Khả năng tăng trọng của lợn sử dụng khẩu phần bổ sung thảo dược 58 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn (Trang 58)

Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra được chế phẩm có thể thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn nuôi lợn, trong đó nhắm tới đối tượng chính là lợn thịt. Dựa trên kết quả về khả năng kháng khuẩn của thảo dược sau khi chế biến và bảo quản. Chúng tôi lựa chọn 03 loại thảo dược là cỏ sữa, rẻ quạt và riềng chế biến thành dạng bột khô bổ sung với các tỉ lệ 0,25% và 0,5% trong khẩu phần ăn của lợn thịt giai đoạn từ sau cai sữa đến xuất chuồng. Kết quả theo dõi về khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.6.

Kết quả trong giai đoạn lợn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi cho thấy, lợn trong được cho ăn các khẩu phần có bổ sung thảo dược có chỉ số tăng trọng ngày (ADG) và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (FCR) cao hơn so với lợn ở khẩu phần đối chứng (-). Lợn sử dụng khẩu phần ăn bổ sung bột riềng cho thấy khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn tốt nhất. ADG và FCR của lợn được cho ăn khẩu phần bổ sung 0,5% bột riềng cao hơn 8% so với đối chứng (-). Khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của lợn ở các thí nghiệm bổ sung cỏ sữa và rẻ quạt trong khẩu phần ăn là tương đương nhau và đều cao hơn so với lô không được bổ sung.

Hiện tượng lợn con sau cai sữa bị suy giảm khả năng tăng trọng là hiện tượng phổ biến và gây ra nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do chứng biếng ăn và hội chứng tiêu chảy ở lợn gây ra [70]. Sự mẫn cảm của lợn sau cai sữa với các mầm bệnh, đặc biệt là E.coli và các vi khuẩn đường tiêu hóa là rất lớn. Do hoạt động chức năng của

59

bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, lợn con chưa hoàn toàn quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Hệ thống miễn dịch của lợn con đang phát triển, kháng thể từ sữa mẹ gần như đã hết. Hơn nữa, lợn phải thích ứng với điều kiện chăm sóc mới và đáp ứng miễn dịch với các loại vắc xin phòng bệnh. Tất cả các loại thức ăn cho lợn con hiện nay đều được bổ sung kháng sinh, chủ yếu là chlotetracyclin. Bổ sung kháng sinh ở giai đoạn này có tác dụng lớn trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột. Từ kết quả nghiên cứu này, có thể khẳng định bổ sung các chế phẩm thảo dược có tác dụng ức chế vi khuẩn có hại ở đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển, hạn chế khả năng bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng tăng trọng.

Có thể thấy rằng, bổ sung thảo dược vào khẩu phần ăn cho lợn sau cai sữa khả năng tăng trọng và thu nhận thức ăn của lợn tương đương với khẩu phần ăn bổ sung kháng sinh. Điều này khẳng định, bổ sung thảo dược không ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn của lợn, nói cách khác, thảo dược ít ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn và độ ngon miệng lợn.

Sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trọng và phòng bệnh tiêu chảy do vi khuẩn gây ra nhằm hạn chế hiện tượng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa, từ đó giảm thiểu thiệt hại do bệnh tiêu chảy và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Với mục đích này, thảo dược hoàn toàn đáp ứng được vai trò thay thế kháng sinh tổng hợp.

60

Bảng 4.6: Khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn

Chỉ tiêu ĐC (-) ĐC (+) RI25 RI50 RQ25 RQ50 CS25 CS50

Trọng lượng trung bình 21 ngày (kg) 6.55 6.83 6.77 6.85 6.67 6.70 6.83 6.78 Trọng lượng trung bình 60 ngày (kg) 18.16 19.33 19.32 19.35 18.77 18.90 18.90 19.00 Trọng lượng trung bình 130 ngày (kg) 80.79 89.71 89.82 90.90 86.82 87.20 88.81 89.00

FCR 21-60 1.53 1.31 1.42 1.32 1.38 1.40 1.44 1.44

ADG 21-60 (g/con/ngày) 294.74 320.51 321.68 320.51 307.30 312.82 309.52 313.46

FCR 61-130 2.38 2.14 2.27 2.16 2.24 2.25 2.32 2.31

61

Kết quả về khả năng tăng trọng và sử dụng thức ăn của lợn ở giai đoạn từ 61 ngày đến xuất chuồng cho thấy, bổ sung 0,5% bột riềng và 0,5% bột cỏ sữa cho kết quả cao nhất và cao hơn so với lô có sử dụng kháng sinh. Các lô bổ sung thảo dược đều cho thấy khả năng tăng trọng cao hơn so với lô không sử dụng kháng sinh trong khẩu phần. Trong một số nghiên cứu trước, các tác giả khác cũng đã khẳng định thảo dược có thể được sử dụng trong khẩu phần ăn của lợn với vai trò như chất kích thích sinh trưởng [46]. Thảo dược có tác dụng làm tăng thu nhận thức ăn, cải thiện chức năng đường ruột và tăng độ ngon miệng. Độ ngon miệng của thức ăn phụ thuộc vào mùi vị và hàm lượng tinh dầu có trong thảo dược [59]. Thảo dược có tính kháng khuẩn làm giảm hoạt động của vi khuẩn trong đường tiêu hóa của lợn đồng thời làm tăng tiết nước bọt, tăng hiệu quả hoạt động của các enzyme tiêu hóa, mật và niêm dịch đường ruột [41, 59].

Một nghiên cứu khác từ đầu những năm 2000 cho biết, dịch chiết từ thảo dược đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái đường ruột của lợn, sức chứa của dạ dày và tỷ lệ rỗng của dạ dày.Các dịch chiết thảo dược đã làm tăng sức chứa của dạ dày và thời gian lưu lại của thức ăn trong dạ dày do vậy cũng đồng thời làm tăng pH. Dịch chiết thảo dược cũng làm giảm vi khuẩn tổng số trong hồi tràng và tăng tỷ lệ vi khuẩn lactobacilli/enterobacteria. Thành phần axit béo bay hơi trong manh tràng và đại tràng cũng thay đổi đáng kể, acetate tăng lên và giảm hàm lượng butyrate và valerate [70].

4.3.2. Kh năng kháng bnh ca ln s dng khu phn b sung tho dược

Phòng bệnh là một trong những mục đích chính của việc sử dụng kháng sinh trong khẩu phần ăn của vật nuôi. Cơ chế phòng bệnh chủ yếu của kháng sinh là khống chế số lượng gây bệnh cư trú trên đường tiêu hóa. Sử dụng thảo dược có khả năng kháng khuẩn có thể thay thế vai trò này của kháng sinh vẫn

62

còn chưa rõ ràng. Vì vậy, trong thí nghiệm này, chúng tôi theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh, sự thay đổi của các chỉ tiêu huyết học, tổ chức học của ruột lợn và tương quan số lượng vi khuẩn có lợi và có hại trong đường tiêu hóa của lợn khi được cho ăn các khẩu phẩn bổ sung các chế phẩm thảo dược khác nhau.

Kết quả về khả năng kháng bệnh ở lợn cho thấy, trong giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi lợn có khả năng bị tiêu chảy lớn hơn giai đoạn 61-130 ngày tuổi. Lợn được ăn thức ăn bổ sung thảo dược có tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn nhiều so với lô không được bổ sung. Ở lô đối chứng không sử dụng kháng sinh có 14 lượt lợn bị tiêu chảy tương ứng với chỉ số ngày con tiêu chảy trên 7%, trong khi đó các lô được bổ sung kháng sinh và thảo dược cao nhất là 9 con ở lô CS25 (tương ứng với 2,44% ngày con nuôi) và 5 con ở lô RI25 (tương ứng với 2,68% ngày con nuôi). Điều này cho thấy, bổ sung thảo dược không chỉ hạn chế được tỷ lệ lợn tiêu chảy mà còn làm giảm số ngày bị tiêu chảy của lợn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, lợn ở giai đoạn 61-130 ngày tuổi ở tất cả các lô có tỷ lệ bị tiêu chảy rất thấp trong thời gian thí nghiệm.

Như vậy, bổ sung 0,5% cỏ sữa và riềng cho thấy hiệu quả tốt nhất trong việc giảm thiểu tỷ lệ tiêu chảy trên lợn ở cả 2 giai đoạn nuôi thịt, đặc biệt là giai đoạn sau cai sữa. Sử dụng 0,5% rẻ quạt trong khẩu phần cho thấy hiệu quả rõ rệt trong phòng bệnh hô hấp ở lợn. Tỷ lệ loại thải lợn trong thí nghiệm tuy rất khác nhau nhưng chưa thể khẳng định là do ảnh hưởng của khẩu phần ăn. Lợn bị loại thải là những lợn có triệu chứng còi cọc, hecni hoặc do các nguyên nhân ngoại khoa khác. Trong suốt thí nghiệm, không có lợn bị chết do nguyên nhân tiêu chảy hoặc ho thở. Chúng tôi cũng không phát hiện bất kỳ biểu hiện nào cho thấy, thảo dược gây kích ứng và cản trở thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm.

63

Bảng 4.7: Mức độ mắc bệnh tiêu hóa, hô hấp

Chỉ tiêu ĐC (-) ĐC (+) RI25 RI50 RQ25 RQ50 CS25 CS50

Tổng số con theo dõi 20 21 22 20 23 20 21 20

Giai đoạn 21-60 ngày Số lợn loại thải 1 0 0 0 1 0 0 0 Tỷ lệ tiêu chảy 21-60 (%) 7.06 0.98 2.68 1.03 1.82 2.44 2.44 1.41 Tỷ lệ mắc ho thở21-60 (%) 5.69 - 7.65 - - - 6.30 - Số lượt điều trị 21-60 67 8 31 8 16 19 26 11 Giai đoạn 61-130 ngày Tỷ lệ bị tiêu chảy 61-130 (%) 0.53 - 0.26 - 0.45 0.43 - - Tỷ lệ mắc ho thở61-130 (%) 1.89 - - - Số lượt điều trị 61-130 15 - 4 - 7 6 - -

64

Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của động vật phản ánh tình trạng của chế dinh dưỡng, chăm sóc và hoạt động của hệ thống miễn dịch [44]. Vì vậy, chúng tôi kiểm tra một số chỉ tiêu huyết học của lợn trong thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thảo dược đến khả năng chuyển hóa, trao đổi chất và khả năng miễn dịch của lợn. Kết quả thu được trình bày ở các bảng 4.8 và 4.9.

Kết quả cho thấy, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu sinh lý và sinh hóa máu của lợn được cho ăn các khẩu phần khác nhau. Các chỉ tiêu này đều nằm trong giới hạn cho phép đối với lợn khỏe mạnh ở độ tuổi tương ứng với lợn trong thí nghiệm.

Các nghiên cứu trước đây cho biết, bổ sung 3% bột nghệ và tỏi vào khẩu phần ăn của lợn đã cho thấy một số chỉ tiêu huyết học của lợn đã thay đổi [8]. Số lượng hồng cầu, albumin huyết thanh của lợn cao hơn khi sử dụng khẩu phần bổ sung kháng sinh. Bổ sung thảo dược trong khẩu phần ăn của lợn cũng làm giảm tỷ lệ lợn bị nhiễm E.coli dung huyết và Salmonella [13].

Nghiên cứu bổ sung bột hoa dâm bụt trong khẩu phần ăn của lợn đã cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu của lợn đều tăng lên [20].Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các chỉ tiêu huyết học của lợn trong thí nghiệm không có sự sai khác rõ rệt.

Ure máu là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein và axit amin, được tổng hợp tại gan và di chuyển trong máu đến thận để loại thải. Vì vậy, ure máu được xem là chỉ tiêu quan trọng để xác định chức năng lọc của thận. GOT và GPT là các enzyme chuyển hóa amin đặc trưng cho chức năng gan. Định lượng GOT và GPT cho phép xác định mức độ tổn thương ở các tế bào nhu mô gan. Kết quả phân tích ure máu, GOT và GPT máu lợn trong thí nghiệm cho thấy bổ sung thảo dược trong khẩu phần ăn của lợn không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh hóa tại gan và thận. Các nghiên cứu trước đây còn chỉ ra rằng, một số hợp chất thiên nhiên trong thảo dược như phenolic axit, flavonoids, anthocyanins và tanin có tác dụng chống oxy hóa. Chúng bảo vệ tế bảo khỏi các gốc oxy hóa, làm tăng chức năng chuyển hóa dinh dưỡng, giảm các chất độc tố do chuyển hóa [19].

65

Bảng 4.8: Các chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn trong thí nghiệm Chỉ tiêu Protein (g/l) Albumin (g/l) Globulin

(g/l)

Bilirubin (mmol/l)

Ure

(mmol/l) GOT (U/l) BOT (U/l) Lô thí nghiệm ĐC (-) 58,52 ± 2,90 35,34 ± 5,80 22,54 ± 3,18 1,53 ± 0,27 4,35 ± 0,67 34,50 ± 3,92 37,24 ± 1,14 ĐC (+) 58,85 ± 3,27 34,14 ± 5,62 24,62 ± 3,62 1,45 ± 0,21 4,22 ± 0,77 36,17 ± 1,08 36,59 ± 1,23 RI25 59,31 ± 3,01 33,16 ± 11,75 25,28 ± 2,40 1,56 ± 0,09 4,43 ± 0,74 36,63 ± 1,08 36,29 ± 1,40 RI50 58,89 ± 2,80 34,46 ± 5,28 23,84 ± 3,09 1,50 ± 0,22 4,17 ± 0,73 34,62 ± 3,59 37,33 ± 0,95 RQ25 58,41 ± 2,98 33,82 ± 5,30 24,11 ± 3,49 1,36 ± 0,23 4,02 ± 0,70 36,11 ± 1,43 36,59 ± 1,24 RQ50 58,97 ± 3,58 31,51 ± 11,49 25,41 ± 3,92 1,58 ± 0,09 4,32 ± 0,64 36,43 ± 0,91 36,42 ± 1,08 CS25 58,72 ± 3,74 31,94 ± 10,85 23,62 ± 3,00 1,46 ± 0,21 4,45 ± 0,65 34,32 ± 3,57 37,24 ± 1,44 CS50 58,19 ± 2,82 34,30 ± 5,51 23,26 ± 3,23 1,43 ± 0,25 4,50 ± 0,68 34,18 ± 3,45 37,06 ± 1,21

66

Bảng 4.9: Các chỉ tiêu sinh lý máu của lợn thí nghiệm

Lô thí nghiệm WBC 10^9 RBC 10^12 HGB g/L HCT % MCV fL MCH pg MCHC g/L MPV PDW ĐC (-) 12,02 7,11 117 41,2 58,0 16,5 284 9,7 16,4 ĐC (+) 14,81 7,35 115 41,5 56,4 15,6 277 8,9 15,9 RI25 14,81 7,99 137 44,8 56,1 17,1 306 8,4 15,8 RI50 14,89 8,15 120 41,3 50,7 14,7 291 9,3 16,0 RQ25 14,46 7,93 124 41,9 52,8 15,6 296 8,8 15,1 RQ50 13,13 8,08 139 47,8 59,1 17,2 291 8,7 15,4 CS25 10,95 7,03 113 39,4 56,1 16,1 287 8,6 15,9 CS50 16,53 7,11 112 38,2 53,7 15,8 293 8,5 15,7

WBC: số lượng bạch cầu, RBC số lượng hồng cầu, HGB: lượng hemoglobin, HCT: khối hồng cầu hematocrit, MCV: thể tích trung bình hồng cầu, MCH: lượng Hemoglobin trung bình hồng cầu, MCHC: nồng độ Hb trung bình hồng cầu.

67

4.3.3. nh hưởng ca tho dược đến chiu cao lông nhung rut ln

Hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Khả năng hấp thu dinh dưỡng phụ thuộc vào diện tích niêm mạc ruột, được hình thành do các nếp gấp của lông nhung ruột. Chiều cao lông nhung ruột lớn sẽ gia tăng diện tích niêm mạc ruột, giúp quá trình hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Để đánh giá tác động của thảo dược tới quá trình bảo vệ niêm mạc ruột của lợn, chúng tôi tiến hành đo chiều cao lông nhung trên mẫu ruột lợn ở 130 ngày tuổi tại 3 vị trí: tá tràng, không tràng và hồi tràng. Kết quả thu được là giá trị trung bình ở 3 vị trí nói trên, trình bày ở bảng 4.10.

Kết quả cho thấy, chiều cao lông nhung và độ sâu mào ruột giữa các lô có sự sai khác về giá trị tuyệt đôi nhưng chưa cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.10: Chiều cao lông nhung ruột lợn trong thí nghiệm Lô thí nghiệm Chiều cao lông nhung ruột (µm) Độ sâu mào ruột (µm)

ĐC (-) 562,80 ± 51,61 123,12 ± 25,61 ĐC (+) 543,95 ± 20,50 101,06 ± 31,45 RI25 563,05 ± 54,23 118,16 ± 31,16 RI50 565,98 ± 38,67 107,08 ± 51,22 RQ25 567,73 ± 31,36 112,34 ± 37,07 RQ50 582,43 ± 21,07 121,23 ± 43,74 CS25 530,10 ± 29,02 109,57 ± 41,23 CS50 571,00 ± 30,48 116,28 ± 39,23

Hội chứng tiêu chảy gây ra các tổn thương ở niêm mạc ruột như làm nhiễm trùng và làm teo các tế bào vi lông nhung, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và giảm tăng trọng của lợn. Lợn ở giai đoạn sau cai sữa có tỷ lệ nhiễm tiêu chảy cao nhất trong chăn nuôi lợn. Vì vậy, các tổn thương niêm mạc ruột cũng tập chung chủ yếu trong giai đoạn này. Sau đó, cùng với quá trình hoàn thiện chức năng sinh lý tiêu hóa, sự hình thành và hoạt động đầy đủ của các enzyme tiêu hóa

68

sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy ở lợn. Các tổn thương niêm mạc ruột dần phục hồi và trở lại trạng thái bình thường. Lợn ở 60 tuổi gần như không cho thấy sự khác nhau về chiều cao lông nhung ruột và độ sâu mào ruột [8].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)