Hiện trạng sử dụng đất năm 2005

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 51)

Năm 2005, Huyện Bình Chánh có tổng diện tích tự nhiên 25.255,28 ha, chiếm 12,05% diện tích tự nhiên của thành phố (đã khai thác đưa vào sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực 24.960,80 ha, chiếm 98,83% diện tích tự nhiên), trong đó:

- Đất nông nghiệp 19.356,92 ha, chiếm 76,65% diện tích tự nhiên, gồm: + Đất sản xuất nông nghiệp 16.742,05 ha, chiếm 86,49% diện tích đất nông nghiệp. + Đất lâm nghiệp 1.421,49 ha, chiếm 7,34% diện tích đất nông nghiệp.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.161,61 ha, chiếm 6,00% diện tích đất nông nghiệp. + Đất nông nghiệp khác 31,79 ha, chiếm 0,16% diện tích đất nông nghiệp. - Đất phi nông nghiệp 5.603,89 ha, chiếm 22,19% diện tích tự nhiên, gồm: + Đất ở 1.761,95 ha, chiếm 31,47% diện tích đất phi nông nghiệp. + Đất chuyên dùng 2.798,49 ha, chiếm 53,12% diện tích đất phi nông nghiệp. + Đất tôn giáo, tín ngưỡng 23,34 ha, chiếm 0,42% diện tích đất phi nông nghiệp. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa 92,10 ha, chiếm 1,62% diện tích đất phi nông nghiệp.

49

+ Sông suối và mặt nước chuyên dùng 927,09 ha, chiếm 13,37% diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Đất phi nông nghiệp khác 0,92 ha, chiếm 0,04% diện tích đất phi nông nghiệp. Huyện còn 294,47 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,17% diện tích tự nhiên.

Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Chánh năm 2005

Loại đất

Huyện Bình Chánh TP.Hồ Chí Minh Diện tích(ha) Cơ cấu

(%) Diện tích(ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 25.255,28 100 209.554,47 100

I. Đất nông nghiệp 19.356,92 76,65 123.517,01 58,94

1. Đất sản xuất nông nghiệp 16.742,03 86,49 77.954,87 63,11 2. Đất Lâm nghiệp 1.421,49 7,34 33.857,88 27,41 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.161,61 6,00 9.765,19 7,91 4. Đất nông nghiệp khác 31,79 0,16 467,76 0,387

II. Đất phi nông nghiệp 5.603,89 22,19 83.773,79 39,98

1. Đất ở 1.761,95 31,47 20.520,69 24,50

2. Đất chuyên dùng 2.798,49 53,12 28.749,43 34,32 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 23,34 0,42 400,29 0,48 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 92,10 1,62 924,57 1,10 5. Đất sông suối và mặt nước CD 927,09 13,37 33.035,51 39,43 6. Đất phi nông nghiệp khác 0,92 0,04 143,29 0,17

III. Đất chƣa sử dụng 294,47 1,17 2263,67 1,08

1. Đất bằng chưa sử dụng 294,47 100,00 2.258,27 99,76

(Nguồn: thống kê đất đai 01/01/2005 - Sở Tài nguyên và Môi trường Hồ Chí Minh)

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2005 huyện Bình Chánh

39,98%

1,08%

58,94%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

50

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất năm 2005

*Cơ cấu sử dụng đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 25.255,28 ha, trong đó đất đã được đưa vào sử dụng chiếm 98,83% diện tích toàn huyện. Diện tích các loại đất chính như sau:

- Đất nông nghiệp: 19.356,92 ha, chiếm 77,55% diện tích đất đã đưa vào sử dụng, trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp:16.742,05 ha + Đất lâm nghiệp: 1.421,49 ha

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 1.161,59 ha + Đất nông nghiệp khác: 31,79 ha

- Đất phi nông nghiệp: 5.603,88 ha, chiếm 22,45% diện tích đã đưa vào sử dụng, trong đó:

+ Đất ở: 1.761,95 ha

+ Đất chuyên dùng: 2.798,49 ha. + Đất tôn giáo tín ngưỡng: 23,34 ha. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa:90,72 ha

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 927,09 ha + Đất phi nông nghiệp khác: 0,92 ha

- Đất chưa sử dụng: 294,47 ha

* Đối với đất nông nghiệp

Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người năm 2005 là 644,28 m2/người trong đó đất trồng lúa xấp xỉ 299 m2/người.

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp mang tính tự phát, không theo quy hoạch, đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng tự do, tràn lan như chuyển từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản; chuyển đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm...

- Thành tựu lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp của địa phương trong những năm vừa qua là sản xuất lương thực theo hướng phát triển toàn diện; tăng trưởng nhanh và vượt xa mục tiêu đề ra.

51

- Từ thành tựu trong sản xuất lương thực đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội; riêng trong sản xuất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp đã tạo điều kiện để đa dạng hoá cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác được thế mạnh của đất đai ''đất nào cây ấy'' và lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu cũng như tạo điều kiện để chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Từ thực tiễn cho thấy cần phải có quy hoạch sử dụng đất bền vững, quản lý đất đai theo đúng quy hoạch; kế hoạch; đúng mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên quy hoạch sử dụng đất cũng cần phải được điều chỉnh kịp thời và phù hợp với phương hướng; mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

* Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 là 5.603,88 ha, chiếm 22,19% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp bình quân 186,52 m2/người, trong đó đất ở là 58,64m2

/người; đất giao thông 40,19m2/người; đất thuỷ lợi 30,12m2/người; ... Như vậy, tỷ lệ đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp ở mức khá, thể hiện mức độ phát triển khá. Tuy nhiên vẫn còn có phần hạn chế hiện nay ở nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương.

* Tập quán khai thác sử dụng đất, mức độ khai thác tiềm năng đất đai của vùng,những mâu thuẫn trong sử dụng đất

Do tập quán của vùng miền, đã ảnh hưởng lớn đến việc khai thác sử dụng qũy đất. Đất nhiều nhưng chưa được khai thác triệt để, hiệu quả kinh tế từ đất đem lại còn thấp. Người dân thường dựa nhiều vào điều kiện tự nhiên, chưa chủ động trong khai thác và sử dụng đất. Dân cư thường sống rải rác dọc theo các tuyến đường, tuyến kênh và sông rạch lớn, không sống quần tụ thành những khu, cụm tập trung vì thế khó khăn trong việc bố trí các công trình công cộng.

Tính đến năm 2005, đã đưa vào sử dụng được 24.960,80 ha, chiếm 98,83% tổng diện tích tự nhiên, còn lại 294,48 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,17% tổng diện tích tự nhiên (100% là đất bằng chưa sử dụng). Diện tích đất chưa sử dụng của huyện vẫn có thể khai thác để đưa vào sử dụng, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, phát triển các công trình dân sinh.

* Hiệu quả sử dụng đất

52

dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp; đưa năng suất lúa lên cao; sản lượng lương thực có hạt không những đủ ăn mà còn dư thừa để xuất khẩu.

- Do có chủ trương giao đất nông nghiệp ổn định cùng các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá nông nghiệp đã làm cho nông dân năng động hơn, bố trí hợp lý cây trồng, vật nuôi, khôi phục và phát triển nhiều vườn cây ăn trái; cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tạo hiệu quả cao trong sử dụng đất nông nghiệp, đồng thời đã hạn chế được việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác.

- Do có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo quỹ đất phi nông nghiệp nên phần nào đã đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển kỹ thuật công nghiệp và dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị; nông thôn, quản lý chặt việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp.

*Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất

- Ô nhiễm môi trường gây ra do các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là do quá trình sử dụng các chất hóa học trong nông nghiệp đã trở thành vấn đề quan tâm hiện nay ở nước ta. Các loại hoá chất sử dụng trong nông nghiệp đã và đang là nguyên nhân làm giảm số lượng của nhiều loại sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học, làm xuất hiện các loài sâu hại kháng thuốc, ...

- Ở một số các khu vực khai thác khoáng sản và khai thác nguyên vật liệu xây dựng đã có một số dấu hiệu bị ô nhiễm bởi kim loại nặng; bởi các hoá chất độc hại; ...

- Việc khai thác các loại tài nguyên không có kiểm soát, đã đưa đến mức độ ô nhiễm ở mức báo động; nguồn khí thải, rác thải hoá chất đe doạ làm thay đổi khí hậu; ô nhiễm nguồn nước; làm nóng tầng khí quyển trên quy mô rộng...

* Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất

- Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh nên vẫn phải chuyển một số diện tích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại - dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu dân cư mới.

- Việc chỉnh trang; xây dựng các khu dân cư thị tứ còn thiếu quy hoạch hợp lý cả về kinh tế; kỹ thuật. quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự phù hợp và khả thi vì

53

thế gây khó khăn cho việc quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; điện nước...

- Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hoá; giáo dục; y tế; ... chưa được bố trí thoả đáng và hợp lý, nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác.

Trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai còn tồn tại nhiều yếu kém, những tồn tại này do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là các nguyên nhân sau:

+ Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai được quan tâm đổi mới liên tục nhưng phần nào vẫn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thiếu khung pháp lý đồng bộ để giải quyết những vấn đề thực tiễn xẩy ra.

+ Chính sách bồi thường tái định cư chưa hợp lý; thiếu đồng bộ; thực hiện thiếu thống nhất nên gây nhiều khó khăn khi nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

+ Công tác quản lý quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất, quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp còn hạn chế, để xẩy ra tình trạng chuyển mục địch sử dụng đất không xin phép.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 51)