Mét sè bÖnh lý hay gÆp 1 Tô m¸u vïng c¬ ®¸i chËu

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 1 – bệnh viện bạch mai (Trang 149)

- C¸c u c¬:

U c¬ tr¬n ¸c tÝnh cña tÜnh m¹ch chñ d­í

2.3.2. Mét sè bÖnh lý hay gÆp 1 Tô m¸u vïng c¬ ®¸i chËu

2.3.2.1. Tụ máu vùng cơ đái chậu Chẩn đoán

Chảy máu do chấn thương, do dùng thuốc chống đông..., siêu âm có độ nhạy rất cao để phát hiện tụ máu nên nó được dùng như phương pháp thăm khám đầu tiên khi nghi ngờ có tổn thương.

Trên siêu âm thấy hình cơ đái chậu to ra, không đối xứng nhau( vì thường chỉ tụ máu ở một bên), có hình rỗng âm của khối tụ máu mới, khi tụ máu có cục

150

máu đông sẽ thấy hình khối tăng âm trong hình rỗng âm của cục máu đông, tụ máu mãn tính thì cục máu đông tiêu đi hết và chỉ còn hình rỗng âm có thể có lắng căn bên trong.

Tụ máu ít có thể khi khu trú ở vùng đái chậu, nếu tụ máu nhiều quá thì máu sẽ lan sang các khoang khác sau phúc mạc như: tụ máu cơ đái chậu trên L3 thì máu sẽ lan sang khoang quanh thận và canh thận làm cho các cân Gérota và Zuckerkandl dày, nếu tụ máu dưới L3 thì máu tụ thường lan xuống khoang sau phúc mạc vùng tiểu khung.

Chẩn đoán nguyên nhân

-Tụ máu sau chấn thương: thường hay gặp sau chấn thương có vỡ khung chậu, trong trường hợp đụng dập chảy máu lan toả cơ đái chậu thì chỉ thấy khối cơ to ra không đồng đều.

- Tụ máu do thầy thuốc gây ra: sau chọc sinh thiết thận và nhất là sau chụp động mạch chủ bụng qua đường thắt lưng thường hay có tụ máu trong cơ đái chậu.

- Nứt, rách phình động mạch chủ bụng cũng là một trong những nguyên nhân gây tụ máu cơ đái chậu. Chỗ bị nứt thường hay ở mặt sau bên của phình động mạch chủ bụng, nhưng cũng có thể ở động mạch chậu hay động mạch đùi. Tụ máu thứ phát do vỡ phình động mạch chủ bụng thường nằm trong bao cơ thắt lưng chậu, và cân chậu chắc nên có thể làm ngừng chảy máu, chảy máu có thể tràn vào khoang quanh thận và vào cơ thắt lưng, chảy máu có thể vào khoang cạnh thận sau và đôi khi vào khoang quanh thận bên đối diện( rất hiếm gặp).

- Các biến chứng đặt prothèse động mạch chủ bụng cũng có thể gây tụ máu sau phúc mạc, khi đó tụ máu thường hai bên. Tụ máu có thể gậy nhiễm trùng và lúc đó có thể thấy hình hơi bên trong khối tụ máu biểu hiện bằng những hình cản âm nhỏ.

- Các xuất huyết tạng, bệnh ưa chảy máu hêmôphili là nguyên nhân thường gặp, tạo lên khối tụ máu lớn cùng với biểu hiện thần kinh ở đùi.

- Điều trị chống đông cũng là một trong những nguyên nhân hay gặp của tụ máu vùng cơ đái chậu, và thường kèm theo tụ máu trong khoang cạnh thận sau, bệnh cảnh lâm sàng hay nhầm lẫn vì triệu chứng giống như viêm tắc tĩnh mạch.

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 1 – bệnh viện bạch mai (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)