Ảnh hưởng của thời gian bảo quản tới khả năng kháng khuẩn của thảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn (Trang 53)

môi chiết. Dịch chiết trong cồn của thảo dược giữ được nhiều hợp chất nhất so với các dung môi hữu cơ như dichlomethane (DME), ethylacetate (EA). Dịch chiết trong dung môi cồn còn giữ lại được tanin, saponin và flavonoid; trong khi đó dung môi DME chỉ có thể giữ lại được một số flavonoid, dung môi EA chỉ có một số flavonoid và alkaloid. Các steroid không tan trong các dung môi kể trên [67].

4.2.3. nh hưởng ca thi gian bo qun ti kh năng kháng khun ca tho dược tho dược

Để đánh giá ảnh hưởng của phương pháp chế biến tới thời gian có thể bảo quản thảo dược mà vẫn giữ được hoạt tính kháng khuẩn, chúng tôi tiến hành kiểm tra tính kháng khuẩn của các sản phẩm thảo dược sau chế biến 2, 4, 8, 16 tuần. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Kết quả cho thấy, tính kháng khuẩn của thảo dược sấy khô được bảo quản tới 16 tuần không có sự biến động đáng kể so với ngay sau khi chế biến. Kích thước vòng vô khuẩn của các loại thảo dược ở thời điểm 16 tuần sau chế biến tương đương tại thời điểm sau chế biến.

Khả năng kháng khuẩn của dịch ngâm thảo dược trong cồn trong 2 tuần đầu tương đương với tại thời điểm sau chế biến nhưng có xu hướng giảm đi nhanh chóng sau 4 tuần bảo quản. Tại 16 tuần bảo quản, khả năng kháng khuẩn của dịch ngâm thảo dược trong cồn của các loại thảo dược chỉ ở mức (+). Tại thời điểm này, dịch ngâm của riềng không cho thấy vòng vô khuẩn với E.coli và

Salmonella. Dịch ngâm thảo dược trong dấm cho thấy khả năng bảo quản kém

nhất. Sau 2 tuần bảo quản, hầu hết dịch ngâm của thảo dược đã bị thối mốc, nổi váng và không còn khả năng kháng khuẩn. Dịch ngâm trong dấm ăn của tỏi cho thấy có thể bảo quản lâu nhất – đến 8 tuần sau chế biến. Tuy nhiên, dịch ngâm này cho thấy sức kháng khuẩn rất yếu so với với thời điểm sau chế biến.

54

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản tới khả năng kháng khuẩn của thảo dược

Vi khuẩn Thảo dược

Sấy khô Ngâm cồn Ngâm dấm

E.coli Sal. Sta. E.coli Sal. Sta. E.coli Sal. Sta.

Cỏ sữa 0 ++ ++ ++ ++ +++ +++ +++ +++ +++ 2 tuần ++ ++ ++ ++ +++ +++ - - - 4 tuần ++ ++ ++ + ++ ++ - - - 8 tuần ++ ++ ++ + ++ ++ - - - 16 tuần ++ ++ ++ + + + - - - Rẻ quạt 0 +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ 2 tuần +++ +++ +++ +++ +++ +++ - - - 4 tuần +++ +++ +++ ++ ++ ++ - - - 8 tuần +++ +++ ++ ++ ++ ++ - - - 16 tuần +++ +++ ++ + + + - - - Tỏi 0 - +++ ++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ 2 tuần - + ++ ++ ++ ++ + + + 4 tuần - + + ++ ++ ++ + + + 8 tuần - + + + + + + + + 16 tuần - + + + + + - - - Riềng 0 ++ + +++ +++ ++ +++ +++ +++ +++ 2 tuần ++ + +++ ++ + +++ - - - 4 tuần ++ + +++ + + ++ - - - 8 tuần ++ + +++ + + ++ - - - 16 tuần ++ + ++ - - + - - - Gentamycin +++ ++ ++ +++ ++ ++ +++ ++ ++

Nồng độ thành phần hóa học của thảo dược phụ thuộc vào phương pháp chế biến. Dịch ép tỏi tươi có khả năng kháng mạnh nhất với S.aureus, bột tỏi có sức kháng yếu nhất đặc biệt là với vi khuẩn E.coli [14].

55

Sấy khô thảo dược cũng ảnh hưởng tới phổ kháng khuẩn của chúng. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ bột tỏi đã gia nhiệt ở 800C của Viện Dược Liệu cho thấy, khả năng kháng khuẩn của tỏi giảm đi từ 2 -3 lần trong khi đó khả năng kháng khuẩn của nghệ giảm không đáng kể. Nhiệt độ đã làm biến tính allicin trong tỏi (thành phần tạo nên khả năng kháng khuẩn của tỏi) làm giảm hiệu quả kháng khuẩn của tỏi [8].

Một nghiên cứu khác cho biết thành phần hóa học của gừng đã bị thay đổi sau khi sấy khô [53]. Các hợp chất oxygenated trong gừng đã giảm từ 29% ở dạng tươi xuống còn 14% ở dạng khô. Hydrocarbon trong gừng khô cao hơn trong gừng tươi. Gừng khô có chứa nhiều hợp chất sesquiterpene hydrocarbon hơn là trong dùng tươi. Gừng tươi chứa nhiều hợp chất oxygenate hơn trong gừng khô. Các báo cáo trước đó cũng cho thấy các hợp chất monoterpen có khả năng kháng khuẩn tốt hơn các hợp chất sesquiterpene. Các hợp chất hydrocarbon có khả năng kháng khuẩn yếu hơn các hợp chất oxygenated. Thử nhiệm khả năng kháng khuẩn của 2 dịch chiết gừng từ nguyên liệu tươi và khô cho thấy, khả năng kháng khuẩn của dịch chiết gừng tươi giảm dần từ Aspergillus niger, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis. Dịch chiết gừng khô có sức kháng giảm dần với Pseudomonas aeruginosa, Aspergillus niger, Bacillus subtilis[53].

Sấy khô ảnh hưởng tới khả năng kháng khuẩn của tinh dầu thảo dược do quá trình này ảnh hưởng tới thành phần hóa học của thảo dược. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sấy khô làm giảm nồng độ monoterpence trong khi nồng độ sesquiterpenes không đổi. Sự suy giảm nồng độ monoterpence là do chúng có khối lượng phân tử nhẹ và dễ bay hơi. Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu có mối tương quan cao với thành phầm monoterpences so với các hợp chất hóa học phổ biến khác và các phân tử oxy hóa kháng hydrocacbon. Vì vậy, tỷ lệ monoterpence/sesquiterpene quyết định chất lượng tinh dầu thảo dược [26].

56

Thời gian bảo quản làm ảnh hưởng tới hàm lượng thiosulfinate và sulfur tổng số trong tỏi. Tuy nhiên sử dụng phương pháp sấy khô tỏi cho thấy, hàm lượng các chất này không biến động nhiều sau 3 tháng bảo quản. Do vậy, tính kháng của tỏi khô với vi khuẩn S.aureus và E.coli không biến động nhiều sau bảo quản [14]. Bảo quản thảo dược ở dạng khô không làm thay đổi tính kháng khuẩn của thảo dược. Một số loại có thể bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng (22oC) trong từ 18 tháng đến vài năm. Sở dĩ như vậy là vì hầu hết tính kháng khuẩn của thảo dược đều liên quan đến các hợp chất linoleic, oleic acid và các axit béo. Những hợp chất này rất bền trong điều kiện sấy khô [66].

Dựa vào kết quả về khả năng bảo quản thảo dược sau chế biến cho thấy, sấy khô cho phép giữ lại được khả năng kháng khuẩn của thảo dược lâu nhất. Rẻ quạt, cỏ sữa và cỏ xước là các loại thảo dược ít chịu ảnh hưởng của phương pháp sấy khô tới khả năng kháng khuẩn. Khả năng kháng khuẩn của tỏi bị suy giảm mạnh sau khi sấy khô. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn bột khô của các cây rẻ quạt, riềng và cỏ sữa cho các thí nghiệm tiếp theo trên lợn.

Để thuận lợi cho việc hạch toán khi cần thiết, chúng tôi đã theo dõi sự hao hụt khối lượng khi sấy khô thảo dược. Kết quả theo dõi về tỷ lệ khô/tươi được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ bột khô thu được sau sấy khô của các loại thảo dược Loại thảo dược Tỷ lệ khô/tươi (%)

Cỏ sữa 20 Rẻ quạt 10,4 Riềng 11,89 Màu sắc, mùi của thảo dược phản ánh một phần chất lượng của thảo

dược sau sấy khô đồng thời cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng của thảo dược. Bột khô thu được sau sấy khô ở nhiệt độ 50 0C của các loại thảo dược

57

trong thí nghiệm cũng cho thấy: màu sắc, mùi vị của các loại thảo dược rất đặc trưng. Tỏi sấy khô có màu trắng ngà, có mùi thơm nồng của tỏi; gừng có màu vàng rơm, thơm và vị cay; riềng màu xám tro, vị cay; bột khô rẻ quạt có màu vàng xám và bột cỏ sữa màu xanh đen.

Tính chất vật lý của các loại thảo dược này sau khi sấy khô và nghiền nhỏ cũng khác nhau. Bột tỏi rất dính, dễ vón cục, dính thành bánh và khó nghiền do có nhiều dầu trong thành phần, và tỷ lệ bột khô thu được cao nhất so với các loại thảo dược khác. Bột riềng, gừng, rẻ quạ và có sữa khá mịn, khô, nhẹ, dễ gây bụi nên dễ thất thoát trong quá trình chế biến, sử dụng.

Độ ẩm thích hợp để bảo quản thảo dược dao động từ 8 đến 12% và các phần được sử dụng khác nhau của thảo dược thì không cần thiết phải sấy khô đến độ ẩm như nhau [40]. Quá trình sấy khô thảo dược cho thấy, hầu hết các thảo dược sử dụng trong thí nghiệm đều đạt được ẩm độ đạt được trong phạm vi 8-12%.

Bột khô các thảo dược có nhiều ưu điểm so với các dạng bào chế khác. Bột khô tiện lợi cho quá trình tách chiết thảo dược, cho phép giữ lại được các thành phần hóa học của thảo dược, có thể bảo quản trong thời gian dài, và thuận tiện cho buôn bán, giao dịch [26]; hạn chế được sự phát triển của các vi sinh vật gây hại và các phản ứng hóa học trong thành phần của thảo dược có thể xảy ra khi ở dạng tươi hoặc do quá trình hô hấp của thảo dược sau thu hái [29]. Tỷ lệ mất nước cũng có mối liên quan thuận với khả năng bảo quản của thảo dược. Tỷ lệ mất nước cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ tinh dầu thu được. Các loại thảo dược có sự mất nước thì tỷ lệ mất tinh dầu càng cao. Tỷ lệ mất tinh dầu có tương quan (r = 0,86) đến sự suy giảm các thành phần hóa học khác của thảo dược sau sấy khô [26]. Như vậy có thể dự đoán, sấy khô sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới các thành phần có tính kháng khuẩn trong thảo dược.

58

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)