Khảo sát, điều tra các loại thảo dược có tính kháng khuẩn phổ biến trên địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn (Trang 45)

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chúng tôi lựa chọn danh mục các loài thảo dược có tính kháng khuẩn theo mô tả của tài liệu về cây thuốc Việt Nam [10] và kết hợp kinh nghiệm sử dụng cây làm thuốc trong dân gian. Danh mục tên cây thuốc theo tên thường gọi và tên khoa học của các loại thảo dược có tính kháng khuẩn được lựa chọn để sử dụng trong mẫu phiếu điều tra về tính phổ biến tại tỉnh Phú Thọ. Tính phổ biến của thảo dược được tính theo phương pháp đa tiêu chuẩn với 3 tiêu chuẩn về khả năng thu hái, tính mùa vụ và khả năng gieo trồng tại tỉnh Phú Thọ.

Sử dụng thang điểm 10, trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá các tiêu chuẩn như sau:

- Tiêu chuẩn về khả năng thu hái ở các mức từ 0 đến 3. - Tiêu chuẩn về tính mùa vụ ở các mức từ 1 đến 3.

- Tiêu chuẩn về khả năng gieo trồng ở các mức từ 1 đến 4. Danh mục và kết quả điều tra được trình bày ở bảng 4.1.

Qua kết quả ở bảng 4.1. ta thấy, 20 loại thảo dược trong danh mục được lập ban đầu có điểm trung bình theo thang điểm 10 thấp nhất là Sài đất đạt 2.23 điểm, và cao nhất là Tỏi đạt 8.86 điểm.

Dựa trên kết quả điều tra các loại thảo dược chúng tôi đã lựa chọn 9 loại thảo dược phổ biến nhất có số điểm từ 6 trở lên, xếp theo thứ tự từ cao đến thấp là Tỏi, Hành, Gừng, Nghệ, Riềng, Rẻ quạt, Cỏ xước, Cỏ sữa lá nhỏ, và Rau sam. Các loại thảo dược này được coi là có tính kháng khuẩn cao và phổ biến trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

46

Bảng 4.1. Danh mục các loại thảo dược có tính kháng khuẩn và mức độ

phổ biến tại tỉnh Phú Thọ Stt Tên thường

gọi Tên theo Đông y Tên khoa học Điểm (*)

1 Tỏi Tỏi Allium sativum 8.86

2 Hành Hành Allium fistulosum 8.82

3 Gừng Can khương Zingiber offcinale 8.80

4 Nghệ Khương hoàng Curcuma longa 8.65

5 Riềng Cao lương khương Alpinia officinarum 8.63

6 Rẻ quạt Xạ can Belamcanda sinensis 8.60

7 Cỏ xước Ngưu tất Achyranthes bidentat 7.85

8 Cỏ sữa Cỏ sữa lá nhỏ Euphorbia thymifolia 7.00

9 Rau sam Xỉ hiện Portulaca oleracea 6.83

10 Xoan (lá) Xoan Melia azedarach 5.96

11 Hẹ Hẹ Allium tuberosum 5.57

12 Cây lược vàng Lược vàng Callisia fragrans 5.51

13 Nhội Ô dương Bischofia trifoliata 5.02

14 Thuốc bỏng Trường sinh Kalanchoe pinnata 4.87

15 Quế Quế Cinnamomum cassia 4.50

16 Hoàng liên Hoàng liên Rhizoma Coptidis 3.83

17 Gỗ vang Tô mộc Caesalpinia sappan 3.00

18 Liên kiều Liên kiều Forsythia suspensa 2.63

19 Kim ngân hoa Ngân hoa Lonicera japonica 2.60

20 Sài đất Sài đất Wedelia chinensis 2.23

47

Sử dụng danh mục các loại thảo dược đã được lựa chọn, chúng tôi tiếp tục khảo sát kinh nghiệm sử dụng thảo dược trong chăn nuôi lợn về: bộ phận sử dụng, tuổi, thời điểm thu hái cây được sử dụng làm thuốc và phương pháp chế biến để sử dụng cho lợn. Chúng tôi sử dụng bảng các câu hỏi mở về sử dụng thảo dược trong nuôi lợn để thu thập kinh nghiệm của người chăn nuôi.

Bảng 4.1 (b). Kinh nghiệm sử dụng các loại thảo dược có tính kháng khuẩn phổ biến tại tỉnh Phú Thọ STT Thảo dược Bộ phận sử dụng phổ biến Tuổi sử dụng Thời điểm thu hái Phương pháp sử dụng

1 Tỏi Củ tươi Già Thân mềm Giã nhỏ

2 Hành Củ tươi Già Thân mềm Giã nhỏ

3 Gừng Củ tươi Già Lá vàng Giã nhỏ

4 Nghệ Củ tươi Già Lá vàng Giã nhỏ

5 Riềng Củ tươi Già Lá vàng Giã nhỏ

6 Rẻ quạt Toàn thân dạng tươi Cây trưởng thành Bất kỳ Giã nhỏ 7 Cỏ xước Toàn thân dạng tươi

hoặc khô Cây trưởng thành Bất kỳ

Giã nhỏ, sắc nước 8 Cỏ sữa Toàn thân dạng tươi

hoặc khô Cây trưởng thành Bất kỳ

Giã nhỏ, sắc nước 9 Rau sam Toàn thân dạng tươi Cây trưởng thành Bất kỳ Thái nhỏ

Kết quả khảo sát kinh nghiệm cho thấy: đa số người chăn nuôi sử dụng thảo dược ở dạng tươi, chỉ có cỏ xước và cỏ sữa được sử dụng ở dạng khô. Các thảo dược đa số được sử dụng trực tiếp bằng cách giã hoặc thái nhỏ cho gia súc ăn hoặc đắp vết thương.

48

Các cây được gieo trồng phổ biến và được sử dụng ở dạng củ già gồm Tỏi, Hành, Nghệ và Gừng. Đây là những cây trồng rất phổ biến, đã được thương mại hóa cho mục đích làm rau ăn hoặc gia vị hàng ngày của con người. Bộ phận sử dụng trong chế biến món ăn có thể là củ hoặc thân lá, tuy nhiên khi sử dụng làm thuốc cho lợn đa số người chăn nuôi không sử dụng thân lá của bốn loại cây này. Rau sam và Rẻ quạt được sử dụng toàn thân ở dạng cây trưởng thành tươi. Rẻ quạt được một số người chăn nuôi sử dụng trong điều trị vết thương dưới dạng đắp, một số người được hỏi cho biết rẻ quạt có thể dùng chữa ho cho người và gia súc. Rau sam được người chăn nuôi sử dụng như nguồn thức ăn của lợn, một số được sử dụng với mục đích phòng bệnh tiêu hóa và ký sinh trùng cho lợn. Bộ phận sử dụng của Rẻ quạt là toàn thân, phần trên mặt đất và Rau sam là toàn bộ phần thu hái được bao gồm thân lá và một phần của rễ.

Cỏ sữa và cỏ xước được sử dụng ở dạng tươi và dạng khô. Một số nhà chăn nuôi có kinh nghiệm sử dụng hai loại cỏ này để phòng và chữa tiêu chảy lợn con cũng như phòng bệnh cho lợn nái khi mới đẻ. Hai loại cây này không chỉ được sử dụng ở dạng tươi mà còn được một số người chăn nuôi thu hái, phơi khô để sử dụng khi cần thiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)