3.4.1. Khảo sát, điều tra các loại thảo dược có tính kháng khuẩn phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Lập danh mục các loại thảo dược có tính kháng khuẩn: tra cứu dược điển thảo dược Việt Nam kết hợp với tìm hiểu kinh nghiệm sử dụng của người dân, lựa chọn danh mục các loại thảo dược có tính kháng khuẩn.
35
- Xác định mức độ sẵn có: Chúng tôi tiến hành điều tra trên các khu vực điều tra gồm thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Sơn; Lâm Thao. Sử dụng phương pháp phân tích đánh giá đa tiêu chuẩn (Multi Createria Analysis) để xây dựng mẫu phiếu điều tra, như sau:
(1) Xác định các tiêu chuẩn về: Khả năng thu hái; Tần xuất bắt gặp theo mùa vụ; Khả năng gieo trồng;
(2) Lượng hóa các tiêu chuẩn theo thang điểm 10: Lượng hóa các tiêu chuẩn bằng cách cho điểm theo các tiêu chí như sau:
Tiêu chuẩn 1. Khả năng thu hái
Khả năng thu hái Điểm
Nhiều - Một người có thể thu hái với số lượng >10 kg/ngày 3 Trung bình - Một người có thể thu hái với số lượng 3-10
kg/ngày
2
Ít - Một người có thể thu hái với số lượng <3 kg/ngày 1
Không có 0
Tiêu chuẩn 2. Tần xuất bắt gặp theo mùa vụ
Tần xuất bắt gặp trong khu vực điều tra Điểm
Thường xuyên - có thể thu hái quanh năm 3 Thỉnh thoảng - chỉ thu hái khi vào mùa nhất định 2
36
Tiêu chuẩn 3. Khả năng gieo trồng
Khả năng gieo trồng Điểm
Đang được gieo trồng để sử dụng thường xuyên 4
Có thể gieo trồng, tiềm năng phát triển tốt 3
Có thể gieo trồng, phát triển kém 2
Chưa được gieo trồng 1
(3) Tính điểm và xếp thứ tự.
(4) Thu thập mẫu cây và giám định tên loài tại thực địa.
(5) Khảo sát kinh nghiệm sử dụng thảo dược trong chăn nuôi lợn bằng các câu hỏi mở về: bộ phận, tuổi, thời điểm thu hái của cây được sử dụng làm thuốc, phương pháp sử dụng qua chế biến hay không qua chế biến.