nghiệp

Bảng 3.1: Định hướng các khu cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị: Ha TT Hạng mục Vị Hiện trạng DT tăng; giảm Đến trí 2010 GĐ 2011- 2020 Năm 2020

II Khu công nghiệp 635,0 1.110,47 1.703,24

93

- KCN Vĩnh Lộc (MR) V.Lộc A 56,1 56,1

2 KCN Lê Minh Xuân I Lê.M.Xuân 100,0 100,0 - KCN Lê Minh Xuân I (MR) Lê.M.Xuân 120,0 120,0 - KCN Lê Minh Xuân II Lê.M.Xuân 338,0 338,0 - KCN Lê Minh Xuân III Lê.M.Xuân 231,24 231,24

3 KCN Phong Phú Phong Phú 148,4 148,4

Bổ sung kiểm kê đất KCN năm 2012 42,23

CCN chuyển sang KCN

KCN An Hạ Phạm V Hai 123,5

KCN Vĩnh Lộc III Vĩnh Lộc A 200,0 200,0

CCN Tổng Cty NN Sài Gòn Lê.M. Xuân 89,0 89,0

CCN Đa Phước Đa Phước 90,0 90,0

(Nguồn: Phòng Quản lý đô thị, Huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh)

Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Mở rộng Lê Minh Xuân I: 120ha, xây dựng KCN Lê Minh Xuân II: 338ha; Lê Minh Xuân III: 231,24ha.

Xây dựng mới 1 KCN Vĩnh Lộc III theo quy hoạch với tổng diện tích: 200ha.

Chuyển 2 cụm công nghiệp thành khu công nghiệp với tổng diện tích 179ha: CCN Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (89ha) và CCN Đa Phước (90ha).

Tổng diện tích đất khu công nghiệp đến năm 2020: 1.703,24ha, tăng thêm 1.110,47ha.

- Đất cho hoạt động khoáng sản - Đất phát triển hạ tầng

* Đất giao thông

Tập trung ưu tiên xây dựng và hiện đại hoá hệ thống giao thông vận tải, bao gồm những công trình có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của đô thị, làm cầu nối liên hệ giữa các đô thị trong nước và các nước như đường sắt, đường bộ, đường sông, các bến xe, nhà ga...

Các công trình giao thông đi qua nội thị phải được quy hoạch hợp lý: Đường sắt, đường cao tốc không được giao cắt đồng mức, đồng thời phải đảm bảo lộ giới

94 hành lang an toàn giao thông theo quy định.

Dành đủ đất để xây dựng các công trình giao thông đầu mối, mạng lưới đường bộ, đường sắt và giao thông tĩnh đảm bảo tỷ lệ đất giao thông từ 19-21% đất xây dựng đô thị (tính đến đường khu vực).

*Giao thông đường bộ

Đầu tư phát triển mạnh mẽ các hệ thống đường giao thông chính mang tính chất quan trọng, làm động lực phát triển ngành vận tải cho toàn huyện, cụ thể:

+ Đường quôc lộ: Dự kiến làm mới tuyến đường Quốc lộ 50, đường song hành của đường dẫn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, nâng cấp tuyến đường đại lộ Võ Văn Kiệt, đường

+ Đường vành đai 3, đường song hành Tỉnh Lộ 10, đường nối Đại lộ Đông Tây - đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Trung Lương, đường cao tốc liên vùng phía Nam: tiến hành xây dựng mới từng đoạn để thông tuyến các trục vành đai, trục đường giao thông đô thị.

+ Đường giao thông nội bộ huyện: bao gồm các tuyến đường liên xã, thị trấn, giao thông nội huyện, giao thông trong các khu dân cư. Tất cả các loại đường giao thông trên sẽ được làm mới nâng cấp, mở rộng, bê tông hóa để đạt các chỉ tiêu: Đối với giao thông đô thị là 16% diện tích đất xây dựng, còn giao thông trong nội bộ các khu dân cư nông thôn khoảng 14 - 15%.

- Các nút giao thông: Đầu tư xây dựng rộng các nút giao thông có nguy cơ ùn tắc cao như nút giao Nguyễn Thị Tú - Vĩnh Lộc (Ngã năm xã Vĩnh Lộc A), nút giao đường Quách Điêu - Dân công Hỏa tuyến.

+ Bến xe, điểm đỗ xe: Dự kiến sẽ xây dựng mới 4 bến kỹ thuật chuyên dụng xe buýt, 2 bến xe liên tỉnh, các bãi đậu xe ô tô, bến đậu xe taxi, trung tâm tiếp chuyển hàng hóa, kho thông quan nội địa và đầu mối trung chuyển hành khách.

Giao thông đường sắt

+Đường sắt vành đai phía Tây Thành phố: đi qua địa bàn Bình Chánh theo hành lang đường Cao tốc Sài Gòn – Trung Lương; Ga đường sắt: Ga Tân Kiên

95

+ Tuyến metro số 5 chia làm 2 giai đoạn: Tuyến metro số 5 (giai đoạn 1): Ngã tư Bảy Hiền - Cầu Sài Gòn; Tuyến metro số 5 (giai đoạn 2): Ngã tư Bảy Hiền – Bến xe Cần Giuộc; depot tuyến metro số 5 dự kiến tại xã Đa Phước.

+ Xe điện trên mặt đất, thành phố dự kiến nghiên cứu quy hoạch xe điện trên mặt đất (LRT) hoặc monoray.

- Đất thuỷ lợi:

Tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi cho khu vực quy hoạch nông nghiệp đảm bảo nguồn nước tưới tiêu; chủ động phòng tránh lũ, triều cường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao cho khu vực xã Phạm Văn Hai, Bình Lợi, Tân Nhựt, Lê Minh Xuân, Phong Phú, Bình Hưng, Đa Phước.

Xây dựng và củng cố hệ thống đê bao, bờ bao, các công trình ngăn mặn, xả lũ giữ ngọt thích ứng với triều cường và biến đổi khí hậu.

Cải tạo khơi thông dòng chảy cho hệ thống kênh rạch trên địa bàn huyện đảm bảo thoát nước, cung cấp nước cho các khu vực sản xuất nông nghiệp.

- Đất cơ sở văn hoá - giáo dục - y tế

Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ và vui chơi giải trí ngày càng tăng của nhân dân trong thời gian tới trên địa bàn huyện cần tiếp tục xây dựng các khu công viên cây xanh và hoàn thiện hệ thống nhà văn hoá tại các xã, thị trấn, đảm bảo cho mỗi xã, thị trấn đều có nhà văn hoá và khu vui chơi giải trí.

Cùng với việc đầu tư nâng cấp mở rộng các trung tâm y tế và các trạm y tế hiện có sẽ tiến hành xây mới bệnh viện Huyện Bình Chánh và Bệnh viện Nhi Thành phố tại xã Tân Kiên với diện tích 55,3 ha tại Trung tâm huyện.

Để đáp ứng được công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần phải nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho Thành phố, vì vậy mạng lưới các trường phải đa dạng, hệ thống các trường công lập phải giữ vai trò chủ đạo,

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 91)