của thảo dược
Từ những kết quả của nghiên cứu trên, chúng tôi lựa chọn 04 loại thảo dược có tính kháng khuẩn tốt nhất bao gồm: cỏ sữa, rẻ quạt, tỏi, riềng. Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp chế biến khả năng kháng khuẩn của thảo dược, chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của các sản phẩm thảo dược sau chế biến, ngâm, chiết 24 giờ. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phương pháp chế biến tới khả năng kháng khuẩn của thảo dược
Vi khuẩn
Thảo dược E.coli Salmonella Staphylococus
Cỏ sữa Sấy khô 13,5
f±0,6 14,2fgh ± 0,5 17,0de ± 0,7 Ngâm cồn 17,7de ± 1,4 19,8d ± 0,9 21,9abc ± 1,1 Ngâm acid acetic 19,9d ± 0,9 21,3bcd ± 0,7 24,7ab ± 0,6 Rẻ
quạt
Sấy khô 20,2d ± 1,5 19,9d ± 1,0 18,2cd ± 0,9 Ngâm cồn 26,5b ± 1,0 23,7abc ± 1,0 20,6b ± 1,2 Ngâm acit acetic 27,8ab ± 1,1 25,5a ± 0,7 23,8ab ± 0,8 Tỏi
Sấy khô 0 19,3d ± 1,4 14,4b ± 1,3 Ngâm cồn 20,3d ± 1,2 20,6cd ± 0,7 24,0ab ± 1,3 Ngâm acit acetic 23,5c ± 0,8 23,9ab ± 1,1 25,3ab ± 0,9 Riềng
Sấy khô 10,3g ± 1,1 11,8cd ± 1,5 13,1b ± 1,5 Ngâm cồn 18,7de ± 1,0 13,0d ± 1,2 23,2ab ± 1,5 Ngâm acit acetic 20,1d ± 0,8 18,3de ± 1,0 26,3a ± 1,1 Gentamycin 30a ± 0,9 16,0ef ± 1,3 17,1cde ± 0,8
Ghi chú: các chữ số trong cùng một cột không mang những chữ cái giống nhau thì khác nhau về mặt thống kê (p <0,05)
52
Kết quả cho thấy, sản phẩm tỏi sấy khô cho thấy tính kháng khuẩn giảm nhiều nhất so với tỏi tươi. Dịch chiết của tỏi khô không cho thấy vòng vô khuẩn trong đĩa thạch nuôi cấy vi khuẩn E.coli. Vòng vô khuẩn của dịch chiết này nhỏ hơn tới 9,8mm và 9mm lần lượt trên vi khuẩn Salmonella và E.coli. Sấy khô
không làm ảnh hưởng nhiều tới khả năng kháng khuẩn của các thảo dược khác như rẻ quạt, riềng và cỏ sữa. Phương pháp ngâm thảo dược tươi trong cồn cho kết quả về khả năng kháng khuẩn tương tự như kiểm tra hoạt tính của thảo dược tươi (kết quả ở bảng 4.2) và cao hơn so với so với phương pháp sấy khô. Dịch ngâm thảo dược trong dấm cho thấy đường kính vòng vô khuẩn lớn hơn so với phương pháp sấy khô và ngâm trong cồn. Vòng vô khuẩn của dịch ngâm dấm của tỏi và riềng nhỏ hơn dịch ngâm trong cồn.
Các hợp chất phenolic phân cực có trong vỏ đậu đen có khả năng kháng khuẩn hòa tan tốt hơn trong dung môi acid acetic 5% so với cồn methanol 80% [68]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chất chiết trong acid axetic chứa hàm lượng phenolic cao hơn trong các dung môi hữu cơ khác. Acid axetic là một acid yếu do vậy, nó thúc đẩy quá trình tạo ra bộ xương hydrogen trong quá trình phân cực. Trong quá trình tạo ra bộ xương hydrogen với sự hiện diện của nhóm chức chứa oxy trong phân tử flavonoid thúc đẩy sự tương tác giữa các phân tử. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, phương pháp chiết trong dung môi acid axetic 5% hiệu quả hơn trong dung môi methanol 80%. Tốc độ hòa tan 1,1 diphenyl- 2-picrylhydrazil (DPPH) nhanh hơn phương pháp đối chứng. 80% DPPH được hòa tan trong acid axetic trong 45 phút, 90% DPPH trong 8 giờ so với trong 24 giờ ở dung môi methanol. Như vậy có thể thấy rằng, các hợp chất phenolic trong thảo dược tan tốt nhất trong dung môi acid axetic. Với các loại thảo dược có hàm lượng cao các phelnolic thì sử dụng acid axetic để tách chiết các hợp chất hữu cơ hiệu quả hơn các dung môi hữu cơ khác.
53
Dung môi cồn ethanol là dung môi phổ biến để tách chiết các hợp chất