*Các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất đảm bảo sử dụng hiệu quả theo phương án quy hoạch.
Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp điều kiện đất đai yêu cầu bắt buộc trong sử dụng đất nông nghiệp.
Sử dụng đất trong các hoạt động khai khoáng phải có phương án an toàn về môi trường, khi kết thúc hoạt động khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng bề mặt sử dụng đất ban đầu.
- Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: Giao thông, thuỷ lợi, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ...
- Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các truờng hợp có nhu cầu sử dụng đất mới. Đất đã giao khi hết hạn sử dụng phải thu hồi kịp thời.
- Sử dụng đất tiết kiệm và làm tăng giá trị sử dụng của đất.
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các phương án quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất: Quy hoạch phát triển đô thị, trung tâm huyện, khu dân cư; khu công
114
nghiệp, đô thị sinh thái văn hoá, khu du lịch, kinh doanh dịch vụ... khai thác triệt để cả không gian và chiều sâu trong quá trinh sử dụng đất như: Xây nhà cao tầng, kết hợp giao thông với hệ thống cấp thoát nước, truyền dẫn năng lượng, truyền thông...
Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất có mặt nước chuyên dùng, tích cực đưa mặt nước hoang hóa vào sử dụng.
* Các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bển vững
Bằng biện pháp giao đất cụ thể đến các đối tượng trực tiếp sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng (nhất là giao thông) đến các địa bàn còn đất trống, tạo vốn, nhân lực, vật tư để đẩy mạnh trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng phủ xanh đất tăng độ che phủ của rừng.
- Tăng cường công tác kiểm tra bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng vốn rừng hiện có.
- Các dự án xây dựng công trình công nghiệp, dịch vụ, đu lịch, đô thị,... phải có phương án bảo vệ môi trường trước khi phê duyệt đưa vào sử dụng.
- Chính sách thuế vào những hưởng thụ do môi trường đem lại (thuế tài nguyên) để tăng vốn tái tạo, cải thiện môi trường.
Sử dụng đất đảm bảo tài nguyên môi trường gắn với ứng phó với mực nước biển dâng và thiên tai bão lụt; đối với các đô thị dễ bị ngập lụt cần giành giữ đất dự trữ để xây dựng các đường ống thoát nước cũng như trạm bơm chống úng ngập, khi cần thiết.
- Thực hiện các biện pháp lưu trữ nước mưa (xây dựng các hồ chứa nước) và giữ lại diện tích đất ao, hồ với mục đích tạo nguồn nước trong mùa hạn hán và duy trì áp lực nước lục địa làm giảm xâm nhập nước mặn, đồng thời giảm úng ngập trong mùa mưa; chống ô nhiễm nguồn nước mặt - nước sông hồ, đề bảo đảm nguồn nước mặt cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp lâu dài.
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước mưa để chống úng ngập: Do mưa tập trung lớn nên đối với các đô thị cần phải tiến hành ngay việc cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước mưa để thích ứng bao gồm: Bảo tồn hệ thống ao, hồ, đất trũng, sông ngòi, kênh rạch; Tăng cường hệ thống dòng chảy thoát nước mưa tương thích với lượng mưa lớn hơn; Xây dựng hệ thống các trạm bơm nước mưa khi cần thiết;
115 Xây dựng thêm các trạm bơm thoát nước.
- Phát triển các công trình xanh và xây dựng đô thị sinh thái: Phát triển các công trình xanh và xây dựng đô thị sinh thái là một biện pháp quan trọng trong các biện pháp xây dựng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, làm giảm hiệu ứng đảo nhiệt ở đô thị, và có nhiều tác dụng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, tạo ra điều kiện sống của người dân đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển công trình xanh, xây dựng đô thị sinh thái nhằm giảm mức tiêu hao năng lượng trong các công trình, nhất là các trung tâm thương mại, khách sạn, các công sở, các cơ sở sản xuất...
- Phát triển cây xanh đô thị: Diện tích cây xanh trong đô thị rất có giá trị về thích ứng với biến đổi khí hậu, không những có tác dụng hấp thụ khí CO2, nhả khí O2 hấp thụ nhiệt, lọc bụi, giảm nhiệt độ trong mùa hè, phòng ngừa hiện tượng “đảo nhiệt” trong đô thị, cản gió bão, mà còn là diện tích thấm nước, cung cấp cho nguồn nước ngầm, giảm úng ngập đô thị...
- Liên kết chặt chẽ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng với các giải pháp phòng chống thiên tai.
Giảm thiểu các nguồn gây ô nhịễm và phát thải khí “nhà kính” trong đô thị. Từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất, dịch vụ gây ô nhiễm và phát thải khí “nhà kính” lớn ở bên trong khu vực đô thị.
Sử dụng năng lượng có hiệu quả và tiết kiệm trong mọi hoạt động của đô thị; Khuyến khích phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng gió, bức xạ mặt trời, địa nhiệt, khí sinh học;
- Phát triển hệ thống giao thông bền vững về mặt môi trường, phát triển giao thông công cộng, hạn chế ô tô, xe máy cá nhân, khuyến khích đi xe đạp và đi bộ
- Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng trong chiếu sáng;
- Xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến nhằm giảm phát thải các khí “nhà kính”.
- Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển đô thị có tính đàn hồi
Hiện nay, một số tổ chức nghiên cứu khoa học trên thế giới đang tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng và ứng dụng chiến lược và quy hoạch phát triển đô thị có tính đàn hồi, có khả năng phục hồi nhanh năng lực khi bị
116
tác động để thích ứng với biến đổi khí hậu như: xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước có tính đàn hồi; thích ứng với mực nước biển dâng lên, thích ứng với lũ lụt và các rủi ro biến đổi khí hậu gây ra đối vớỉ đô thị; thiết kế xây dựng các công trình đô thị có tính đàn hồi để thích ứng với biến đổi khí hậu; quy hoạch đô thị liên kết với vùng xung quanh.