- Thêi gian biÓu thÞ b»ng trôc ngang vµ ®îc tÝnh b»ng gi©y
3. C¸c biÕn ®æi vµ gi¶ ¶nh
3.1. Các biến đổi giải phẫu thận bàng quang
Nguyên nhân Nhận xét
Thận hình bướu lạc đà (có thể giả một khối u)(Hình 8).
Chỗ nhô lên ở bờ ngoài giữa hai cực của thận trái; các đài thận kéo dài vào trong đó, nhu mô bao quanh tương tự phần nhu mô còn lại.
Thận chia thùy bào thai (có thể giả sẹo nhu mô)
Sự lõm vào của vỏ thận giữa các tháp và các đài.
Phì đại cột Bertin (Hình 9) Cột Bertin to tròn đẩy các cổ đài kề cận và giả khối u.
Thận kép Thận dài mảnh biến đổi từ dạng chỉ là
sự tăng đôi hệ thống góp tới tách biệt hoàn toàn. Có thể kèm theo bệnh lý. Xác định bằng chụp UIV.
Thận nhỏ bẩm sinh (có thể giả thận nhỏ bệnh lý).
Kích thước nhỏ nhưng dáng vẻ và chức năng bình thường. Xác định bằng chụp UIV.
Thận quay sai vị trí Bể thận và các niệu quản nằm ở phía trước.
Thận sa Thận nằm thấp (thường bên phải), chỗ
nối bể thận bị gấp góc về phía đầu. Thận lạc chỗ Thận lạc chỗ tiểu khung hoặc bắt
chéo
Thận hình móng ngựa Hai thận nằm thấp cực dưới nối qua đường giữa bằng nhu mô hoặc mô xơ Không có thận bẩm sinh Không có một thận và niệu quản. Xác
định bằng soi bàng quang không thấy lỗ niệu quản. Hoặc chụp cắt lớp vi tính. Tồn lưu ống niệu rốn Các cấu trúc (nang, ống) dính hoặc
thông với đáy bàng quang.
Hình 8. Thận hình bướu lạc đà Hình 9. Phì đại cột Bertin là một khối đồng âm chiếm chỗ các cấu trúc lân cận
3.2. ảnh giả và các bẫy
108
Một dải giả ảnh dội chạy ngang ở phần trước của bàng quang là khó tránh, cho dù đã chỉnh lại gain. Vấn đều chủ yếu là nó làm mờ các tổn thương ở thành trước. Các giả ảnh dội đôi khi cũng xuất hiện ở phần sau của bàng quang. Trong trường hợp này cần phân biệt với máu, mủ bằng cách chỉnh lại gain và cho bệnh nhân nằm nghiêng.
3.2.2. Sự không cân xứng về hình ảnh thận
Do vị trí giải phẫu, sự không cân xứng về kích thước giữa hai thận thường do chọn mặt cắt không đúng, mặt cắt trước bên với thận phải và mặt cắt bên với thận trái. Cũng vì lợi thế giải phẫu mà thận phải thường có cấu trúc âm rõ hơn thận trái.
3.2.3. Các vùng tăng âm của xoang mỡ thận
ở một số bệnh nhân, các đám mỡ của xoang thận tăng âm và có thể tạo ra bóng cản (Hình 10). Rất khó phân biệt các vùng này với sỏi. Sỏi bình thường tạo ra bóng cản cản rõ, nhưng trong các trường hợp nghi ngờ nên chụp một phim xq hệ tiết niệu không chuẩn bị.
Hình 10. Mỡ xoang thận tăng âm. Một vài vùng mỡ xoang thận tăng âm và có bóng cản. Sỏi tạo bóng cản rõ hơn, nhưng có thể khó phân biệt khi chỉ dùng siêu âm.
Không thấy thận ở vị trí bình thường thì không nên tìm kiếm ngay thận lạc chỗ bắt chéo hay thận tiểu khung. Một thận nhỏ, đặc biệt nếu nó tăng âm lẫn vào mỡ quanh thận thì rất khó thấy. Trong trường hợp nghi ngờ, chụp cắt lớp vi tính giúp phân biệt giữa mô thận và mỡ bao quanh (Hình 11).
Hình 11a. Thận nhỏ do suy thận giai 11b. Chụp cắt lớp vi tính xác định.
đoạn cuối (các mũi tên) nằm bên trong lớp mỡ quanh thận. Hình