Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn sử dụng khẩu phần bổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn (Trang 72)

phần bổ sung thảo dược

Việc bổ sung kháng sinh vào khẩu phần ăn của lợn nói riêng và của vật nuôi nói chung có hai mục đích chính là phòng trị bệnh và kích thích sinh trưởng từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất. Với mục đích phòng bệnh thì kháng sinh trộn thức ăn phát huy hiệu quả tốt ở giai đoạn gia súc non cả về ý nghĩa kinh tế và sức khỏe vật nuôi. Vì ở giai đoạn này vật nuôi rất mẫn cảm với mầm bệnh và môi trường, lượng thức ăn tiêu thụ ít, chi phí kháng sinh để trộn thức ăn sẽ ít. Ở giai đoạn trưởng thành vật nuôi có sức đề kháng tốt hơn nên các nhiễm khuẩn thông thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, sử dụng kháng sinh trong thức ăn ở giai đoạn trưởng thành có ý nghĩa về kinh tế hơn là ý nghĩa phòng bệnh cho vật nuôi.

Chúng tôi đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thí nghiệm dựa trên tính toán chi phí một số yếu tố đầu vào bao gồm chi phí thức ăn, chi phí cho thuốc thú y điều trị bệnh, chi phí con giống và tổng thu số tiền thu được từ bán lợn thịt. Với mục đích chính là so sánh hiệu quả giữa các lô thí nghiệm, do đó các yếu tố khác như khấu hao chuồng trại, chi phí nhân công chăn sóc….được coi là tương đương nhau giữa các lô và chưa tính vào giá thành sản xuất.

Giá của các yếu tố đầu vào được ước tính theo một mức giá giả định gần với giá thị trường trong năm 2014. Cụ thể như sau:

- Giá giống lợn con lúc cai sữa: 500.000 đ/con - Giá thức ăn theo khẩu phần thiết kế: 12.500 đ/kg

73

- Chi phí điều trị: 5.000 đ/ngày/con - Giá bán lợn thịt: 40.000 đ/kg

- Giá bột thảo dược các loại: 62.500 đ/kg

Kết quả cho thấy, bổ sung thảo dược vào khẩu phần ăn cho thấy hiệu quả kinh tế tương đương với việc bổ sung kháng sinh trong khẩu phần và cao hơn rõ rệt so với chăn nuôi lợn sử dụng khẩu phần không bổ sung kháng sinh. Lợi nhuận lớn hơn chủ yếu là do chi phí điều trị cho lợn ở các lô lợn bổ sung thảo dược thấp hơn nhiều so với lô không bổ sung kháng sinh. Chi phí này được tính trên ngày điều trị, tuy chưa thể hiện hết các chi phí liên quan đến giá thuốc, hiệu quả của từng loại thuốc nhưng nó cũng thể hiện một cách tổng quát chi phí cần thiết trong chữa bệnh vật nuôi. Sự sai khác giữa các lô thí nghiệm về chi phí điều trị đến từ hai ý nghĩa, thứ nhất là số lợn bị bệnh phải điều trị, thứ hai là số ngày điều trị cần thiết cho một trường hợp. Tỷ lệ ngày con bị bệnh là một chỉ số tổng hợp cho hai yếu tố này cũng chính là số ngày điều trị được sử dụng trong hạch toán kinh tế.

Hiệu quả kinh tế mang lại trong chăn nuôi bị ảnh hưởng lớn nhất từ giá thức ăn và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Khả năng tăng trọng ngày và chỉ số tiêu tốn thức ăn của lợn ở các lô bổ sung thảo dược tốt hơn lô không sử dụng kháng sinh. Như vậy, sử dụng thảo dược trong khẩu phần ăn cho lợn thịt làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi từ việc cải thiện tăng trọng và khả năng thu nhận thức ăn. Việc khẳng định được hiệu quả sử dụng thảo dược sẽ thuyết phục được người chăn nuôi thay thế sử dụng kháng sinh tổng hợp trong khẩu phần.

Các giá trị đầu vào được hạch toán dựa trên các chi phí cần thiết bao gồm cả phần chênh lệch giá thành do phải bổ sung thảo dược, nhưng giá bán cho 1 kg lợn xuất chuồng được hạch toán như nhau giữa các lô thí nghiệm. Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩm chăn nuôi từ thức ăn bổ sung thảo dược có chất lượng cảm quan tốt và an toàn hơn có thể mang lại lợi nhuận cao từ giá bán cao hơn.

74

Bảng 4.13. Sơ bộ hạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn sử dụng các khẩu phần bổ sung thảo dược

Đơn vị tính: nghìn đồng Diễn giải ĐC (-) ĐC (+) RI25 RI50 RQ25 RQ50 CS25 CS50 Chi phí thảo dược 499 887 480 874 482 913 Chi phí con giống 10,000 10,500 11,000 10,000 11,500 10,000 10,500 10,000 Chi phí thức ăn 39,988 45,550 49,888 44,325 48,013 43,713 48,150 45,638 Chi phí điều trị 410 40 175 40 115 125 130 55 Hạch toán chi 50,398 56,090 61,561 55,252 60,108 54,712 59,262 56,605 Hạch toán thu 61,400 75,360 79,040 72,720 76,400 69,760 74,600 71,200 Lợi nhuận 11,003 19,270 17,479 17,469 16,292 15,048 15,339 14,595 Lợi nhuận trung bình/con xuất chuồng 579 918 794 873 741 752 730 730 Lợi nhuận trung bình/kg lợn xuất chuồng 7,17 10,23 8,85 9,61 8,53 8,63 8,22 8,20

75

Đã có một số nghiên cứu sử dụng thảo dược trong chăn nuôi khẳng định hiệu quả của thảo dược trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là giảm mùi hôi. Các nghiên cứu này cũng đã khẳng định sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược sẵn có ở Việt Nam làm chất bổ sung vào thức ăn làm giảm 40-60% hàm lượng NH3 và H2S trong không khí chuồng nuôi [16]. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chưa có điều kiện đánh giá các chỉ số ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các trang trại được bố trí thí nghiện đều cho rằng thức ăn bổ sung thảo dược có tác dụng làm giảm mùi hôi phân lợn, trong chuồng và khu vực chăn nuôi.

4.5. Kết quả tổ chức các hội thảo trong khuôn khổđề tài

1. Hội thảo: Tiềm năng về thảo dược có tính kháng khuẩn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tổ chức ngày 06/01/2014 theo kế hoạch số 02/KH-ĐHHV-QLKH ngày 04/01/2014.

2. Hội thảo: Sử dụng thảo dược trong chăn nuôi – Giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ vật nuôi được tổ chức ngày 27/5/2014 theo kế hoạch số 42/KH-ĐHHV-QLKH ngày 22/5/2014.

3. Hội thảo: Khả năng sử dụng thảo dược có tính kháng khuẩn trong phòng và điều trị bệnh ở vật nuôi được tổ chức ngày 06/11/2014 theo kế hoạch số 105/ KH-ĐHHV-QLKH ngày 05/11/2014.

Tham gia các hội thảo này là các nhà khoa học, các giảng viên và sinh viên thuộc khoa Nông Lâm Ngư, khoa Khoa học tự nhiên Trường Đại học Hùng Vương; giảng viên khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khoa Chăn nuôi thú y, Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc. Các hội thảo đã nhận được 22 bài viết của nhiều nhà khoa học. Các tác giả cũng đã trình bày 15 báo cáo tại các hội thảo. Các bài viết đã tập trung bàn luận về các vấn đề chính như sau:

- Tính đa dạng về các loài thảo dược tại Việt Nam và tỉnh Phú Thọ - Phương pháp nghiên cứu tính kháng khuẩn của thảo dược

76

- Sự cần thiết cần phải sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hiện nay.

- Khả năng sử dụng thảo dược trong chăn nuôi với mục đích phòng bệnh, kích thích sinh trưởng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Vấn đề về sử dụng thảo dược trong thủy sản.

Thông qua hội thảo các nhà khoa học đã đề cập nhiều phương pháp nghiên cứu mới nhằm xác định khả năng kháng khuẩn của thảo dược; trao đổi các kết quả nghiên cứu về sử dụng thảo dược trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; gợi mở nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo sau kết quả nghiên cứu này. Các nhà khoa học cũng đã mở ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo cho việc sử dụng thảo dược trong chăn nuôi. Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Hùng Vương cũng đã thử nghiệm sản xuất chế phẩm thảo dược dùng để điều trị tiêu chảy lợn con, bước đầu thử nghiệm cho kết quả tốt.

77

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cỏ sữa, rẻ quạt, cỏ xước, rau sam, tỏi, hành, riềng, nghệ, gừng là những loại thảo dược rất phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chúng mọc với số lượng lớn trong tự nhiên hoặc có thể dễ dàng gieo trồng, mua bán được.

Cỏ sữa, rẻ quạt, riềng và tỏi là các loại thảo dược có tính kháng khuẩn tốt. Sản phẩm bột sấy khô ở 50oC của riềng, cỏ sữa và rẻ quạt là các sản phẩm vẫn giữ được hoạt tính kháng khuẩn tốt sau khi bảo quản 16 tuần ở nhiệt độ phòng.

Bổ sung 0,5% chế phẩm bột khô của riềng, cỏ sữa và rẻ quạt trong khẩu phần ăn của lợn thịt đã cải thiện rõ rệt quả năng sản xuất chất lượng thịt, hệ vi sinh vật đường ruột và tổ chức vi thể ruột của lợn.

Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy, bổ sung các chế phẩm thảo dược trong khẩu phần ăn của lợn cho lợi nhuận cao hơn khi không bổ sung và tương đương so với bổ sung kháng sinh tổng hợp.

Đề tài đã tổ chức thành công 03 hội thảo về các vấn đề nghiên cứu thảo dược có tính kháng khuẩn và sử dụng thảo dược trong chăn nuôi.

5.2. Kiến nghị

Sản xuất thử nghiệm ở quy mô lớn hơn các loại chế phẩm thảo dược, sử dụng trong khẩu phần ăn của lợn để khẳng định và bổ sung cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện sản phẩm, cũng như khuyến cáo người chăn nuôi về việc sử dụng các chế phẩm này.

Tiếp tục nghiên cứu việc sử dụng thảo dược trong phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, trong nuôi trồng thủy sản và bảo quản thực phẩm.

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.  Huỳnh Kim Diệu, Sự thuần chủng và tính kháng khuẩn của gừng (Zingiber officinale Roscoe)

và nghệ (Curcuma longa L.). Khoa học kỹ thuật thú y, 2011. 18(2).

2.  A.C. Fnimh, Dược thảo toàn thư. 2006: NXB Tổng hợp. 466.

3.  Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự, Tác dụng kháng khuẩn của bột tỏi và bột củ gừng trong điều

trị bệnh lở loét cho cá bống bớp. Tạp chí Khoa học công nghệ Nghệ An, 2014. Số 3/2014.

4.  Lê Vũ Khôi và cộng sự, Địa lý sinh học. 2001: NXB Quốc gia Hà Nội.

5.  Lã Văn Kính và cộng sự, Nghiên cứu các giải pháp sản xuất và chế biến thịt lợn, gà an toàn. 2001, Báo cáo khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT 2000-2001.

6.  Viện Dược Liệu, Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam. 2004, Hà Nội:

NXB Khoa học và Kỹ thuật.

7.  Viện Dược Liệu, Nghiên cứu cây thuốc từ thảo mộc. 2004, Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ

thuật.

8.  Nguyễn Thị Kim Loan, Ảnh hưởng của tỏi, nghệ lên khả năng kháng bệnh và tăng trưởng của

heo 30-90 ngày tuổi và heo thịt. 2012, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

9.  Nguyễn Thị Kim Loan và cộng sự, Tác dụng của tỏi, nghệ lên số lượng vi khuẩn sinh acid

lactic và vi khuẩn gây bệnh cơ hội trong phân heo từ 30 đến 90 ngày tuổi. Tạp chií Khoa học

kỹ thuật Chăn nuôi, 2011. Số 12 (153): p. 2-9.

10.  Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. 2006: NXB Thông tin và truyền thông. 11.  NIHE. Qui trình xác định nồng độ kháng sinh tối thiểu ức chế vi khuẩn (MIC). 2013;

Available from: http://www.nihe.org.vn/new-vn/thuong-quy-va-huong-dan-ky-thuat/937/Qui- trinh-xac-dinh-nong-do-khang-sinh-toi-thieu-uc-che-vi-khuan-MIC.vhtm.

12.  Nguyễn Kim Phi Phụng, Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. 2007: NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

13.  Đặng Minh Phước, Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm acid hữu cơ, probiotic, thảo dược (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thay thế kháng sinh trong thức ăn heo con cai sữa. 2011, Trường Đại học Nông lâm Thành

phố Hồ Chí Minh.

14.  Chu Mạnh Thắng và cộng sự, Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp chế biến và bảo

quản (dịch chiết, bột khô, dung dịch) đến khả năng kháng khuẩn của tỏi và hành tây, in Báo cáo khoa học thường niên Viện Chăn nuôi. 2010.

15.  Trần Hồng Thủy và cộng sự. Bước đầu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn của tỏi (Allium sativum L.) trong điều trị bệnh do Aeromonas hydrophila trên ếch Thái Lan (Ranan tigerina).

in Hội nghị khoa học trẻ ngành thủy sản toàn quốc lần thứ IV. 2013. Thành phố Hồ Chí Minh. 16.  Phạm Sỹ Tiệp và cộng sự, Điều chế và sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược làm chất

bổ sung vào thức ăn cho lợn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 2008. 2008(13).

17.  Nguyễn Huy Văn, Kinh nghiệm của khu vực tư nhân về sản xuất thuốc và tiếp thị cây thuốc, in

Tiếp thị lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam. 2005, DoF/FSIV/NTFP-RC/IUCN. p. 141-47.

18.  G.O. Adeshina và cộng sự, Antibacterial activity of fresh juices of Allium cepa and Zingiber

officinale against. International Journal of Phamrma and Bio Science, 2011. 2(2): p. B289-95.

19.  M.A. Afshar, Importance of medical herbs in animal feeding: A review. Annals of Biological Research, 2012. 3(2): p. 918-23.

20.  L.A. Agbabiaka và cộng sự, Evaluation of Roselle (Hibiscus sabdariffa Linn) calyx meal as

dietary supplement in grower pig production. International Jounrnal of AgriScience, 2014.

4(6): p. 293-300.

21.  O.A. Akintobi và cộng sự, Antimicrobial activity of Zingiber officinale (Ginger) extract against some selected pathogenic bacteria. Nature and Science, 2013. 11(1).

22.  S.I. Al-Sultan, The effect of Curcuma longa (Tumeric) on overall performance of broiler

79

23.  J. Anbu Jeba Sunilson và cộng sự, Invitro antimicrobial evaluation of Zingiber officinale, Curcuma longa and Alpinia galanga extracts as natural food proservatives. American Journal

of Food Technology, 2009. 4(5): p. 192-200.

24.  K.I Auta và cộng sự, Antimicrobial properties of the ethanolic extracts of Zingiber officinale

(Ginger) on Escherichia coli and Pseudomonas aeruginosa. Research Journal of Biological

Sciences, 2011. 6(1): p. 37-39.

25.  O. Bamidele và cộng sự, Effect of galic (Allium sativum L.) and ginger (Zingiber officinale Roscoe) mixture on performance characteristic and cholesterol profile of growing pullets.

International Journal of Poultry Science, 2012. 11(3): p. 217-20.

26.  F. Benbelaid và cộng sự, Drying effect on yield and antimicrobial activity of essential oils. International Journal of Aromal plants, 2013. 3(1): p. 93-101.

27.  S Burt, Essential oils : their antibacterial properties and potential applications in food – a

review. International Journal of Food Microbiology, 2004. 94(3): p. 223-53.

28.  C.V. Chowdhary và cộng sự, A review on phytochemical and pharmacological profile of Portulaca oleracea Linn (Purslane). IJRAP, 2013. 4(4): p. 34-37.

29.  S. Combrinck và cộng sự, Effects of post-harvest drying on the essential oil and glandular trichomes of Lippia scaberrima Sond. Journal of Essential oil Research. Journal of Essential (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

oil Research, 2006. 18: p. 80-84.

30.  Herawati và cộng sự, The effect of feeding red ginger (Zingiber officinale Rosc) as phytobiotic

on broiler slaughter weight and meat quality. International Journal of Poultry Science, 2011.

10(12): p. 983-86.

31.  A. H. Hiba và cộng sự, Chemical Composition and Antimicrobial Activity of the Crude Extracts Isolated from Zingiber Officinale by Different Solvents. Pharmaceut Anal Acta, 2012.

3(9): p. 3-9.

32.  C. Ishita và cộng sự, Turmeric and curcumin: Biological actions and medicinal applications. Current science, 2004. 87(1): p. 44-53.

33.  K.N. Jayaveera và cộng sự, Phytochemical screenings, antibacterial activity and physic chemical constants of ethanolic extract of Euphobial thymifolia Linn. International Journal of

Pharmacy and Pharmacultical Sciences, 2010. 2(3): p. 81-82.

34.  M. Kaur và cộng sự, Antiomicrobial properties of Achyranthes aspera. Ancient science of life, 2005. 24(4): p. 168 - 73.

35.  A.S. Kehinde và cộng sự, Growth performance, haematological and serum biochemical indices of cockerel chicks fed ginger (Zingiber officinale) addivtive in diets. Animal Research

Internatinal, 2011. 8(2): p. 1398 – 404.

36.  K. J Lin, Theory and technic of meat process. 2001, Hua Siang Yuan publish: Taiwan. p. 43. 37.  M.A Magda và cộng sự, Antimicrobial efficacy of Rheum palmatum, Curcuma longa and

Alpinia officinarum extracts against some pathogenic microorganisms. Afican Journal of

Biotechnology, 2011. 10(58): p. 12058-63.

38.  Khan Yousufi Mahmood, To Study Antibacterial Activity of Allium Sativum, Zingiber

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn (Trang 72)