Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 79)

3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả, bền vững. Tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế “công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ thương mại – nông nghiệp”.

77

Trung tâm kinh tế với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy), đầu mối hạ tầng kỹ thuật quan trọng phía Tây – Tây Nam Thành phố.

Trung tâm chuyên ngành về giáo dục, văn hóa, du lịch, nghỉ ngơi giải trí với cảnh quan thiên nhiên và nông nghiệp sinh thái kết hợp khai thác du lịch.

Khu dân cư mới kết hợp khu dân cư hiện hữu hổ trợ cho nội thành giảm áp lực dân cư và từng bước đô thị hóa nông thôn

Phát huy tối đa mọi tiềm năng của huyện để thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chuyển đổi cơ cấu và phát triển nền kinh tế với nhịp độ tăng trưởng nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn giai đoạn trước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Từng bước đưa huyện Bình Chánh hoà nhập với khu vực nhằm nâng cao mức sống của nhân dân lên một cách rõ rệt và giải quyết những vấn đề xã hội trong đó ưu tiên giảm nghèo và giải quyết việc làm.

Sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá chủ lực để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, hiệu quả và nâng cao được sức cạnh tranh trong vùng.

Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng sinh học... để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, quản lý,... để tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chẳc chủ quyền và an ninh quốc gia.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội, xây dựng đô thị tương xứng hơn với tiềm năng, lợi thế, vai trò của huyện đảm bảo rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại, văn minh. Tạo điều kiện đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển, hình thành thêm các khu công nghiệp, dịch vụ tập trung, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ. Tập trung xây dựng, phát triển khu đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại văn minh; tiếp tục tăng cường cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đồng thời chú trọng tăng cường xây dựng nếp sống văn minh

78

đô thị. Phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa xã hội. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thực hiện tốt chính sách xã hội. Giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội, xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc. Nâng cao chất lượng hoạt dộng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Về tăng trưởng kinh tế:

Giai đoạn 2011-2015: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 20,3%/năm. Giai đoạn 2016-2020: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 26%/năm. Trong đó:

* Công nghiệp trên địa bàn huyện:

Công nghiệp xây dựng là lĩnh vực lớn nhất, là động lực tăng trưởng chính của kinh tế trên địa bàn. Giai đoạn 2011-2015 hoạt động sản xuất công nghiệp có bước phát triển mạnh, với giá trị sản xuất là 78.052 tỳ 069 triệu đồng (theo giá so sánh năm 2010), tương ứng tốc độ tăng trưởng bình quân 20,30%/năm. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 26-28% trong thời kỳ 2016-2020.

Ngành công nghiệp chịu nhiều tác động trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động trong các năm qua. Sự gia tăng đột biến giá cả đầu vào trong chu trình sản xuất như sắt thép, xăng dầu, điện và các loại vật liệu khác đã hạn chế khả năng sản xuất cùa ngành công nghiệp.

Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành công nghiệp có bước phát triển mới, trong đó giá trị sản xuất 4 ngành công nghiệp mũi nhọn (cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm) có chiều hướng tăng mạnh hàng năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất

Quy hoạch phát triển ngành CN-TTCN trên địa bàn Huyện phải được thể hiện trong mối quan hệ với tổng thể phát triển kinh tế xã hội Huyện và Thành phố.

Giảm dần các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trình độ thấp và dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của các vùng xung quanh. Tăng dần các ngành công nghiệp cơ bản, các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, trình độ công nghệ hiện đại. Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới,

79

đổi mới sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hiện có.

Tập trung rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại các cụm công nghiệp hiện có theo hướng củng cố, lấp đầy, sử dụng hiệu quả diện tích đã được phê duyệt và đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường sinh thái.

Chú trọng tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp khai thác lợi thế của huyện, có tiềm năng về đất đai và có điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn nhân lực trình độ cao như các ngành: sản xuất máy móc, thiết bị điện, điện tử, hóa chất...; Mục tiêu phát triển phải đi đôi với bền vững và bảo vệ môi trường; tiếp tục tạo điều kiện ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp điện tử, công nghiệp kỹ thuật, công nghệ cao, chú trọng đổi mới, nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh sức cạnh tranh hội nhập quốc tế, năng lực tài chính của các doanh nghiệp.

Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc; phối hợp tạo điều kiện đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kỹ thuật và mở rộng Khu công nghiệp Lê Minh Xuân.

* Thương mại - dịch vụ:

Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 16.264 tỷ 741 triệu đồng (theo giá so sánh năm 2010), tương ứng tốc độ tăng trưởng bình quân 17,21%/năm Xét về cơ cấu doanh thu: lĩnh vực kinh doanh thuơng mại thực hiện 12.527 tỷ 045 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 77,01%;lĩnh vực khách sạn, nhà hàng 1.877 tỷ 365 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 11,54%; lĩnh vực vận tải 236 tỷ 414 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,45% các loại hình dịch vụ khác 1.623 tỷ 917 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,98%. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thời khoảng 24-25% trong thời kỳ 2016-2020. Tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ trong cơ cấu kinh tế Bình Chánh khoảng 16% vào năm 2020.

Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin...để tạo điều kiện cho các loại hình kinh tế phát triển. Phát triển ngành du lịch nhiều thành phần, trong đó chú trọng thu hút đầu tư vào dịch vụ đáp ứng nhu cầu các Khu công nghiệp, đô thị, phát triển dịch vụ vui chơi, giải trí. Chú trọng phát

80

triển dịch vụ du lịch theo hướng khai thác các tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội. Xây dựng khu vui chơi giải trí tại xã Lê Minh Xuân, tu bổ các di tích lịch sử văn hóa để tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến huyện.

* Nông nghiệp

Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng giá trị các ngành sản xuất giảm từ 4,2% vào năm 2010 còn 2,7% vào năm 2015. Tuy nhiên, giá trị sản xuất vẫn tăng đều và đạt mức 4.122 tỷ 160 triệu đồng (theo giá so sánh năm 2010) trong giai đoạn 2011-2015, tương ứng tốc độ tăng trường bình quân 4,7%/năm.

Cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp chuyển dần sang hướng tích cực, đến cuối năm 2015, cơ cấu giá trị sản lượng trồng trọt chiếm tỷ lệ 41,12%, giảm 5,36% so năm 2010, chăn nuôi 48,07%, tăng 8,10°/o so năm 2010; lâm nghiệp 0,59%, tăng 0,06% so năm 2010; thủy sản 10,20%, giảm 0,78% so năm 2010. Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tiêp tục được triên khai. Điểm nổi bật là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp với sự phát triển của ngành chăn nuôi, thủy sản, hoa lan cây kiểng, cá kiểng, rau an toàn. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế Huyện khoảng 2% vào năm 2020.

Do thị trường hàng nông sản diễn biến thất thường, chi phí sản xuất còn cao, thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm tuy được tích cực phòng, chống nhưng vẫn còn nguy cơ tái diễn, đã hạn chế rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, các mô hình kinh tế trang trại sản xuât theo quy mô lớn chậm hình thành; điều đó làm cho chất lượng phát triển ngành nông nghiệp không cao, thiếu ổn định và bền vững.

Chương trình xây dựng Nông thôn mới được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng. Đến cuối năm 2014, có 02/16 xã (Tân Nhựt, Qui Đức) đạt 19/19 tiêu chí theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 2598/QĐ- UBND ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Bộ tiêu chí vê nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh.

Tập trung thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp – nông dân – nông thôn; phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị “xanh – sạch – bền vững”, bảo vệ môi trường. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn; đẩy mạnh

81

việc ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong chương trình cây, con giống chất lượng cao; phát triển theo chiều sâu các mô hình và nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ kết hợp với sản xuất kinh doanh.

Xây dựng và phát triển nông nghiệp Huyện theo hướng sản xuất hàng hóa mang tính cạnh tranh, hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, thân thiện với môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Quy hoạch quản lý sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng lúa.

Bảo vệ và hạn chế việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp tập trung có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh sang các mục đích khác; ưu tiên giữ lại các khu vực đất đai, mặt nước có lợi thế về sản xuất để duy trì, phát triển thành vùng sản xuất nông nghiệp có qui mô lớn; hạn chế tác hại ô nhiễm môi trường.

* Các vấn đề về môi trường

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tác động môi trường, làm tốt công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên khoáng sản của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tổ chức ký cam kết và thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường; tuyên truyền vận động nhân dân tích cực hưởng ứng Luật Bảo vệ môi trường. Chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, khắc phục những sự cố về môi trường, biến đổi khi hậu, đặc biệt tại các doanh nghiệp tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nước. Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường tại các tổ nhân dân, trên các tuyến đường; thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư. Tiếp tục bảo vệ và trồng rừng, tăng diện tích che phủ rừng tại xã Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân để bảo vệ môi trường sinh thái, tạo buồng phổi cho Thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể * Chỉ tiêu kinh tế:

- Giai đoạn 2011 -2015 cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tỷ trọng thương mại - dịch vụ 16,50%, công nghiệp - xây dựng 80,80%, nông nghiệp 2,7%. Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế có tỷ trọng dịch vụ từ 63 - 64%, công nghiệp từ 33 - 34%, nông nghiệp từ 3 - 4%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

82

bình quân đạt 20%/năm (theo giá so sánh năm 2010); trong đó: ngành công nghiệp - xây dựng tăng 20%/năm, ngành thương mại dịch vụ tăng 17%/năm, ngành nông nghiệp tăng 5%/năm.

- Cơ cấu kinh tế năm 2020 (theo giá hiện hành): ngành công nghiệp- xây dựng 80%, ngành thương mại dịch vụ 17,5%/năm, ngành nông nghiệp 2,5%.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 -2020 đạt 5.300 tỷ đồng, tăng 31,62% so với thực hiện cả giai đoạn 2011 - 2015; chi thường xuyên ngân sách địa phương 7.973 tỷ.

* Chỉ tiêu xã hội:

-Tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội Nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Đến cuối năm 2020 đạt tỷ lệ phòng học 250 phòng/10.000 dân trong độ tuổi đi học

- Mật độ đường giao thông đạt 2,17km/ km2, tỷ lệ đất giao thông đạt 12,2% khối lượng vận tải hành khách công cộng đáp ứng 30% nhu cầu đi lại.

- Có 14/16 số xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới);

* Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:

Trên địa bàn huyện Bình Chánh tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh do đó đến năm 2020 sẽ có các xã đô thị hóa hoàn toàn và các xã đô thị hóa một phần. Dự kiến các xã đô thị hóa hoàn toàn gồm có: Phong Phú, An Phú Tây, Bình Hưng, Tân Kiên và thị trấn Tân Túc. Các xã đô thị hóa một phần là: Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, Đa Phước, Hưng Long, Tân Quý Tây, Quy Đức, Bình Lợi, Tân Nhựt.

* Địa bàn huyện Bình Chánh được phân chia thành 5 khu ở như sau:

+ Khu 1: phía bắc huyện Bình Chánh gồm xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B,

Phạm Văn Hai, quy mô 6.456,54 ha Khu vực xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B là khu đô thị hóa nhanh do sự phát triển khu công nghiệp Vĩnh Lộc và có vị trí tiếp giáp với quận Bình Tân. Riêng khu vực xã Phạm Văn Hai một vài nơi sẽ phát triển theo dạng đô thị đa phần còn lại vẫn là nông thôn.

83

+ Khu 2: gồm xã Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, quy mô 7.761,52ha.

Khu dân cư xây mới (cao tầng) khu vực xã Lê Minh Xuân và dân cư nông thôn chủ yếu ở xã Bình Lợi và Tân Nhựt.

+ Khu 3: gồm thị trấn Tân Túc, xã Tân Kiên, Bình Chánh. Đây là khu vực

có tiềm năng phát triển đô thị nhanh nhất của huyện. Khu vực này hiện nay hầu như được lấp kín bởi các dự án và dân cư hiện hữu ổn định. Vị trí tại đây được xác định là khu trung tâm công cộng cấp thành phố và Trung tâm hành chánh - thương mại dịch vụ của huyện, có các tuyến giao thông huyết mạch đi qua như Quốc lộ 1A, đường Nguyễn Văn Linh, đường Cao tốc Sài Gòn – Trung Lương. Dân cư khu vực này phát triển chủ yếu theo dạng đô thị. Quy mô 2.820,0 ha.

+ Khu 4: gồm xã Tân Quý Tây, Hưng Long, Quy Đức, An Phú Tây; Đây là

khu vực đô thị hóa một phần tại trung tâm các xã, còn lại vẫn phát triển dân cư nông thôn quy mô 3.367,65 ha.

+ Khu 5: gồm 3 xã cánh Nam như xã Bình Hưng, Phong Phú, Đa Phước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)