Kü thuËt siªu ©m ThËn

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 1 – bệnh viện bạch mai (Trang 104)

- Thêi gian biÓu thÞ b»ng trôc ngang vµ ®­îc tÝnh b»ng gi©y

2. Kü thuËt siªu ©m ThËn

Cả hai thận được quét nhiều lớp theo mặt phẳng dọc và ngang để quan sát toàn bộ thể tích thận. Các lớp cắt theo mặt phẳng chếch là cần thiếu để thấy chỗ nối bể thận-niệu quản.

Thận phải được quét khởi đầu từ mặt phẳng trước bên dùng gan làm cửa sổ âm. Quét ở phía sau để quan sát cực dưới thận. Yêu cầu bệnh nhân hít thở sâu để di chuyển thận tránh xương sườn và khí ruột.

Thận trái cần được quét ở phía sau hơn. Cực trên có thể quét qua lách, nhưng phần lớn phải quét qua cơ thắt lưng nên chất lượng hình ảnh giảm. Bệnh nhân thường phải nằm nghiêng, người hơi vặn vào trong để ghi ảnh toàn bộ thận.

2.1 Niệu quản

Trừ khi bị giãn, còn không siêu âm chỉ thấy đoạn gần và đoạn xa của niệu quản (Hình 5 và Hình 6) và đoạn bắt chéo mạch chậu. Niệu quản đoạn gần được

quét qua mặt phẳng chếch dọc dùng thận làm cửa sổ âm. Niệu quản đoạn cuối quan sát thấy khi bàng quang đầy.

Hình 5. Niệu quản đoạn gần (mũi tên) Hình 6. Niệu quản đoạn cuối (mũi tên) quét qua bàng quang

2.2. Bàng quang

Bàng quang được đánh giá tốt khi căng vừa phải, khi căng quá bệnh nhân sẽ khó chịu. Các ảnh cắt ngang được thu theo mặt phẳng ngang di chuyển đầu dò về phía đầu rồi chếch về phía chân để thấy đáy bàng quang. Các ảnh đứng dọc và chếch bổ sung đầy đủ khám xét (Hình 7).

Nên chú ý các vùng tương đối khó quan sát hay vùng “mù”: các thành bên nơi chùm tia gần như song song với thành; đáy bàng nằm sau xương mu; thành trước bàng quang nơi hay bị giả ảnh dội. Chếch đầu dò giúp thấy rõ thành bên và đáy. Chỉnh lại gain và dùng đầu dò tần số cao có thể giảm giả ảnh dội ở thành trước (xem Hình 7). Phần sau xương mu của thành trước khó quan sát. Dùng đầu dò xuyên trực tràng thấy rõ phần này nhưng bất tiện. Siêu âm cạnh lỗ hậu môn cũng thấy rõ vùng này và đáy bàng quang nhưng kém hiệu quả so với siêu âm xuyên trực tràng.

106

Hình 7a. Bàng quang bình thường Hình 7b. Thành trước bàng quang bình thường (đầu dò phẳng, tần số cao)

2.3. Các số đo

Các số đo của thận rất thay đổi, phần nhiều do chọn mặt cắt không đúng. Vỏ thận được đo từ tháp tới bề mặt thận, có thể đo tủy-vỏ.

Các số đo thận bình thường ở người lớn

Chiều dài thận (nam) 11,3 + hoặc – 0,8 cm

Chiều dài thận (nữ) 10,8 + hoặc – 1,0 cm

Sự chênh lệch theo kích thước Thận phải < thận trái 2,0 cm Thận trái < thận phải 1,5 cm

Chiều dày nhu mô Nam

Nữ

14,8 + hoặc – 0, 17 mm (11-18mm) 13,6 + hoặc – 1 mm (11-16mm)

Diện cắt ngang 16 – 30 cm2

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 1 – bệnh viện bạch mai (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)