Định hướng sử dụng đất đai của huyện Bình Chánh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của thành phố, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai và phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng.
86
Theo quy hoạch chung xây dựng của Huyện và của toàn Thành phố, sau năm 2025, cơ sở hạ tầng, các khu đô thị trên địa bàn được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh. Dự báo sử dụng đất đến năm 2030 như sau: Diện tích đất nông nghiệp 3.850ha, trong đó: đất lúa 350ha, đất lâm nghiệp 1.500ha, đất nông nghiệp còn lại 2.000ha; Diện tích đất phi nông nghiệp 21.405ha, trong đó đất hạ tầng khoảng 8.000ha, đất sản xuất kinh doanh khoảng 2.000ha, đất ở khoảng 9.000ha, các loại đất phi nông nghiệp khác khoảng 2.405ha.
Quy họach sử dụng đất đến năm 2005 theo Quyết định 6993/QĐ-UB-QLĐT của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lập năm 1998 thời điểm này Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998 có hiệu lực, định hướng sử dụng đất chủ yếu tập trung cho nông nghiệp, ưu tiên nông nghiệp; Các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công trình công cộng, đường giao thông dự kiến, cây xanh cách ly… chưa được định hướng vị trí, chức năng, diện tích và sử dụng bản đồ trên nền bản đồ địa hình, bản đồ địa giới hành chính nên độ chính xác chưa cao. Trên địa bàn Huyện Bình Chánh chưa có quy họach chi tiết 1/2000 và quy họach dự án chủ yếu dựa trên bình đồ tuyến. Trong giai đọan 2002- 2005 cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh một cách mạnh mẽ, sự tăng dân số cơ học nên nhu cầu về nơi ở, cư định, an sinh xã hội … ngày càng tăng đã gây ánh lực trong sử dụng đất đai. Các khu dân cư tự phát tại các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng, Tân Kiên xây dựng đã phá vỡ định hướng vào cuối kỳ quy họach, hệ thống đường, trường, trạm không đáp ứng kịp sự bùng phát dân số cơ học.
Quy họach sử dụng đất giai đọan 2005 – 2010 tầm nhìn đến năm 2020 theo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thời điểm Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực. Quy họach đã được xây dựng trên nền bản đồ địa chính số hóa theo hệ tọa độ VN-2000, đảm bảo được độ chính xác cao. Trong việc định hướng sử dụng đất đã xác định vị trí, chức năng, diện tích các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công trình công cộng, hệ thống đèn… đã được phủ kín trên địa bàn huyện; Diện tích đất ở được xác định đáp ứng cho nhu cầu người dân, Hệ thống giao thông đảm bảo kết nối các khu công nghiệp và khu dân cư hiện hữu với các khu công nghiệp và khu dân cư theo quy họach, đồng thời kết nối đồng bộ với hệ thống đường giao thông Thành phố. Tuy nhiên, Quy họach sử dụng đất vẫn còn hạn
87
chế cần phải có điều chỉnh một số nội dung: Về đất ở tại các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng, Tân Kiên (các xã giáp ranh với quận nội thành) phải tăng thêm diện tích quy họach đất dân cư khỏang 700ha và giảm đất ở của các xã phía Nam huyện Bình Chánh cân đối đảm bảo các tiêu chí quy họach theo quy định; Hệ thống thoát nước quy họach chưa hòan thiện; quy họach chưa có hồ điều tiết chống ngập cho một số khu vực; Đường giao thông, các công trình công cộng (rạp chiếu bóng, công viên cây xanh, nhà văn hóa…) theo quy họach hiện chưa đảm bảo cho đời sống tinh thần người dân. Đến nay huyện Bình Chánh chưa có trường Đại học.
Các đề án xây dựng nông thôn mới đã được duyệt 12/16 xã (04 xã chưa có đề án xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng, thị trấn Tân Túc) xác định được 19 tiêu chí các xã phải hòan thành; cụ thể hóa từng chỉ tiêu phân giai đọan thực hiện và xác định hòan thành các tiêu chí được hệ thống và tính tóan có khoa học hơn. Các phân khu chức năng tỷ lệ 1/2000, 1/500 chi tiết tòan diện hơn những công trình đầu tư.
Trên cơ sở dự báo cách ngành, lĩnh vực, dự báo sử dụng đất sau năm 2020: không còn đất chưa sử dụng, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất chủ yếu là chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đất phát triển đất hạ tầng.
Việc xác định, đánh giá được các xu thế biến động sẽ làm cơ sở Quy hoạch sử dụng đất của huyện theo định hướng phát triển chung của Thành phổ Hồ Chí Minh đảm bảo chiến lược sử dụng đất đai của Thành phố trong 10 năm tới.
Về lâu dài cần xây dựng vành đai xanh giữ khí hậu mát mẻ cho khu vực trung tâm và góp một phần bảo vệ tránh ô nhiễm khói bụi, buồng phổi của Thành phố ; do vậy cần phải quy hoạch trồng cây xanh công cộng, cây xanh trong các khu dân cư và cây xanh cách ly ven sông rạch và các cơ sở sản xuất để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Trong quá trình bố trí sử du ̣ng đất cần đă ̣c biê ̣t chú tro ̣ng đến các biê ̣n pháp khôi ph ục lại các điều kiện tự nhiên của khu vực trũng thấp để góp phần giảm nhẹ tình trạng ngập lụt đô thị.
3.4. Đề xuất định hƣớng sử dụng đất đai huyện Bình Chánh đến năm 2020
3.4.1. Mục tiêu phát triển
3.4.1.1. Thời kỳ từ nay đến năm 2015
88
dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Phân bổ sử dụng quỹ đất hợp lý theo hướng đáp ứng cơ cấu kinh tế công nghiệp tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại - nông nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện.
- Sử dụng đất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống.
- Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai.
3.4.1.2. Thời kỳ năm 2016 - 2020
Trở thành Huyện phát triển toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, có hệ thống cơ sở hạ tầng theo yêu cầu đô thị loại 1.
- Định hướng phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng rừng, đảm bảo an toàn môi trường sinh thái.
3.4.2. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020
Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp, bình quân 2,7%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 2% giai đoạn 2016 - 2020 và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện như trên, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của Thành phố đến năm 2020 như sau:
+ Hạn chế việc chuyển đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước (loại đất rất thích nghi đối với cây lúa) sang đất phi nông nghiệp và các mục đích khác.
+ Thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ trên đất ruộng để đưa hệ số sử dụng đất lên 2,0 lần vào năm 2020.
- Để bù một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm đi trong kỳ quy hoạch để chuyển sang đất phi nông nghiệp, trên cơ sở điều kiện khai thác đất chưa sử dụng.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Trong thời gian tới tập trung nâng cao năng suất nuôi trông thủy sản. Phát triển các mô hình nuôi trông thủy sản công nghiệp, bán công nghiệp. Phát triển nuôi trồng thủy sản về phía Nam Huyện Bình Chánh (các xã Hưng Long, Phong Phú, Qui Đức) khu vực này hệ thống sông rạch nhiều nguồn nước chưa bị ô nhiễm thích hợp nuôi trồng thủy sản.
89
- Đất rừng: phát triển về phía Bắc Huyện Bình Chánh (các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân). Do vùng đất khu vực này là đất phèn trồng rừng để giữ đất, cải tạo đất giảm độ phèn của đất. Tạo cảnh quan thiên nhiên và cải tạo môi trường không khí, tạo buồng phổi của Thành phố Hồ Chí Minh,
3.4.2.1 Đất nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp phù hợp với quy hoạch mở rộng đô thị; tiến hành quy hoạch lại đất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường; tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai.
Trên địa bàn huyện phát triển mạnh cây trồng có giá trị kinh tế cao, dần tạo lập vùng chuyên canh mang thương hiệu riêng cho huyện là làng nghề trồng hoa lan, cân kiểng tại xã Tân Kiên từng bước trở thành hàng hoá qui mô lớn, gắn chế biến với thị trường để nâng cao giá trị của sản phẩm. Chuyển đổi mạnh cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị, ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra giá trị hàng hóa lớn trong một đơn vị diện tích và đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững.
Trong những năm tới quá trình đô thị hoá sẽ tiếp tục diễn ra do việc triển khai xây dựng các khu đô thị mới, theo đó có một phần diện tích để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp sẽ chuyển sang mục đích phi nông nghiệp.
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, phương hướng phát triển trên, định hướng sử dụng một sổ loại đất nông nghiệp như sau:
- Đất trồng lúa nước
Lúa không phải là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn, cũng không có lợi thế so sánh với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó, trong thời gian tới diện tích đất lúa sẽ giảm nhanh, chỉ giữ lại khoảng 350 ha diện tích lúa đặc sản ở Tân Nhựt (sản xuất theo mô hình lúa hữu cơ và lúa giống đặc sản). Diện tích đất lúa hiệu quả năng suất thấp sẽ chuyển sang các loại hình sản xuất có giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn như: rau màu, hoa kiểng,… đồng thời đất lúa cũng sẽ mất đi do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp (khu công nghiệp, khu dân cư đô thị, đất phát triển hạ tầng...).
90
Sau khi cân đối nhu cầu chuyển đổi từ đất lúa sang các mục đích khác, diện tích đất trồng lúa đến năm 2015 còn khoảng 2.000ha và đến năm 2020 khoảng 350ha (giảm 7.002ha so với năm 2010).
- Đất trồng cây hàng năm
Mở rộng diện tích rau chuyên canh ở các xã: Tân Nhựt, Phong Phú, Vĩnh Lộc A, B, An Phú Tây, Hưng Long,… theo hướng ứng dụng kỹ thuật cao, sử dụng giống F1, sản xuất theo GAP, VIETGAP và các tiêu chuẩn tương đương, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Diện tích đất cây hàng năm đến năm 2020 còn khoảng 2.169ha, - Đất trồng cây lâu năm
Cây ăn quả: các loại chính như bưởi da xanh, dừa, cam, chanh Limca và các cây ăn quả khác cung cấp cho nhu cầu nội địa; trong đó chú trọng mở rộng quy mô và nâng cấp trình độ sản xuất vùng chuyên canh, từng bước đa dạng hóa các chủng loại cây ăn quả theo nhu cầu ổn định của thị trường và lợi thế phát triển trên từng địa bàn. Bên cạnh đó, xây dựng các vườn cây ăn quả phục vụ du lịch nghĩ dưỡng. Dự kiến diện tích cây ăn quả tập trung đến năm 2020 khoảng 2.000 ha, tập trung ở các xã Lê Minh Xuân, Bình Lợi, Tân Nhựt, Hưng Long, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, còn lại là diện tích cây ăn quả xen cài.
Cây hoa kiểng: tiếp tục mở rộng diện tích canh tác lên 600ha năm 2015 và 750ha năm 2020, tập trung tại Trung tâm Hoa kiểng Sài Gòn (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh – Công ty Cây trồng Thành phố) và phân bổ rải rác trên địa bàn các xã còn lại với quy mô từ 5 – 40 ha/xã.
Diện tích đất cây lâu năm đến năm 2020 khoảng 3.300 – 3.400 ha. - Đất lâm nghiệp
Bảo vệ diện tích rừng đặc dụng, chuyển đổi dần chức năng từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng; khoanh nuôi, phát triển trồng rừng tập trung; làm giàu vốn rừng, bảo đảm chức năng phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường gắn với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và du lịch sinh thái.
Đến năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp là 1.500ha, trong đó bao gồm: đất rừng sản xuất 740ha (xã Phạm Văn Hai, xã Lê Minh Xuân), đất rừng phòng hộ
91
730ha (xã Phạm Văn Hai, Vĩnh Lộc A, Lê Minh Xuân) và đất rừng đặc dụng 30ha (xã Lê Minh Xuân).
- Đất nuôi trồng thủy sản
Phát triển nhân rộng mô hình nuôi cá kiểng, cá thương phẩm và cá sấu; tổ chức quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng cho vùng nuôi trồng, đảm bảo kiểm soát nguồn nước, kiên cố hóa đê bao, kênh mương thủy lợi nội đồng, có biện pháp xử lý nước thải tránh làm ô nhiễm môi trường.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 còn khoảng 500ha tập trung chủ yếu tại xã Bình Lợi, Phong Phú, Đa Phước.
3.4.2.2 Đất phi nông nghiệp
Bố trí đủ quỹ đất để xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, các khu dân cư hiện có, xây dựng các khu dân cư mới, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật song song với phát triển cơ sở hạ tầng xã hội về y tế, văn hoá, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu sừ dụng đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để đáp ứng nhu cầu về ăn ở, sinh hoạt của dân cư ngày một tăng và việc sử dụng đất ở tiết kiệm, hiệu quả, môi trường sống được cải thiện, việc quy hoạch đất ở cần được quan tâm về nhiều mặt: Đất ở, đất xây dựng các công trình phúc lợi, giao thông, cấp thoát nước.Trong quy hoạch vừa phải sử dụng tiết kiệm diện tích sẵn có, vừa phải sử dụng hợp lý không gian trong khu dân cư để thực hiện chỉnh trang cải tạo khu dân cư đã có. Phát triển các khu dân cư đô thị mới phải đi đôi với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho sinh hoạt gắn liền với sản xuất dịch vụ, quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.
Đầu tư tích cực, thoả đáng cho cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, phúc lợi công cộng để vừa khai thác đầy đủ tiềm năng về đất đai, lao động, các tài nguyên khác của huyện và của cả Thành phố để phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về phúc lợi xã hội.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Trụ sở làm việc cơ quan cấp thành phố: bố trí đất xây dựng Trung tâm điều hành đường cao tốc TPHCM – Trung Lương diện tích 3,6ha.
92
Trụ sở cơ quan cấp huyện: cơ bản bố trí trong khu hành chính huyện ở thị trấn Tân Túc.
Trụ sở ấp, khu phố: trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ bố trí xây dựng nâng cấp trụ sở các ấp, khu phố đạt chuẩn, quy mô diện tích mỗi điểm 300-500m2, đảm bảo đến năm 2020 tất cả các ấp, khu phố đều có trụ sở để làm nơi hội họp kết hợp các hoạt động văn hóa cơ sở.
Nhu cầu sử dụng đất trụ sở cơ quan đến năm 2020 trên địa bàn huyện Bình Chánh là 90,6ha, tăng 10,11ha so với hiện trạng 2010.
- Đất quốc phòng, an ninh
Quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phòng thủ, giữ gìn an ninh cho trung tâm Thành phố và toàn khu vực trong đó huyện Bình Chánh đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi đây là