Thực trạng môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 29)

2.1.5.1. Cảnh quan thiên nhiên

Nằm ở khu vực ngoại thành, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều (theo số liệu thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn còn 17.183 ha chiếm 68,04% tổng diện tích tự nhiên) tạo ra những mảng xanh vùng đệm cho

27

khu vực nội thành. Cùng với hệ thống sông, rạch nằm ở khu vực hạ nguồn, nên Bình Chánh có 3 vùng sinh thái tự nhiên: nước ngọt, phèn và phèn mặn thích hợp với nhiều loại thực vật đa dạng, môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài cá, động vật thủy sinh và loài chim… thích hợp cho việc phát triển tham quan du lịch cũng như nghiên cứu, học tập.

Là một huyện ngoại thành có ưu thế về đất đai, nhưng hiện có rất ít khoảng xanh và vườn hoa được bố trí để tạo cảnh quan và bóng mát. Dọc theo các trục lộ chính và đường nội bộ, cây xanh ven đường hầu như chưa có hoặc rất ít. Trên địa bàn huyện hiện có điểm văn hóa du lịch được nhiều người dân Thành phố và các tỉnh lân cận biết đến là khu Bát Bửu Phật Đài (Phật Cô Đơn), được tôn tạo thành một điểm du lịch văn hóa của Thành phố. Khu di tích Láng Le - Bàu Cò tại Tân Nhựt quy mô 1,24 ha, hàng năm thu hút 200.000 lượng khách đến tham quan, khu du lịch Khải Hoàn tại ấp 6 xã Vĩnh Lộc A diện tích 5 ha, khu tưởng niệm liệt sỹ Tết Mậu Thân ở xã Tân Nhựt diện tích 12ha. Các khu công viên có quy mô lớn cũng đang được đầu tư xây dựng như khu công viên hồ sinh thái tại xã Vĩnh Lộc B, khu công viên Sinh Việt...

Ngoài ra còn một số điểm, địa danh lịch sử của huyện trong giai đoạn trước năm 75 cũng được nhiều người biết đến đã và đang được quan tâm đầu tư xây dựng đúng mức để thành điểm văn hóa - du lịch hoặc vui chơi giải trí, góp phần giáo dục truyền thống ... như các vùng căn cứ cũ: đình Tân Túc, vùng bưng Vĩnh Lộc, khu vực Lê Minh Xuân.

2.1.5.2. Môi trường

Trong thời gian qua quá trình phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa trên địa bàn huyện Bình Chánh diễn ra nhanh chóng, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đi cùng với quá trình phát triển đó là vấn đề ô môi trường của huyện ngày một nhiều hơn. Ở một số vùng nông thôn của Huyện vẫn còn không ít các hộ dân sống trong môi trường chưa hợp vệ sinh, vẫn còn sử dụng nhà vệ sinh lộ thiên. Nước thải, chất thải trong các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp, sinh hoạt chưa được kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khỏe của cộng đồng dân cư và ngoài ra nó còn ảnh hưởng ngược lại tới chính hoạt động sản xuất.

28

Nước thải từ 2 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc A trên địa bàn huyện có các chỉ tiêu COD, BOD5, Coli vượt quá nguồn nước loại B, C do đó làm suy giảm chất lượng nguồn nước mặt khi xả thải vào nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, hiện tượng sống trên sông, đồ phế thải, đất đá thải trực tiếp xuống dòng chảy cũng đã tác động không nhỏ đến chất lượng nguồn nước mặt của Huyện.

Các chỉ tiêu về môi trường không khí so với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5937, 5938-1995): kết quả các chỉ tiêu SO2, NO2, CO, Pb, THC đạt. Chỉ tiêu bụi trước cổng bưu điện Láng Le, ngã tư đường số 6 và đường số 9, ngoài khuôn viên khu công nghiệp (cách khu công nghiệp 100 m theo hướng về vòng xoay An Lạc) vượt đáng kể do ảnh hưởng luồng gió tại thời điểm đo đạc.

Chất lượng môi trường nước bề mặt:

- Các tuyến kênh rạch từ mức độ ô nhiễm và nhiễm bẩn đã được cải thiện chất lượng nguồn nước, dòng chảy thông thoáng, nước trong, các loài thủy sinh phát triển bình thường. Số tuyến ô nhiễm nặng có sự gia tăng và các tuyến kênh, rạch ô nhiễm không cải thiện được chất lượng mà còn chuyển biến từ mức độ ô nhiễm nhẹ lên mức độ ô nhiễm nặng.

2.1.5.3. Đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến sử dụng đất

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.

Đối với Việt Nam, Bộ TN&MT (2011) chọn 3 kịch bản phát thải nhà kính để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu: (i) Kịch bản phát thải thấp (B1), (ii) Kịch bản phát thải trung bình (B2), (iii) Kịch bản phát thải cao (A2). Bộ TN&MT khuyến nghị các Bộ, Ngành và các Địa phương nên sử dụng kịch bản trung bình (B2) để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Kịch bản phát thả i trung bình (B2), vào cuối thế kỷ 21 nhiê ̣t đô ̣ trung bình năm ở Nam Bô ̣ tăng khoảng từ 1,6-2,00

C so với thời kỳ 1980-1999; lượng mưa trung bình năm ở Nam Bô ̣ tăng khoảng từ 2-3%, lượng mưa từ tháng III đến tháng

29

V sẽ giảm từ 10-15%, lượng mưa của tháng cao điểm sẽ tăng khoảng dưới 1% so với thời kỳ 1980-1999; Kết quả xác định vùng có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng cho thấy: Nếu mực nước biển dâng 1m, khu vực thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập là trên 20% diện tích.

Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện Bình Chánh: diện tích đất nông nghiệp bị ngập lụt, bị xâm nhập mặn dẫn đến sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, rừng bị ảnh hưởng. Cây trồng, vật nuôi phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị bị ảnh hưởng (huyện Bình Chánh được quy hoạch vùng trồng cây kiểng lâu năm lớn nhất của thành phố với quy mô 550 ha vào năm 2025).

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến hầu hết tất cả lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó rõ nét ở khu vực ven bờ hoặc lĩnh vực nông nghiệp, sẽ có sự dịch chuyển lao động, dân cư đến các khu vực cao, khu vực có hoạt động kinh tế thuận tiện, ổn định hơn. Các bệnh viện, trạm xá, trường học, cơ sở công nghiệp nằm trên các địa bàn ngập trũng, các khu vực có nguy cơ ngập do nước biển dâng, cơ sở hạ tầng bị “vô hiệu hóa” cần kế hoạch di dời. Việc bố trí lại cơ sở hạ tầng cần kết hợp với việc quy hoạch lại dân cư. Làm sao để khả năng tiếp cận các cơ sở của người dân được dễ dàng. Những cơ sở còn có khả năng “bám trụ” cần có những giải pháp như nâng nền, đắp bờ bao,…

Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ gây tác động tiêu cực đến các khía cạnh kinh tế xã hội huyện Bình Chánh (sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, rừng bị ảnh hưởng, cây trồng, vật nuôi phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị bị ảnh hưởng) và vấn đề là làm sao ổn định được cuộc sống, công ăn việc làm của người dân vùng bị ngập; khi bố trí công trình sử dụng đất cần xem xét, điều chỉnh nhằm hạn chế tổn thất về cơ sở hạ tầng, công nghiệp, khu dân cư tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 29)