Phæ Doppler cña dßng ch¶y rèi Ýt biÓu hiÖn b»ng chiÒu dµy cña viÒn phæ Doppler réng ra ë

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 1 – bệnh viện bạch mai (Trang 39)

- Thêi gian biÓu thÞ b»ng trôc ngang vµ ®­îc tÝnh b»ng gi©y

B.Phæ Doppler cña dßng ch¶y rèi Ýt biÓu hiÖn b»ng chiÒu dµy cña viÒn phæ Doppler réng ra ë

bằng chiều dày của viền phổ Doppler rộng ra ở cuối tâm thu và trong thì tâm trương. Tốc độ dòng chảy gần 50cm/s thấy ở biểu đồ trên phải ở thì tâm thu đánh dấu bằng đầu mũi tên phía dưới

ảnh hưởng của kích thước cửa sổ ghi Doppler: Kích thước của cửa sổ ghi Doppler cũng ảnh hưởng đến phổ Doppler. Thường thì trên các máy siêu âm Doppler khi để cửa sổ ghi Doppler rộng thì viền phổ Doppler cũng dày lên. Tuy nhiên chiều dày phổ Doppler rộng ra là một dấu hiệu chung của mạch bệnh lý.

3.6. Sức đập:

Phổ Doppler biểu diễn thay đổi tốc độ trong lòng mạch ở mỗi kỳ tâm thu. Hình ảnh phổ Doppler bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: yếu tố huyết động, chức năng tim, yếu tố thành mạch, lưu lượng máu đến và đi ở vùng thăm dò...

Cản trở dòng đến:

Hình C: Dòng rối trung bình làm lấp đầy cửa sổ trống trên phổ Doppler, tốc độ khoảng 75cm/giây .

Hình D. Dòng rối nặng biểu hiện bằng mất cửa sổ trống tín hiệu, bờ phổ Doppler không rõ, tốc độ khoảng 125cm/giây

40

ở mạch máu bình thường không có cản trở dòng đến thì trong thì tâm thu có tốc độ dòng chảy tăng lên đột ngột và nhanh chóng tới đỉnh. Nếu dòng đến bị cản trở nhiều do tổn thương gây tắc ở đầu gần so với vùng thăm khám thì tâm thu tốc độ tăng lên từ từ (thời gian tăng tốc tâm thu kéo dài) và đỉnh tâm thu và tâm trương đều thấp hơn bình thường. Hậu quả là phổ Doppler có dạng sóng dẹt và thấp, và ta có thể đo được ảnh hưởng của dòng đến tới thời gian tăng tốc tâm thu.

Tăng tốc tâm thu chịu ảnh hưởng của cả chức năng tim và cản trở dòng đến. Phổ Doppler có thể dẹt và thời gian tăng tốc kéo dài nếu như tống máu ra từ thất trái chậm do rối loạn chức năng cơ tim hay do hẹp van động mạch chủ. Khi ta thấy có phổ Doppler tròn thấp và thời gian tăng tốc tâm thu kéo dài thì cần kiểm tra ở mạch khác để xác định đó là do cản trở dòng đến hay do tim.

Cản trở dòng đi:

Tốc độ của dòng đi phụ thuộc vào sức cản( trở kháng) của của tuần hoàn do động mạch. Sức cản tuần hoàn thay đổi ở từng vùng khác nhau của cơ thể và thể hiện trên phổ Doppler của mạch máu nuôi dưỡng vùng đó, ví dụ như động mạch cảnh trong có phổ điển hình của mạch máu có sức cản thấp với hình đỉnh tâm thu rộng và dòng đến xuất hiện cả trong thì tâm trương do máu lên não có dòng đến không bị ngừng trong thì tâm trương.

Sức cản bình thường và cao nhất là ở các mạch máu các chi, chúng có phổ Doppler với đỉnh tâm thu nét và hẹp, có sóng ngược chiều sớm trong thì tâm trương do có dòng đến muộn trong kỳ tâm trương. Sóng đảo chiều là sóng phản xạ, là đặc trưng của động mạch có sức cẩn lớn. Phổ Doppler của các mạch ngoại vi có sức cản lớn có sóng 3 pha do có 3 thành phần sóng: hai pha đến và một ngược chiều.

Thay đổi phổ Doppler giúp cho chẩn đoán tắc mạch, ví dụ như khi có tổn thương tắc của động mạch cảnh trong thì phổ Doppler thay đổi từ 1 pha bình thường ở động mạch cảnh gốc tới 2 thậm chí 3 pha.

Để định lượng được sức cản dòng đi thì người ta sử dụng nhiều chỉ số khác nhau nhưng chỉ số sức đập của Gosling và chỉ số sức cản của Pourcelot và tỷ số tâm thu / tâm trương là hay được dùng nhất. Các chỉ số này thay đổi ở các vùng khác nhau của cơ thể.

Cả sinh lý và bệnh lý đều có thể làm thay đổi phổ Doppler ví dụ như có thể thấy phổ Doppler của mạch có sức cản thấp có sóng 1 pha ở mạch ngoại biên sau khi tập thể dục nặng làm giãn các mạch và làm giảm sức cản. Cũng vẫn thấy hình phổ Doppler như vậy ở mạch ngoại biên nhưng là bệnh lý khi có giãn mạch đầu xa do tắc mạch đầu gần.

Chỉ số sức đập của Gosling (Pulsatility Index) PI=

MB B A

42

Chỉ số sức cản của Pourcelot( Resistivity Index) ( A: tốc độ tâm thu, B: tốc độ tâm trương )

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 1 – bệnh viện bạch mai (Trang 39)