Ung th­ ®­êng mËt (cholangiocarcinoma):

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 1 – bệnh viện bạch mai (Trang 95)

- Thêi gian biÓu thÞ b»ng trôc ngang vµ ®­îc tÝnh b»ng gi©y

3.3.2.2.Ung th­ ®­êng mËt (cholangiocarcinoma):

th­êng do sái kÑt phÔu tói mËt.

3.3.2.2.Ung th­ ®­êng mËt (cholangiocarcinoma):

Ung thư đường mật là tổn thương nằm ở đường mật ngoài gan, có thể ở đường mật chính, ở rốn gan (u Klatskin) hoặc các nhánh đường mật thuỳ gan. Các yếu tố thuận lợi có thể là: viêm loét đại tràng, bệnh Caroli, viêm xơ đường mật, sán lá gan, nang ống mật chủ, xơ gan bẩm sinh

Thường gặp ở người già, nam giới. Lâm sàng biểu hiện chủ yếu là vàng da tắc mật tăng dần không đau không sốt.

Siêu âm:

- Siêu âm cho thấy giãn đường mật trong gan (H.15), nó có thể xác định vị trí bít tắc do u trong 90% các trường hợp. Tổn thương u ở vùng rốn gan cho những hình ảnh đặc trưng là giãn đường mật trong gan, không thấy hình hội lưu đường mật vùng rốn gan, đường mật phía dưới có khẩu kính bình thường và túi mật không căng. Tổn thương u ở ống mật chủ cho thấy hình giãn túi mật kèm theo.

- Siêu âm cho phép phát hiện u trong 20-50% các trường hợp. Có thể là hình dày thành đường mật, hình khối trong lòng đường mật (H.16), hình khối

96

vùng rốn gan hoặc cuống gan (H.17), nói chung có kích thước nhỏ nằm phía dưới đường mật giãn. Khối gây giãn đường mật có thể là u có cấu trúc âm có thể gần giống với mỡ rốn gan hoặc một hạch chèn ép.

- Siêu âm giúp đánh giá lan tràn của ung thư. U đường mật vùng rốn gan thường xâm lấn nhu mô gan ở phân thuỳ IV và I. Ngoài ra có thể thấy u đường mật chèn ép tĩnh mạch, di trong nhu mô gan, hạch dọc theo cuống gan hoặc quanh tuỵ. Hiếm hơn có thể theo thuỳ gan hoặc di căn biểu mô phúc mạc.

- Siêu âm cho thấy những dấu hiệu gián tiếp khác giúp chẩn đoán u đường mật như: tuỵ bình thường, không thấy sỏi đường mật, không thấy u vùng đặc biệt u túi mật.

Chẩn đoán phân biệt, tuỳ theo vị trí của u đường mật: - U vùng rốn hoặc cuống gan:

+ Xâm lấn chèn ép đường mật: u lân cận (u tuỵ, túi mật, dạ dày) hoặc hạch di căn ( từ u tuỵ, ống tiêu hoá, vú, phổi, lymphoma).

+ Di căn trong lòng đường mật: rất hiếm, có thể gặp do u sắc tố hoặc ung thư tế bào biểu mô gan vỡ vào trong đường mật.

+ Hẹp lành tính: phần lớn do sau mổ cắt túi mật hoặc mổ đường mật hoặc do chấn thương. Hội chứng Mirizzi chèn ép đường mật do sỏi phễu túi mật cũng có thể gặp.

- U đường mật thấp: với u đầu tuỵ, u Vater, sỏi ống mật chủ.

Các phương pháp chẩn đoán khác (CLVT,CHT, chụp đường mật) cho phép chẩn đoán xác định và đánh giá tổn thể tổn thương, nhằm định hướng cho điều trị ngoại khoa hoặc đặt stent đường mật qua da hoặc qua nội soi.

Hình 15: Giãn đường mật trong gan do u đường mật

vùng rốn gan

Hình 16: khối trong lòng đường mật ngoài gan, giãn

đường mật phía trên.

Hình 17: Khối u đường mật xâm lấn vùng HPT IV.

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 1 – bệnh viện bạch mai (Trang 95)