Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 26)

2.1.4.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 25.255,29 ha, chiếm tỷ trọng 11,97% diện tích toàn Thành Phố và gấp 1,8 lần diện tích khu vực nội thành. Trong đó: có 888ha đất sông suối mặt nước chuyên dùng, còn lại 24.376,29 ha đất mặt, chia làm 3 nhóm đất chính:

Bảng 2.1: Diện tích các loại đất huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh

STT Phân loại theo HTVN Chuyển đổi Fao/UNESCO Ký hiệu theo FAO Diện tích Ha % 2 Đất xám Acrisols AC 2.749,16 10,89

1 Đất xám trên phù sa cổ haplic Acrisols ACha 659,52 2,61 2 Đất xám gley gley Acrisols ACg 2.089,65 8,27

I Đất phù sa Fluvisols FL 11.174,74 44,25

1 Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng cambic

Fluvisols FLca 7.211,36 28,55 2 Đất phù sa gley gley Fluvisols FLg 3.963,38 15,69

V Đất phèn thionic Fluvisols FLt 10.452,39 41,39 1 Đất phèn phát triển orthithionic Fluvisols FLto 5.950,52 23,56 2 Đất phèn tiềm tàng protothionic Fluvisols FLtp 4.501,86 17,83 V Sông suối 888,00 4,48 TỔNG CỘNG 25.255,29 100,00

(Nguồn: Thống kê của Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh)

- Đất xám: phân bố chủ yếu ở các xã như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B. Có diện tích 2.749,16 ha (chiếm 10,89% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện). Trong đó chia làm hai nhóm phụ: đất xám phù sa cổ có diện tích 659,52ha và xám gley với diện tích 2.089,65 ha. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha thịt), kết cấu

24

rời rạc, hàm lượng cấp hạt cát ở tầng mặt đạt đến 60% nhưng càng xuống sâu hàm lượng cát giảm, lượng sét tăng lên. Hàm lượng chất hữu cơ thay đổi từ 1-2%, độ pH = 4-5, nếu được cải tạo sẽ rất thích hợp cho hoa màu.

+ Đất xám trên phù sa cổ: có tầng đất dày, cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, nghèo dinh dưỡng, nghèo lân và kali tổng số. Xét về mức độ thích nghi thì đất này phù hợp với loại đất xây dựng hơn là đất nông nghiệp vì có nền móng tương đối ổn định.

+ Đất xám gley là nhóm đất có thời gian bị ngập nước (từ 1-3 tháng/năm) có thể trồng lúa nước 1-2 vụ, tuy nhiên hiệu quả không cao, thích hợp cho hoa màu hơn.

- Đất phù sa: có diện tích 11.174,74 ha (44,25% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện) do hệ thống sông Cần Giuộc và Chợ Đệm bồi đắp, phân bố chủ yếu ở các xã Tân Quý Tây, An Phú Tây, Hưng Long, Quy Đức, Đa Phước, Bình Chánh, Tân Túc. Đây là nhóm đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đất có thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng hữu cơ khá (2-10%), nghèo lân, kali khá.

- Đất phèn : thuộc vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, phân bổ chủ yếu tại các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, có diện tích 10.452,39 ha (41,39% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện). Chia làm 2 nhóm đất phèn hoạt động (đất phèn phát triển) có diện tích 5.950,52 ha và đất phèn tiềm tàng với diện tích 4.501,86 ha. Đất có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét đạt 40-50%), hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng độ phân hủy kém nên đất dễ thiếu N, nghèo lân, kali ở mức trung bình, đất chua, pH<4,5, hàm lượng SO2-, Al3+, Fe2+ cao. Nhóm đất này có độ phì tiềm tàng cao nhưng do chua và hàm lượng độc tố lớn nên trong sử dụng cần chú ý các biện pháp cải tạo và sử dụng (“ém phèn”, rửa phèn, lên líp đúng kỹ thuật, lựa chọn cây trồng phù hợp như mía, dứa, dừa, tràm…)

2.1.4.2. Tài nguyên nước a. Tài nguyên nước mặt

Các sông, rạch trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều của 3 hệ thống sông lớn: Nhà Bè – Xoài Rạp, Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô

25

độ mặn xâm nhập vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 4‰, mùa mưa mực nước lên cao nhất 1,62 m, gây lụt cục bộ ở các vùng trũng của huyện.

Phần lớn sông, rạch của huyện nằm ở khu vực hạ lưu, nên thường bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải ở đầu nguồn, từ các khu công nghiệp của Thành phố đổ về như: kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, sông Cần Giuộc… gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi trồng thủy sản) cũng như môi trường sống của dân cư.

b. Tài nguyên nước ngầm

Nguồn nước ngầm cũng tham gia một vai trò lớn trong việc phát triển KT- XH huyện. Nước ngầm phân bố rộng khắp, nhưng chất lượng tốt vẫn là khu vực đất xám phù sa cổ (Vĩnh Lộc A,B) độ sâu từ 5 - 50m và có nơi từ 50 - 100m, đối với vùng đất phù sa và đất phèn thường nước ngầm bị nhiễm phèn nên chất lượng nước không đảm bảo.

Nhìn chung: nguồn nước ngầm phân bố khá rộng nhưng ở độ sâu từ 150 - 300m, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, trong đó có nơi 30 - 40m. Trừ các xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B nguồn nước ngầm không bị nhiễm phèn, nên khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như nước sinh hoạt, vào tháng nắng mực nước ngầm cũng tụt khá sâu trên 40 m, các xã còn lại nguồn nước ngầm đều bị nhiễm phèn.

2.1.4.3. Tài nguyên khoáng sản

Bình Chánh không có khoáng sản quý hiếm, vật liệu xây dựng khá phong phú. Theo tài liệu của Đoàn Địa chất thành phố sơ bộ đánh giá như sau :

- Thân quặng 1 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, chiếm diện tích 200 ha, trữ lượng 4 triệu m3.

- Thân quặng 2 : Cùng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, trữ lượng dự đoán tới 20 triệu m3.

- Thân quặng 3 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Tân Túc, trữ lượng dự đoán khoảng 10 triệu m3.

26

2.1.4.4. Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện 981,94 ha, chiếm 3,89% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Tập trung ở 2 xã Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai do lâm trường Láng Le và công ty TNHH Một Thành Viên Cây Trồng quản lý. Trong đó, diện tích rừng sản xuất chiếm chủ yếu với 718,37 ha (73,16% diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất rừng phòng hộ 234,46 ha, còn lại diện tích rừng đặc dụng 29,11 ha (trại thực nghiệm lâm nghiệp)

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn khoảng 3.370ha đất trồng cây lâu năm khác (chủ yếu là tràm) phân bố ở hầu hết ở các xã. Trong đó, diện tích cây lâu năm khác trồng mang tính tập trung phân bổ chủ yếu ở các xã Vĩnh Lộc A 164ha; Vĩnh Lộc B 123ha, Bình Lợi 224ha…

2.1.4.5. Tài nguyên nhân văn

Bình Chánh hiện nay được chính thức thành lập vào ngày 02/12/2003 (thực hiện theo Nghi ̣ đi ̣nh 130/2003/NĐ ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chánh ) trên cơ sở tách 4 xã, thị trấn: Tân Ta ̣o, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và Thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh cũ để thành lập quận Bình Tân, phần còn lại tái lập lại huyện Bình Chánh bây giờ với tổng diện tích là 25.255ha, chia ra thành 16 xã – thị trấn, dân số trung bình năm 2011 là 467.459 người.

Trong chiến tranh, Bình Chánh là địa bàn có truyền thống yêu nước và đấu tranh dũng cảm. Ngay thế kỷ 19, đây là địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác. Những năm 1931- 1945, Trung Huyện là địa bàn hoạt động của Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Công an Nam Bộ, quân khu 7. Đặc biệt, khu vực cạnh sông Chợ Đệm, thuộc ấp 4, xã Tân Kiên chính là nơi được Xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25-8-1945.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 26)