Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2011) [2]
* Bố trí thí nghiệm
Theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại. Diện tích ô thí nghiệm là 36 m2 (6x6 m). Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần lặp lại là 20 cm và giữa các lần lặp là 40 cm. Xung quanh khu thí nghiệm có 3 hàng lúa bảo vệ.
Rep 1 Rep 2 Rep 3
1 6 2 2 5 3 3 4 5 4 3 6 5 2 1 6 1 4 Đường đê
Ghi chú: Các số 1, 2, 3, 4, 5 và 6 lần lượt tương ứng với các giống/dòng lúa CTUSM1, CTUSM2, BN2, OM4900, OM5629 x TP6, IR28
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm giống lúa chống chịu mặn vụ Thu Đông 2013 tại huyện Cần Giuộc tỉnh Long An
* Giống khảo nghiệm
Lượng giống khảo nghiệm là 200 g/1giống/vụ. Giống khảo nghiệm có thời gian sinh trưởng (TGST) thuộc nhóm ngắn ngày (A1) và trung ngày (A2) theo Bảng 3.14.
Bảng 3.14 Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng (ngày)
Giống/dòng TGST (ngày) Nhóm giống Các tỉnh phía Nam
Tên gọi TGST LSĐB-1-2-2-4 109 Trung ngày A2 106-120 LSĐB-1-2-7-5 104 Ngắn ngày A1 90-105 OM4900 (Đ/C) 104 Ngắn ngày A1 90-105 BN2 96 Ngắn ngày A1 90-105 OM5629 x TP6 104 Ngắn ngày A1 90-105 IR28 (CN) 96 Ngắn ngày A1 90-105 Nguồn: Bộ NN & PTNT (2011)
* Đ/C: đối chứng, CN: chuẩn nhiễm mặn, TGST: thời gian sinh trưởng
* Giống đối chứng
Giống lúa OM4900 được chọn làm giống đối chứng, có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày (A1).
* Thời vụ
Vụ Thu Đông 2013 (từ 26/7/2013 đến 10/11/2013).
* Qui trình làm mạ sân
Chuẩn bị nền gieo mạ:
Sân đất phải bằng phẳng, thoát nước tốt 14 m2 gieo 1 kg lúa giống cấy cho 1.000 m2.
Ngâm ủ lúa giống:
Sử dụng 1 kg lúa giống cấy 1.000 m2, lúa ngâm 24 giờ, vớt lên để ráo nước, trộn thuốc xử lý hạt giống Cruiser liều lượng 5cc/20kg, rồi tiến hành ủ đến khi lúa nảy mầm (nứt nanh).
Chuẩn bị gieo mạ
Vật liệu chuẩn bị cho 1 kg lúa cấy: 5 bao sơ dừa, 7 bao tro trấu loại lớn, 500gr DAP, bùn đáy ao vừa đủ kết dính, nước.
Nền dùng để gieo mạ phải trải nilon để rễ không ăn xuống đất.
Dùng 5 bao mùn dừa + 5 bao tro trấu + lượng bùn non vừa đủ kết dính (bảo đảm không bị phèn) + 500gr DAP + nước, trộn đều rải thành luống chiều rộng 2 m chiều dài 7 m với độ dày từ 1 đến 1,5cm. Nếu cấy nhiều giống cần chia đều và ngăn cách các giống bằng bẹ chuối cao khoảng 10 cm để tránh lẫn giống. Đem giống đã ngâm lên mọng rải đều lên các ô và tiếp tục dùng 2 bao tro trấu còn lại lấp kín hạt giống. Cuối cùng tưới nước (ngày 2 đến 3 lần tùy vào thời tiết).
Chăm sóc mạ
Tưới nước thường xuyên 2 lần/ ngày.
Tưới 200gr DAP pha loãng lúc mạ được 5 - 6 ngày tuổi, có thể xịt thêm phân bón lá 1-2 lần (chọn loại phân nhiều P và K).
Tuổi mạ: khi mạ được 4-4,5 lá (khoảng 12 NSKG)
* Đất đai
Thí nghiệm được bố trí tại xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, đất canh tác thuộc nhóm đất nhiễm mặn, mô hình canh lúa-tôm. Có chủ động được nguồn nước.
* Mật độ cấy
Cấy 1 tép với khoảng cách 20 x 15 cm.
* Bón phân
Công thức phân: 100N-60P2O5-50K2O/ha.
Cách bón: bón lót toàn bộ phân lân. Phân đạm và kali bón theo thời điểm và nhóm giống như Bảng 3.15.
Bảng 3.15 Tỉ lệ bón đạm và kali theo thời điểm (% khối lượng)
Thời điểm N K2O
Bón lót trước khi cấy 50 30
Thúc 1 khi lúa bén rễ hồi xanh 30 40
Thúc 2 trước trổ 20-25 ngày 20 30
Nguồn: Bộ môn Di Truyền giống Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
* Chăm sóc
Chế độ nước: Khi cấy giữ nước xâm xấp từ 3-5 cm, Khi lúa đã bén rễ tiến hành cấy dặm lại, giữ nước cố định suốt vụ từ 5-10 cm. Giai đoạn lúa chín, giữ nước trong ruộng ở mức 2-3 cm cho đến khi chín vàng và tháo cạn nước trong ruộng ra trước khi thu hoạch từ 7-10 ngày.
* Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ kịp thời, khi cần sử dụng thuốc hoá học thì tuân theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
* Thu hoạch
Gặt khi có khoảng 85% số hạt/bông đã chín. Trước khi thu hoạch thu riêng 12 bụi lúa của mỗi giống ở từng ô thí nghiệm để làm mẫu và đánh giá các chỉ tiêu thành phần năng suất, năng suất và phẩm chất của mỗi giống.