Sử dụng thảo dược nhằm nâng cao năng suất sản xuất của vật nuôi 28 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn (Trang 28)

2.5.2.1. Bổ sung thảo dược nhằm nâng cao sức sản xuất trong chăn nuôi gia cầm

Seyed đã so sánh khả năng sản xuất thịt của gà thịt sử dụng các khẩu phần bổ sung cây thì là (Cuminum cyminum), bạc hà (Mentha piperita), cỏ thi (Achillea milleforium) và Teucrium polium vào khẩu phần ăn của gà thịt từ 0 đến 42 ngày tuổi so sánh với gà sử dụng khẩu phần ăn bổ sung kháng sinh flavomycin. Kết quả cho thấy, các loại thảo dược đã ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh trưởng, chất lượng thân thịt và các chỉ tiêu sinh lý hóa máu của gà thịt [55]. Tuy nhiên, khả năng thu nhận thức ăn (FI) của gà ở các khẩu phần là tương đương nhau; FCR của gà trong khẩu phần bổ sung thảo dược tương đương hoặc cao hơn trong khẩu phần đối chứng và khẩu phần có kháng sinh. Bổ sung thảo dược đã làm giảm đáng kế số lượng vi khuẩn

Bifidobacterium, Clostridium trong ruột kết của gà so với đối chứng. Số lượng vi khuẩn Lactobacillus và Colifrom của vi khuẩn trong ruột kết của gà ở các lô không có sai khác có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các loại thảo dược bổ sung vào khẩu phần ăn của gà đã không ảnh hưởng đến thu nhận thức ăn, FCR của gà thí nghiệm nhưng đã làm giảm số lượng vi khuẩn gây hại trong đường ruột của gà.

Al-Sultan nghiên cứu ảnh hưởng của bột nghệ đến khả năng sản xuất của gà thịt với mức bổ sung 0,25% trong khẩu phần ăn đã làm tăng khả năng tăng trọng và giảm tiêu tốn thức ăn cho kg tăng trọng (FCR) của gà; trong đó mức 0,5% bột nghệ cho hiệu quả tốt nhất. Bột nghệ trong khẩu phần cũng ảnh hưởng đến chất lượng của thịt gà. Bổ sung 0,25% và 0,5% làm giảm tỷ lệ chất béo trong thịt gà. Mùi vị, độ mềm của thịt gà được cải thiện đáng kể khi bổ sung 0,5 và 1% nghệ trong khẩu phần ăn. Hơn nữa, bổ sung bột nghệ đã không làm thay đổi thành phần hữu hình trong máu như số lượng hồng cầu và bạch cầu [22].

29

Kích thước bột gừng (ở các kích thước 300, 149, 75, 37 và 8,4 µm) bổ sung trong khẩu phần ăn đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và chống oxy hóa của gà thịt. Giảm kích thước của hạt gừng bổ sung trong thức ăn làm giảm cholesterol, tăng glutathione peroxidase và superoxide dismutase tổng số và protein tổng số trong huyết thanh. Bổ sung 5g/kg bột gừng trong thức ăn đã cải thiện khả năng chống oxi hóa của gà. Kích thước hạt gừng càng giảm thì khả năng chống oxi hóa càng tăng [71].

Bổ sung bột gừng trong khẩu phần ăn của gà thịt có ảnh hưởng đến đến khối lượng giết thịt và chất lượng thân thịt. Khẩu phần có bổ sung bột gừng ở các mức khác nhau (0,5%, 1%, 1,5% và 2%) đều làm tăng khối lượng giết thịt, tỷ lệ thân thịt của gà và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, khối lượng mỡ và tỷ lệ mỡ của thân thịt. Bột gừng không có những ảnh hưởng rõ ràng tới chất lượng thân thịt của gà, ngoại trừ làm tăng mùi vị trong thịt gà. pH của thịt gà cũng tăng nhẹ khỉ bổ sung bột gừng và làm giảm tỷ lệ mất nước trong chế biến của thịt gà so với đối chứng. Bổ sung bột gừng vào thức ăn của gà thịt ở mức 1,0 và 1,5% là thích hợp nhất. Bột gừng làm tăng năng suất sản xuất và chất lượng thân thịt của gà [30].

Có thể bổ sung 0,25 % bột gừng hoặc hỗn hợp gồm 0,25% bột gừng và 0,25% bột tỏi trong khẩu phần ăn của gà thịt cũng. Khả năng tăng trọng của gà tăng lên đáng kể trong khi hiệu quả chuyển hóa thức ăn giảm rõ rệt. Sử dụng hỗn hợp bột gừng và tỏi cho hiệu quả chăn nuôi tốt hơn bột gừng [44].

Nghiên cứu ảnh hưởng của thảo dược tới khả năng sinh trưởng và các đặc tính sinh hóa cholesterol đối với gà đẻ hậu bị cho thấy hỗn hợp bột tỏi và gừng trong khẩu phần ăn gà mái hậu bị đã làm giảm cholesterol và LDL (Low Density Lipoprotein) ở gà hậu bị. Khẩu phần với 1% tỏi + 0,5% gừng và 2% tỏi + 0,75% gừng là lý tưởng nhất để làm giảm cholesterol, LDL và tăng trọng của gà [25].

30

Bổ sung bột gừng với tỷ lệ khác nhau trong khẩu phần ăn của gà trống hậu bị từ hai tuần tuổi trong 7 tuần không ảnh hưởng tới thu nhận thức ăn, khả năng tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn, các chỉ tiêu huyết học, số lượng bạch cầu và số lượng tế bào lymphocyte của gà. Tuy nhiên, tỷ lệ thành phần hữu hình, số lượng hồng cầu, ure máu, hàm lượng creatine tăng lên đáng kể (p < 0,05) ở gà sử dụng khẩu phần có bổ sung bột gừng ngoại trừ khẩu phần bổ sung 1,5% bột gừng. Bổ sung bột gừng ở các mức từ 1,5% đến 3% trong khẩu phần cho gà trống hậu bị là tối ưu nhất [35].

2.5.2.2. Bổ sung thảo dược nhằm nâng cao sức sản xuất trong chăn nuôi lợn

Nghiên cứu bổ sung thảo dược trong thức ăn của lợn như là một loại thức ăn bổ sung còn khá hạn chế. Không có nhiều công bố của các nhà khoa học liên quan đến khía cạnh này. Tuy nhiên, một số tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề sử dụng các loại thảo dược nhằm làm tăng khả năng sản xuất của lợn và ảnh hưởng của các loại thảo dược tới khả năng kháng bệnh của lợn.

Đặng Minh Phước đã thử nghiệm 02 chế phẩm từ thảo dược là chế phẩm F bao gồm hồi, quế, tỏi, gừng, bách xù, hương thảo, húng tây, cỏ thi, ớt và chế phầm G bao gồm bạch chỉ, đảng sâm, kinh anh từ, địa du bổ sung ở mức 500g/tấn thức ăn lợn con và từ 150 đến 300 g/tấn thức ăn cho lợn thịt đã cải thiện đáng kể năng suất chăn nuôi lợn. Khả năng tăng trọng cao hơn lợn đối chứng và lợn sử dụng khẩu phần bổ sung 40 ppm avilamycin. Bổ sung thảo dược làm tăng thu nhận thức ăn của lợn trong thí nghiệm và giảm tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của lợn. Hơn nữa, tỷ lệ tiêu chảy của lợn thí nghiệm cũng giảm rõ rệt. Tỷ lệ lợn nhiễm E.coli dung huyết và Salmonella cũng giảm đáng kể sau thí nghiệm. Do vậy, tác giả đã kết luận, hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng các loại thảo dược này trong khẩu phần ăn của lợn là cao hơn so với đối chứng và so với lợn sử dụng khẩu phần có bổ sung kháng sinh [13].

Bổ sung 3 kg/tấn thức ăn bột tỏi, nghệ vào thức ăn của lợn con từ 30 đến 90 ngày tuổi cho thấy sử dụng thảo dược đã cải thiện đáng kể hệ số chuyển hóa

31

thức ăn, chi phí trên một kg tăng trọng so với lợn ở các lô sử dụng kháng sinh. Hỗn hợp tỏi-nghệ với mức 3kg/tấn thức ăn cho hiệu quả cao nhất (giảm 17,03% chi phí/kg tăng trọng). Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả của bổ sung tỏi, nghệ tới khả năng bảo vệ sức khỏe đàn lợn. Bổ sung bột tỏi nghệ đã cải thiện khả năng kháng bệnh của lợn từ 30 đến 90 ngày tuổi. đã giảm 3% tỷ lệ tiêu chảy và 3% tỷ lệ ho thở ở đàn lợn. Phân tích các vi khuẩn gây bệnh cơ hội trong phân (coliform và Enterococcus) cũng giảm đáng kể khi bổ sung bột tỏi nghệ vào khẩu phần ăn của lợn. Bên cạnh đó, số lượng vi khuẩn sinh lactic trong phân, chiều cao nhung mao ruột lợn ở 60 ngày tuổi trong các lô sử dụng khẩu phần bổ sung thảo dược cải thiện đáng kể so với lợn sử dụng khẩu phần bổ sung kháng sinh [8]. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn trong thí nghiệm này cũng bị ảnh hưởng đáng kể khi bổ sung thảo dược. Số lượng hồng cầu, albumin huyết thanh của lợn sử dụng khẩu phần bổ sung 3kg bột tỏi, nghệ cao hơn lợn sử dụng khẩu phần bổ sung kháng sinh.

Bổ sung 5% vật chất khô (VCK) carvacrol, 3% VCK cinnamaldehyde và 2% capsicum oleoresim chiết từ cây kinh giới, thì là và hồ tiêu Mexico đã làm tăng sức chứa của dạ dày và thời gian lưu lại của thức ăn trong dạ dày do vậy cũng đồng thời làm tăng pH. Dịch chiết thảo dược cũng làm giảm vi khuẩn tổng số trong hồi tràng và tăng tỷ lệ vi khuẩn lactobacilli/enterobacteria. Thành phần axit béo bay hơi trong manh tràng và đại tràng cũng thay đổi đáng kể, acetate tăng lên và giảm hàm lượng butyrate và valerate. Dịch chiết từ thảo dược đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái đường ruột của lợn, sức chứa của dạ dày và tỷ lệ rỗng của dạ dày. Đây chính là điều rất quan trọng giải thích cơ chế hoạt động của loại thức ăn bổ sung này [70].

32

PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)