Để đánh giá khả năng kháng khuẩn của các loại thảo dược đã được lựa chọn, chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của dịch ép từ thảo dược tươi. Kết quả cho thấy, dịch ép của rẻ quạt, riềng, tỏi, cỏ sữa có khả năng kháng tốt nhất với 03 loại vi khuẩn thử nghiệm. Trong đó, rẻ quạt cho thấy sức kháng cao nhất với vi khuẩn E.coli và Salmonella. Sức kháng vi khuẩn Staphylococus của rẻ quạt đạt 20mm, cao hơn so với đối chứng là 50ppm Gentamycin nhưng thấp hơn so với cỏ sữa, tỏi và riềng. Tỏi, riềng và cỏ sữa cho thấy sức kháng khuẩn tốt nhất với Staphylococus (đường kính vòng vô khuẩn
49
rẻ quạt. Đặc biệt, riềng có sức kháng khá thấp với Salmonella, đường kính vòng vô khuẩn chỉ đạt 12,7mm. Nhóm có khả năng kháng khuẩn thấp bao gồm hành, gừng, cỏ xước, nghệ và rau sam. Đường kính vòng vô khuẩn của chúng đối với các vi khuẩn thử nghiệm đều nhỏ hơn 15 mm. Đặc biệt, dịch ép của một số loại thảo dược trong nhóm này không cho thấy vòng vô khuẩn đối với một số loại vi khuẩn như: dịch ép của hành không kháng với Salmonella, dịch ép của cỏ xước không kháng với Staphylococus, dịch ép của nghệ không kháng với E.coli, dịch ép của rau sam chỉ xuất hiện vòng vô khuẩn trên vi khuẩn Staphylococus.
Bảng 4.2. Khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược ở dạng tươi
STT Vi khuẩn
Thảo dược E.coli Salmonella Staphylococus
1 Cỏ sữa 17,5c ± 1,4 19,5b ± 0,9 21,3ab ± 1,5 2 Cỏ xước 10,5e ± 1,1 14,1cd ± 0,9 0 3 Rẻ quạt 26,2b ± 1,5 23,4a ± 1,0 20,0b ± 1,2 4 Rau sam 0 0 12,2ef ± 1,1 5 Hành 13,8d± 1,3 0 13,2e ± 0,9 6 Tỏi 19,8c ± 1,2 20,2b ± 0,7 23,4a ± 1,3 7 Gừng 13,3de ± 0,7 12,4d ± 0,9 14,5de ± 0,9 8 Riềng 18,2c ± 1,0 12,7d ± 1,2 22,7ab ± 1,5 9 Nghệ 0 8,7e ± 1,0 9,3f ± 0,8 10 Gentamycin 30a ± 0,9 16,5c ± 1,3 17,1cd ± 0,8
Ghi chú: các chữ số trong cùng một cột không mang những chữ cái giống nhau thì khác nhau về mặt thống kê (p <0,05)
Kết quả thử nhiệm cho thấy, tỏi có sức kháng khá mạnh đối với cả 3 loại vi khuẩn thử nhiệm. Khả năng kháng khuẩn của tỏi chủ yếu do hợp chất kháng sinh allicin (C6H10OS2) mang lại. Allicin rất dễ mất oxy và do đó mất tác dụng kháng sinh [10]. Allicin trong tỏi là một chất không màu, hòa tan
50
trong cồn, ethe và benzen, không ổn định trong nước. Allicin dễ mất tác dụng do nhiệt hoặc môi trường kiềm, ít bị ảnh hưởng bởi môi trường axit nhẹ [8]. Như vậy có thể thấy rằng, hợp chất allicin trong thí nghiệm này còn lại đáng kể và mang lại sức kháng tốt cho tỏi.
Mahmood cũng cho biết các kết quả tương tự về khả năng kháng khuẩn của dịch chiết của tỏi, gừng và hành tây trong nghiên cứu này. Tác giả cũng cho biết, các loại thảo dược này có khả năng kháng khác nhau với các vi khuẩn khác nhau [38]. Báo cáo của Anbu Jeba Sunilson về khả năng kháng khuẩn của gừng, nghệ và riềng cũng cho kết quả tương tự nghiên cứu này [23].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, khả năng kháng khuẩn của cỏ xước tương đương báo cáo của Kaur về khả năng kháng khuẩn của chất chiết từ thân và rễ của cây cỏ xước đối với vi khuẩn E.coli và Klebsila [34]. Pandey cũng ghi nhận kết quả đối với vi khuẩn E.coli và Staphylococus khi thử khả năng kháng khuẩn của chất chiết từ lá của cây cỏ xước [45]. Chowdhary tổng hợp các nghiên cứu trước đó về cây rau sam cũng cho biết, cây này có khả năng kháng mạnh với các vi khuẩn Staphylococus aureus, Bacillus cereus và Klebsilla pneumonia. Tác giả này cũng cho biết, rau sam
có khả năng ức chế khả năng phát triển của các vi khuẩn gây bệnh và các nhiễm trùng của cơ thể [28]. Kết quả về kích thước vòng vô khuẩn của cỏ sữa trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn báo cáo về khả năng kháng khuẩn của dịch chiết trong dung môi cồn ethanol của cỏ sữa đối với Staphylococus và E.coli [33] nhưng tương đương với với kết quả về khả năng kháng khuẩn của
chất chiết ethanol của lá cỏ xước với E.coli [60].
Từ kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn 04 loại thảo dược có tính kháng khuẩn rõ nhất để phục vụ các nghiên cứu tiếp theo. Tiêu chí lựa chọn là: (1) có khả năng kháng với cả 3 loại vi khuẩn thử nghiệm, (2) có đường kính vòng vô khuẩn lớn nhất. Với 2 tiêu chí trên, chúng tôi lựa chọn cỏ
51
sữa, rẻ quạt, tỏi và riềng để tiến hành các nghiên cứu về phương pháp chế biến và thời gian bảo quản phù hợp.