Sử dụng thảo dược trong phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi 26 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn (Trang 26)

Thảo dược có khả năng kháng khuẩn được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công bố về khả năng phòng trị bệnh cho nhiều đối tượng vật nuôi khác nhau của nhiều loại thảo dược khác nhau. Tác dụng dược lý của thảo dược sử dụng trong phòng và trị bệnh còn phụ thuộc vào phần sử dụng và phương pháp chiết các hợp chất trong thảo dược. Tùy thuộc và thành phần hóa học của thảo dược có thể hòa tan trong

27

các dung môi khác nhau. Hiệu quả của thảo dược cũng phụ thuộc vào dịch chiết là tinh khiết hay dịch chiết thô. Các nghiên cứu đều chứng minh được hiệu quả phòng và trị bệnh của thảo dược trong chăn nuôi.

Thảo dược có tính kháng khuẩn bổ sung vào thức ăn chăn nuôi làm tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột bằng cách hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Sức khỏe của vật nuôi được tăng cường do giảm thiểu được các chất độc gây ra do vi khuẩn có hại. Năng suất của vật nuôi cũng được nâng cao do tăng cường được sức kháng stress và tăng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu [62].

Di Pasqua tìm thấy sự thay đổi trong chuỗi dài axit béo ở màng tế bào

E.coli nuôi cấy trong điều kiện bổ sung cinnamaldehyde [65]. Kết quả tương

tự cũng được phát hiện thấy khi nuôi cấy vi khuẩn Salomonella enterice trong carvarol, eugenol và Bronchotrix thermophacta trong mimonene, cinnamaldehyle, carvarol, eugenol. Cơ chế chủ yếu về khả năng kháng khuẩn của thảo dược là do các hợp chất hóa học trong thảo dược đã thay đổi đặc điểm của màng tế bào, tạo ra các lỗ thủng trên màng tế bào. Bên cạnh việc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Thảo dược còn làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi. Bổ sung hỗn hợp cinnamaldelhyde, capsicum oleoresim và carvacrol kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactobacilli, do vậy làm tăng tỷ lệ lactobacilli so với vi khuẩn đường ruột.

Nghiên cứu tác dụng của thảo dược trong việc bảo vệ sức khỏe của từng đối tượng vật nuôi có nhiều báo cáo được công bố. Nghiên cứu khả năng phòng và trị bệnh do Aeromonas hydrophila gây ra trên ếch Thái Lan (Rana

tigerina) cho thấy, bổ sung 30g tỏi và 40g tỏi vào khẩu phần ăn của ếch trong

14 ngày đã làm giảm đáng kể tỷ lệ chết (giảm lần lượt là 26,7% và 22,2%) của ếch được gây nhiễm Aeromonas hydrophila [15].

28

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)