bệnh
* Đặc tính nông học
Độ dài giai đoạn trổ của các giống/dòng lúa ở Bảng 4.17 đều thuộc cấp 9, có độ dài giai đoạn trổ dài hơn 7 ngày. Điều này là không tốt vì khi thu hoạch thì hạt lúa trên những cây trổ trước sẽ chín sớm hơn hạt lúa trên những cây trổ sau nên khi thu hoạch cùng một thời điểm thì hạt lúa sẽ chín không đều làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Thời gian trổ bông dài hay ngắn do đặc tính giống, điều kiện môi trường và độ thuần của giống lúa, thông thường thời gian trổ bông từ lúc bắt đầu trổ đến khi trổ đều từ 4-5 ngày (Yano và Sasaki, 1997) [266].
Bảng 4.17 Một số đặc tính nông học của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm Giống/dòng Độ dài giai đoạn trổ (cấp) Độ thuần đồng ruộng (cấp) Độ thoát cổ bông (cấp) Độ cứng cây (cấp) Độ tàn lá (cấp) CTUSM1 9 1 1 3 1 CTUSM2 9 1 3 3 5 BN2 9 1 1 3 5 OM4900 (ĐC) 9 1 1 3 1 OM5629 x TP6 9 1 1 3 1 IR28 (CN) 9 5 1 3 5
Ghi chú: ĐC:đối chứng, CN: chuẩn nhiễm mặn
Độ thuần đồng ruộng của các 5 giống/dòng lúa cao (cấp 1), cây khác dạng < 0,25%, riêng độ thuần đồng ruộng của giống chuẩn nhiễm mặn IR28 thuộc cấp trung bình (cấp 3), cây khác dạng 0,25-1%, độ thuần đồng ruộng của các giống/dòng này đều đạt cấp độ giống thuần và có thể đưa vào sản xuất (Bảng 4.17).
Độ thoát cổ bông của các giống/dòng lúa được trình bày ở Bảng 4.17 cho thấy các giống/dòng lúa CTUSM1, CTUSM2, OM4900 đều có độ thoát cổ bông thuộc cấp 3 (thoát trung bình), các giống lúa có độ thoát cổ bông trung bình thường tốt hơn những giống lúa có độ thoát cổ bông nhiều và không thoát, bởi vì các giống lúa có độ thoát cổ bông nhiều sẽ dễ bị gãy khi có gió mạnh còn đối với các giống lúa không thoát cổ bông được khi gặp mưa nhiều nước đọng lại trên cổ bông làm cho cổ bông bị thối, những hạt lúa không thoát ra ngoài dễ bị lép ảnh hưởng đến năng suất lúa. Vì vậy, việc chọn giống lúa có độ thoát cổ bông trung bình và vừa đúng cổ bông cũng góp phần làm gia tăng năng suất lúa.
Độ cứng cây của các giống/dòng lúa đều thuộc cấp 3, cây không bị đổ chỉ bị nghiêng nhẹ được đánh giá một lần trước khi thu hoạch (Bảng 4.17). Đây là một đặc tính tốt giúp cho việc thu hoạch được thuận lợi và hạn chế được sự hao hụt về năng suất. Các giống/dòng lúa này có độ cứng cây tốt,
không bị đổ ngã do các giống/dòng lúa này có chiều cao cây biến thiên từ thấp đến trung bình và có thân rạ cứng (Brady, 1934; Chandler, 1969) [59, 68]. Theo Jennings et al. (1979) [125] thì giống kháng đổ ngã tốt thường có kiểu hình: thân rạ ngắn, dạng thân gọn mọc hơi thẳng đứng, thân rạ cao ốm yếu dẫn đến dễ đổ ngã. Yoshida (1981) [269] công bố sự đổ ngã làm giảm mạnh năng suất, đặc biệt là sau khi trổ gié và bông chạm mặt nước, trong và sau khi trổ gié, sự đổ ngã càng sớm, năng suất lúa càng giảm nhiều. Nếu quá trình phân hóa đồng bị trở ngại thì bông sẽ ít hạt, hạt nhỏ, nhiều hoa bị thoái hóa. Giống chống chịu đổ ngã có chiều cao cây trung bình là 98,1 cm so với 151,8 cm của giống dễ đổ ngã, hàm lượng silic của giống chống chịu cao hơn giống dễ đổ ngã và giống chống chịu đổ ngã trung bình (Hassan et al., 2001) [95]. Thiệt hại do đổ ngã còn phụ thuộc vào mức độ đổ ngã và thời điểm đổ ngã (Setter et al., 1994) [225].
Hình 4.18 Các giống/dòng lúa thí nghiệm giai đoạn chín vụ Thu Đông 2013 Kết quả được trình bày ở Bảng 4.17 cho thấy giống CTUSM1, OM4900, OM5629 x TP6 có độ tàn lá cấp 1, các lá trên khi chín vẫn giữ được màu xanh tự nhiên. Điều này thì tốt cho sự quang hợp để hình thành tinh bột trong hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) [12]. Các lá trên cùng khi chín vẫn giữ màu xanh tự nhiên là một trong những chỉ tiêu nông học quang trọng, góp phần làm gia tăng năng suất lúa (Peng et al., 2005) [193].
Kết quả sự gia tăng chiều cao cây của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm (Hình 4.19) cho thấy hấu hết các giống/dòng lúa đều gia tăng chiều cao cây theo qui luật tự nhiên, chiều cao cây sẽ gia tăng từ giai đoạn tăng trưởng đến hết giai
đoạn sinh sản, khi đó cây lúa đã trổ đều và đạt chiều cao cây tối đa, từ giai đoạn chín đến khi thu hoạch thì chiều cao cây hầu như là không gia tăng thêm. Chiều cao cây của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm biến thiên trong khoảng từ 80 - 100 cm. Độ mặn cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây lúa như chiều cao cây lúa bị ức chế và giảm khoảng 6% so với điều kiện không mặn (Nguyễn Thị Bắp, 2009) [15]. Chiều cao cây thay đổi đáng kể với mức độ mặn khác nhau và chiều cao cây giảm khi mức độ mặn tăng. Saxena và Pandey (1981) [218] đã kết luận rằng chiều cao cây giảm một cách tuyến tính với việc gia tăng mức độ mặn. Akbar et al. (1972) [42] cũng cho rằng trong
suốt giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, chiều cao cây, trọng lượng rơm, trọng lượng khô của rễ và chiều dài rễ tất cả đều bị ảnh hưởng bất lợi của mặn.
Hình 4.19 Chiều cao cây của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển vụ Thu Đông 2013
Tổng số chồi của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm (Hình 4.20) cũng biến thiên theo qui luật phát triển chung của cây lúa. Cả 6 giống/dòng lúa thí nghiệm đều đạt số chồi tối đa khi kết thúc giai đoạn tăng trưởng, từ giai đoạn sinh sản đến giai đoạn chín thì số chồi có khuynh hướng giảm, những chồi vô hiệu sẽ chết đi và còn lại là những chồi hữu hiệu mang bông. Trong 6 giống/dòng lúa thí nghiệm thì giống/dòng CTUSM2 là giống/dòng có tổng số chồi nhiều nhất trong giai đoạn tăng trưởng, nhưng đến giai đoạn sinh sản và giai đoạn chín thì số chồi giảm nhanh và gần như là tương đương với 5 giống/dòng lúa còn lại, điều này cho thấy giống/dòng CTUSM2 có số chồi vô hiệu rất nhiều. Cây mạ bị stress mặn thì nhỏ hơn, số chồi ít và ngắn hơn, lá vàng úa so với các cây đối chứng không mặn ở 28 ngày sau khi gieo hạt. Hơn
nữa mặn có ảnh hưởng lên mật độ cây và chồi. Tại giá trị EC = 3 dSm-1
(1,92‰), ngưỡng mặn hiện đang được công bố cho cây lúa, năng suất đã giảm một phần ba mật độ cây và chồi giảm 40% so với đối chứng không mặn EC = 0,4 dSm-1 (0,256‰). Dữ liệu này hỗ trợ cho việc xác nhận rằng cây lúa thì rất mẫn cảm trong thời gian cây mạ và các giai đoạn phát triển ban đầu (Grattan
et al., 2002) [87].
Hình 4.20 Tổng số chồi của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Thu Đông 2013 qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
Kết quả thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và chiều dài bông của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm (Bảng 4.18) cho thấy thời gian sinh trưởng của 6 giống/dòng lúa này thuộc nhóm ngắn ngày A1 (90 - 105 ngày). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lang và ctv. (2001); Nguyen Ngoc De et al. (2003) [18, 179], thời gian sinh trưởng từ 115-120 ngày là rất thích hợp cho các khu vực nhiễm mặn cả trong mô hình độc canh cây lúa và mô hình canh tác lúa-tôm. Thời gian sinh trưởng ngắn cho phép thu hoạch ở giữa đến cuối tháng 11, giúp tránh thiệt hại do xâm nhập mặn và hạn hán vào lúc bắt đầu mùa khô. Với thời gian sinh trưởng ngắn, nông dân cũng sẽ có nhiều cơ hội để điều chỉnh lịch gieo trồng để có được thu hoạch tốt hơn cả tôm và lúa.
Jennings (1964); Dingkuhn et al. (1991) [124, 78] đã công bố kiểu hình cây lúa lý tưởng cho năng suất cao thì chiều cao cây thuộc nhóm bán lùn 90 - 130 cm. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hiệp và ctv. (2009); Nguyen Thi
chọn là giống canh tác chính trong mô hình lúa tôm ở một số tỉnh ĐBSCL như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…có chiều cao cây từ 100-120 cm, có thể xem đây là chiều cao cây hợp lý cho việc giống canh tác trong mô hình canh tác lúa tôm nên chiều cao cây của cả 6 giống/dòng lúa thí nghiệm đều thuộc nhóm kiểu hình cây lúa lý tưởng cho năng suất cao và có thể canh tác trong mô hình lúa tôm. Chiều cao cây của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Số bông hữu hiệu của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê biến thiên trong khoảng từ 6,5 – 10,0 bông khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Chiều dài bông của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm biến thiên trong khoảng từ 20,1 - 23,8 cm, chiều dài bông của các giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.
Bảng 4.18 Đặc tính nông học của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2013 TT Giống/dòng TGST (ngày) Cao cây (cm) Số bông hữu
hiệu/bụi (bông)
Dài bông (cm) 1 CTUSM1 110 93.5ab 6,5c 23,4ab 2 CTUSM2 104 84.4b 9,1ab 21,2c 3 OM4900 (ĐC) 104 99,2a 8,7ab 22,8b 4 BN2 96 83,2b 7,3bc 20,6cd 5 OM5629xTP6 104 98.6a 8,3abc 23,8a 6 IR28 (CN) 96 82,8b 10,0a 20,1d F * * * CV (%) 6,29 11,65 2,03
Ghi chú: ĐC: giống đối chứng, CN: chuẩn nhiễm mặn, TGST: thời gian sinh trưởng, *: khác biệt ý
nghĩa mức 5%, trong cùng một cột, các chữ theo sau số có cùng mẫu tự giống nhau thì khác biệt
* Thành phần năng suất và năng suất
Kết quả các thành phần năng suất như số bông/m2, số hạt chắc/bông, trọng lượng 1000 hạt và năng suất của các giống/dòng lúa thí nghiệm đều khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5% (Bảng 4.19). Số bông trên một đơn vị diện tích là thành phần năng suất quan trọng nhất và đóng góp 89% sự biến động về sản lượng Kenneth et al. (1996) [136]. Tuy nhiên, Jones và Synder (1987b)
[126] cho rằng số bông/m2 chỉ chiếm 34% sản lượng của giống và 85% tổng số chồi lúa. Bên cạnh số bông/m2 thì số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt cũng là 2 thành phần năng suất quan trọng góp phần vào năng suất cuối cùng của một giống lúa. Mối quan hệ giữa năng suất lúa và các thành phần năng suất đã được nghiên cứu rộng rãi ở cấp kiểu hình Sharma và Choubey (1985); Dhanraj và Jagadish (1987); Prasad et al. (1988); Bai et al. (1992) [229, 79,
198, 52] báo cáo rằng năng suất hạt của một giống lúa tương quan thuận với số lượng chồi/cây, số lượng bông/cây và hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. Bhatti et al. (1998) [57] báo cáo hệ số di truyền cao về hạt chắc/bông,
trọng lượng 1000 hạt và số bông/cây, hệ số di truyền thấp được quan sát cho số chồi/cây và trọng lượng 1000 hạt cho thấy sự ảnh hưởng của môi trường trên những đặc điểm này. Theo Jennings (1964); Belford và Sedgley (1991); Dingkuhn et al. (1991); Khush (1995); Peng et al. (1998); Khush et al. (2001); Yu và Lei (2001); Yuan (2001); Peng và Khush (2003); Peng et al. (2005)
[124, 55, 78, 140, 191, 142, 272, 273, 190, 193] đã công bố kiểu hình cây lúa lý tưởng cho năng suất cao thì phải xem xét các thành phần như sau: 8 - 10 bông/bụi (khi cấy), 3 - 4 bông/bụi (khi sạ), số bông/m2 là 270 - 300 bông, có 150 hạt chắc/bông và tỉ lệ hạt chắc phải đạt trên 80%.
Bảng 4.19 Thành phần năng suất và năng suất của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2013
T T Giống/dòng Bông/m2 Hạt chắc/bông % hạt chắc TL. 1000 hạt NSTT (tấn/ha) NSLT (tấn/ha) 1 CTUSM1 251,3b 105,7a 80,5ab 23,15b 4,43a 6,14a 2 CTUSM2 291,3a 79,0b 86,5a 22,45bc 3,58c 5,14bc 3 OM4900 (ĐC) 196,0c 114,0a 78,2ab 25,24a 3,26c 5,63ab 4 BN2 249,3b 79,5b 74,4b 23,39b 3,68bc 4,63c 5 OM5629xTP6 203,7c 114,7a 82,9ab 24,93a 4,17ab 5,82ab 6 IR28 (CN) 201,3c 50,4c 57,9c 21,59c 0,57d 2,19d F * * * * * * CV (%) 3,60 8,12 7,16 3,24 29,23 10,23
Ghi chú: ĐC: đối chứng, CN: chuẩn nhiễm mặn, TL. 1000 hạt: trọng lượng 1000 hạt, NSTT: năng
suất thực tế, NSLT: năng suất lý thuyết, *: khác biệt ý nghĩa mức 5%, trong cùng một cột, các chữ
theo sau số có cùng mẫu tự giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa theo phép thử Duncan.
Năng suất thực tế của các giống/dòng lúa tại địa điểm thí nghiệm với ECe
đó giống chuẩn nhiễm IR28 cho năng suất thấp nhất (0,57 tấn/ha), giống chuẩn nhiễm IR28 vẫn cho được năng suất trong điều kiện mặn này vì vào giai đoạn cấy giống chuẩn nhiễm được đánh giá ở cấp 7, các cá thể còn sống sót sau giai đoạn này sẽ sinh trưởng và phát triển tốt thể hiện cấp chống chịu vào các giai đoạn sau nên giống chuẩn nhiễm vẫn ghi nhận được năng suất; năng suất thực tế cao nhất là giống/dòng CTUSM1 (4,43 tấn/ha) cao hơn so với năng suất được công bố bởi Nguyen Ngoc De et al. (2003) [179] giống lúa MTL119 chống chịu mặn 6‰ có năng suất 4,4 tấn/ha trong môi trường canh tác bình thường, trong mô hình canh tác lúa tôm tại Sóc Trăng là 3,0 tấn/ha với ECe là 1,4 mS/cm, còn trong mô hình canh tác lúa tôm tại Bạc Liêu thì toàn bộ bị thiệt hại không ghi nhận được năng suất với ECe là 2,11 mS/cm; Nguyễn Thị Bắp (2009) [15] ghi nhận năng suất tại Sóc Trăng vào mùa khô năm 2009 với độ mặn đất từ 1-2‰ thì giống IR28 (3 tấn/ha), MTL547 (4,1 tấn/ha), Tép hành ĐB (4,5 tấn/ha); Nguyễn Thanh Tường (2012) [14] ghi nhận năng suất của một số giống lúa cao sản trồng trong mô hình lúa tôm tại huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu cho năng suất trong khoảng 2 - 4 tấn/ha; Nguyễn Văn Cường và Võ Công Thành (2012) [20] ghi nhận năng suất lúa tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu với độ mặn đất ECe từ 9,98 - 16,51 dSm-1 các giống lúa mùa như giống Đốc Phụng (4,50 tấn/ha), Một Bụi đỏ hạt hồng (5,28 tấn/ha), Nàng Quớt Biển (3,67 tấn/ha), Lúa Sỏi (6,17 tấn/ha), Một Bụi Đỏ địa phương (4,36 tấn/ha).
* Tình hình sâu và bệnh hại trên ruộng lúa thí nghiệm
Trong quá trình thực hiện thí nghiệm ngoài đồng, các giống/dòng lúa được đánh giá về sâu, bệnh cho thấy các giống/dòng lúa đều bị sâu bệnh không đáng kể. Bệnh đạo ôn lá giống CTUSM2 và giống OM4900 bị đạo ôn nhẹ và được đánh giá ở cấp 3, các giống/dòng còn lại không bị nhiễm đạo ôn lá. Chỉ có giống OM4900 bị đạo ôn cổ bông, các giống/dòng còn lại không bị nhiễm. Bệnh bạc lá, đốm nâu, sâu đục thân gây hại không đáng kể. Hầu hết 6 giống/dòng lúa thí nghiệm đều bị sâu cuốn lá gây hại, được đánh giá ở cấp 3, gây hại khoảng 11-20% ghi nhận từ giai đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn chín. 2 giống/dòng OM4900 và BN2 được ghi nhận là không bị rầy nâu gây hại (cấp 0), các giống/dòng còn lại được đánh giá ở cấp 3.
Bảng 4.20 Tình hình sâu, bệnh gây hại trên 6 giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Thu Đông 2013 T T Giống/dòng Đạo ôn lá (cấp) Đạo ôn cổ bông (cấp) Bạc lá (cấp) Đốm nâu (cấp) Sâu đục thân (cấp) Sâu cuốn lá (cấp) Rầy nâu (cấp) 1 CTUSM1 0 0 0 0 1 3 3 2 CTUSM2 3 0 0 0 1 3 3 3 OM4900 (ĐC) 3 3 0 0 1 3 0 4 BN2 1 0 0 0 1 3 0 5 OM5629xTP6 0 0 0 0 1 3 3 6 IR28 (CN) 0 0 0 0 1 3 3
4.2.5 Một số chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm
Hàm lượng amylose của 2 giống/dòng BN2 và IR28 cao nhất thuộc nhóm trung bình mềm cơm (20 - 25%), 4 giống/dòng còn lại CTUSM1, CTUSM2, OM4900, OM5629 x TP6 có hàm lượng amylose tương đương nhau từ 14,88 - 16,56% thuộc nhóm thấp, nhóm gạo dẻo (IRRI, 1988) [115], hàm lượng amylose của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Hàm lượng amylose của giống/dòng CTUSM1 ở vụ này có giảm hơn so với thế hệ M4 khoảng 2%, mức giảm không đáng kể, hàm lượng amylose của giống/dòng CTUSM1 vẫn thuộc nhóm gạo dẻo (10-19%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Huyền và Nguyễn Thị Lang (2012) [13], tính trạng hàm lượng amylose chịu ảnh hưởng bởi môi trường và theo công bố của Trần Thanh Sơn (2008) [27], hàm lượng amylose được kiểm soát chủ yếu bởi yếu tố di truyền (90,84%) và cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường (9,15%). Nên việc hàm lượng amylose của giống/dòng CTUSM1 giảm khoảng