Sau khi xử lý hạt tạo ra quần thể M1, tiến hành chọn lọc trong nhà lưới theo phương pháp phả hệ để trồng thế hệ M2. Cây M2 được trồng theo hình thức từng cây riêng biệt để đánh giá thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và nhiều tính trạng khác. Sơ đồ chọn lọc được trình bày trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3 Sơ đồ chọn dòng đột biến bằng hạt đối với cây trồng tự thụ phấn (Chahal và Gosal, 2002) [66]
Vụ
trồng
Thế
hệ Nội dung
1 Xử lý hạt vừa nảy mầm (1000 hạt) với nhiệt độ 500C trong 5 phút 2 M1 Trồng cây với khoảng cách tương thích. Những đột biến trội được
quan sát. Trồng trong mùa nghịch (ngày Xuân phân khoảng 21/3
dương lịch) theo dõi, ghi nhận, thu hoạch những cá thể trổ bông và chín sớm so với giống Lúa Sỏi mùa đối chứng. Thu hoạch hạt của cá
thể đột biến
3 M2 Trồng 200 cá thể trong mùa thuận (gieo vào tháng 8 dương lịch). Xác
định cá thể nào biểu thị đột biến, chọn cá thể đột biến có tính trạng
mong muốn đạt mục tiêu chọn lọc, chọn lọc dòng đột biến theo phương pháp phả hệ. Đột biến về tính trạng số lượng có thể không thể
hiện rõ ràng, có thể chọn theo kiểu hình đạt mục tiêu chọn lọc < 110 ngày. Các cá thể không đạt mục tiêu là những đột biến bất lợi, đột
biến không mong muốn thì loại bỏ ngay. Thu hoạch hạt trên mỗi cá
thể được chọn một cách riêng biệt. Bắt đầu từ thế hệ này tiến hành
đánh giá khả năng chống chịu mặn, khả năng kháng rầy nâu, phẩm
chất hạt gạo để chọn được những dòng đột biến mong muốn.
4 M3 Trồng ít nhất 20 cá thể/dòng. Chọn dòng đột biến đồng nhất hình dạng, đạt mục tiêu chọn lọc. Các dòng còn lại không đạt mục tiêu chọn lọc tiếp tục loại bỏ. Thế hệ này được trồng trong vụ nghịch (gieo vào tháng 3 dương lịch).
5 M4 Đánh giá và so sánh năng suất sơ khởi, xác định dòng ưu việt. Các
dòng còn phân ly phải được loại bỏ. Trồng vụ thuận (gieo vào tháng 9
dương lịch)
6 M5 Thực hiện so sánh năng suất hậu kỳ, khảo nghiệm cơ bản để tìm dòng