C¸c biÕn ®æi vµ gi¶ ¶nh 4 C¸c khèi vµ nang cña thËn

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 1 – bệnh viện bạch mai (Trang 100)

- Thêi gian biÓu thÞ b»ng trôc ngang vµ ®­îc tÝnh b»ng gi©y

3. C¸c biÕn ®æi vµ gi¶ ¶nh 4 C¸c khèi vµ nang cña thËn

4. Các khối và nang của thận 5. Các nguyên nhân gây to thận 6. Các nguyên nhân gây nhỏ thận 7. Suy thận 8. Giãn đài thận (ứ nước thận) 9. Bệnh lý niệu quản 10. Bệnh lý bàng quang 1. Giải phẫu Thận

Thận nằm ở trong hố thắt lưng, tạo góc với thành bụng sau trên các mặt phẳng đứng dọc và ngang (Hình 1). Biết sự tạo góc này có ứng dụng quan trọng trong chọn mặt cắt siêu âm tốt nhất để có được các ảnh đứng dọc và ngang thực sự của thận. Gan nằm phía trước thận phải nên cực trên và đôi khi toàn bộ thận phải có thể ghi hình qua thành bụng trước. Tuy nhiên cực dưới thận phải đôi khi khó ghi hình do bờ gan di động, khi này nên cắt chếch ở thành sau bên. Lách nằm trước trên thận trái nên tạo ra cửa sổ siêu âm không tốt, trừ khi lách to. Đại tràng phủ trước phần còn lại của thận trái, nên siêu âm thận trái thường chỉ có thể theo mặt cắt chếch sau thành bụng (xem Hình 1).

Hình 1. Hình minh họa giải phẫu thận cho thấy hướng chếch của thận trên mặt phẳng ngang, nên biết để chọn các mặt cắt siêu âm thích hợp.

Thận (Hình 2) gồm hệ thống góp (các đài thận, cổ đài và bể thận) bao quanh bởi mỡ và nhu mô thận, nhu mô thận có vỏ và các tháp tủy. Vỏ thận có thể chia thành phần ngoại vi và các cột Bertin xen vào giữa các tháp tủy. Thận được bọc bởi bao thận và bên ngoài là mỡ quanh thận.

102

Hình 2b. Hình cắt dọc thận phải bình thường qua gan, thấy sự khác biệt giữa bao thận, vỏ thận, tháp và phức hợp xoang thận.

Hình 2a. Minh hoạ giải phẫu thận.

Các tháp thận (tủy) chứa các ống thận, mô liên kết và các mạch máu. Các thành phần này kết chặt nên có rất ít mặt phân giới phản âm, vì thế mật độ âm của tháp thấp. Vỏ thận chứa các cầu thận, chứng có độ phản âm tương đối mạnh, do đó tính sinh âm của vỏ thận cao hơn tủy thận. Bao thận và các mặt phân giới giữa mô quanh thận, bao và vỏ thận tạo ra một đường tăng âm rõ quanh thận. Mỡ quanh thận có độ dày và mật độ âm biến đổi. Thường thì mật độ âm cao vừa, đôi khi nó ít sinh âm và có thể giả tụ dịch quanh thận.

Như vậy, hình ảnh siêu âm thận bình thường ở người lớn có các đặc điểm sau: vỏ thận có đậm độ âm hơi thấp hơn hoặc bằng gan và lách, tháp thận có đậm độ âm thấp hơn vỏ với bệnh nhân gầy (ở các bệnh nhân béo hoặc khi quét qua cơ lưng thì sự phân biệt tủy vỏ kém hoặc không có). Phức hợp xoang thận có đậm độ âm cao nhất. Hệ thống góp bình thường là một khoang hẹp chứa nước tiểu, thường khó thấy, đôi khi thấy rõ dưới dạng khoang trống âm ở các bệnh nhân bài niệu tốt. Bể thận cũng thay đổi trong hình thức xuất hiện, từ mức là một cấu trúc trống âm nhỏ trong thận tới cấu trúc trống âm lớn lồi ra khỏi thận.

1.1. Thận sơ sinh và trẻ nhỏ

Có 4 sự khác biệt giữa thận trẻ nhỏ (Hình 3) và thận trưởng thành:

- Thận trẻ nhỏ có độ tập trung cao hơn của các cầu thận ở vỏ, dẫn đến đậm độ âm của vỏ cao hơn ở thận trưởng thành.

- Các tháp thận của trẻ nhỏ lớn hơn theo tỷ lệ với vỏ nên có thể tương đối giảm âm. Đối với trẻ nhỏ, do bề mặt thận gần da và dùng các đầu dò tần số cao nên cũng làm tăng sự phân biệt tủy-vỏ đến độ các tháp thận xuất hiện nổi bật.

- Thận trẻ nhỏ có ít hoặc rất ít mỡ xoang thận nên phức hợp xoang thận chỉ bao gồm các cấu trúc hẹp của hệ thống đài thận.

- Hệ thống đài thận tương đối căng ở khoảng 75% trẻ nhỏ nên các đài và cổ đài là các cấu trúc chứa dịch. Hình ảnh này chỉ thấy ở người trưởng thành bài niệu tốt.

Các sự khác biệt vỏ thận này tồn tại cho tới 6 đến 24 tháng tuổi khi bước vào hình thái trưởng thành. Lượng mỡ bể thận tăng dần trong thời thanh niên.

Hình 3. Thận trẻ nhỏ, vỏ tăng âm, các tháp thận to, ít mỡ xoang thận.

1.2 Niệu quản

Niệu quản là cấu trúc ống nằm sau phúc mạc nối bể thận với bàng quang. Niệu quản đoạn bụng nằm ở bờ trong của cơ thắt lưng, và đoạn chậu nằm ở thành bên của khung chậu phía trước động mạch chậu cho tới mức gai ụ ngồi, tại đây nó vòng ra trước và vào trong để đổ vào bàng quang. Với nam giới, đoạn cuối của niệu quản nằm phía trên túi tinh, ở nữ giới thì đoạn cuối niệu quản nằm sát túi cùng bên của âm đạo. Đoạn niệu quản trong thành bàng quang chạy chếch, dài khoảng 2cm ở người lớn và mở vào bàng quang ở vùng tam giác.

1.3. Bàng quang

Bàng quang là cấu trúc hình trứng nằm trong tiểu khung, hình dạng thay đổi theo mức độ căng. Lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo nằm ở ba góc của tam giác

104

bàng quang. Lỗ niệu quản đôi khi có thể nhận ra khi nó lồi vào bàng quang (Hình 4).

Hình 4. Lỗ niệu quản được nhận ra là phần hơi lồi ở đáy bàng quang (các mũi tên). Thành dày 4-6mm ở bất cứ lứa tuổi nào khi bàng quang đầy. Thể tích bàng quang tồn dư ở trẻ < 10 ml và ở người lớn < 20ml.

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 1 – bệnh viện bạch mai (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)