Vi khuẩn sinh lactic là nhóm vi khuẩn lớn nhất ở ruột non, tiếp theo là nhóm Enterobacteria (bao gồm cả vi khuẩn E.coli là một trong những nguyên
nhân chính gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn). Tỷ lệ giữa số lượng của hai nhóm vi khuẩn này sẽ cho biết sức khỏe của đường tiêu hóa của lợn. Trong điều kiện bình thường, số lượng của hai nhóm vi khuẩn này thường ở mức cân bằng. Các lý do khác nhau làm tăng số lượng vi khuẩn Enterobacteria sẽ làm gia tăng tình trạng tiêu chảy trên lợn [70].
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của kháng sinh thảo dược đến hệ vi sinh vật đường ruột của lợn, chúng tôi khảo sát số lượng tỷ lệ của 2 nhóm vi khuẩn sinh lactic và coliform trong phân lấy tại trực tràng của lợn. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.11.
Bảng 4.11: Số lượng vi khuẩn sinh acid lactic và coliform trong phân lợn Lô thí nghiệm Lactobacilli (log10cfu/g) Coliform (log10cfu/g) Lactobacilli/Coliform ĐC (-) 8,30c ± 0,31 8,05a ± 0,23 1,03h ĐC (+) 8,45ab ± 0,17 7,71bcde ± 0,11 1,10g RI25 9,39b ± 0,21 7,75abcd ± 0,13 1,21d RI50 9,12d ± 0,08 7,45de ± 0,06 1,22c RQ25 9,41ab ± 0,23 7,84ab ± 0,18 1,20e RQ50 9,23cd ± 0,15 7,77abc ± 0,27 1,19f CS25 9,51a ± 0,05 7,66bcde ± 0,13 1,24b CS50 9,30c ± 0,20 7,43e ± 0,15 1,25a
Ghi chú: Các chữ số trong cùng một cột dọc mang những chữ cái giống nhau thì không sai khác về mặt thống kê ở mức ý nghĩa p < 0,05.
69
Kết quả cho thấy, số lượng vi khuẩn sinh lactic trong phân lợn trong các lô sử dụng khẩu phẩn bổ sung thảo dược đã tăng rõ rệt so với cả 2 lô đối chứng có sử dụng và không sử dụng kháng sinh. Đồng thời, coliform phân lợn cũng giảm đáng kể so với lô không được bổ sung kháng sinh trong khẩu phần. Số lượng vi khuẩn sinh lactic và coliform trong phân của lợn sử dụng các loại thảo dược khác nhau không cho thấy sự sai khác rõ rệt. Điều này cũng phù hợp với kết quả theo dõi về tỷ lệ lợn tiêu chảy ở bảng 4.7về tỷ lệ nhiễm cao nhất ở lô không sử dụng kháng sinh trong khẩu phần và không có sự sai khác rõ rệt ở các lô có sử dụng thảo dược trong khẩu phần. Như vậy, sử dụng các chế phẩm thảo dược trong thí nghiệm này đã cải thiện đáng kể hệ sinh thái đường ruột của lợn. Tỷ lệ Lactobacilli/coliform tăng đồng nghĩa với nguy cơ tiêu chảy trên lợn giảm. Bổ sung thảo dược có thể làm tăng tỷ lệ Lactobacilli/coliform trong ruột non lên từ 2-3 lần so với sử dụng kháng sinh hoặc không sử dụng kháng sinh trong khẩu phần của lợn con [70]. Số lượng vi khuẩn sinh lactic trong phân thường cao hơn so với trong ruột non do quá trình lên men các hợp chất hữu cơ tại manh tràng và kết tràng. Vì vậy, tỷ lệ số lượng vi khuẩn Lacto/coliform trong phân thường thấp hơn so với ở ruột non.
Sử dụng thảo dược có tính kháng khuẩn trong khẩu phần ăn làm giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh và gia tăng số lượng vi khuẩn sinh lactic trên đường tiêu hóa của lợn được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu khác nhau [70]. Cho đến nay, các nhà khoa học đều dừng lại ở các thí nghiệm in vitro nhằm thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của dịch chiết thảo dược với các vi khuẩn đường ruột. Chưa có chưa có thí nghiệm invivo nào theo dõi nguyên lý tác động của thảo dược có tính kháng khuẩn lên đường tiêu hóa của lợn.