Mô hình canh tác, cơ cấu giống, mùa vụ xã Phước Lại, huyện

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và biện pháp giảm sự tích lũy Cadimi, Asen trên cây trồng ở huyện An Phú, tỉnh An Giang [full] (Trang 49)

Xã Phước Lại là một trong 7 xã thuộc vùng hạ của huyện Cần Giuộc. Theo Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam (2003) [22], thì đất ở xã Phước Lại thuộc nhóm đất phèn tiềm tàng sâu mặn trung bình, và đất mặn ít. Địa hình xã Phước Lại được chia thành 2 vùng rõ rệt do có tuyến đê dài ngăn mặn trữ ngọt: (1) vùng trong đê thuộc nhóm đất mặn ít, (2) vùng ngoài đê thuộc nhóm đất mặn trung bình phèn tiềm tàng sâu (Hình 2.8).

Chính vì địa hình đặc thù như vậy nên mô hình canh tác ở đây cũng phụ thuộc vào 2 vùng chính:

(1) Vùng trong đê: nhiễm mặn ít, chủ động được nước ngọt và thường có 6 tháng ngọt, 6 tháng mặn. Mô hình canh tác chủ yếu là lúa 2 vụ kết hợp nuôi tôm. Vụ lúa chính là vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Giống lúa canh tác chủ yếu là các giống lúa ngắn ngày như OM7347, OM5451, OM6932, OM10636…

(2) Vùng ngoài đê: thuộc nhóm đất mặn trung bình phèn tiềm tàng sâu, thời gian ngọt thường ngắn khoảng 3-4 tháng sau đó sẽ bị mặn xâm nhập. Mô hình canh tác chủ yếu ở đây là canh tác lúa 1 vụ kết hợp với nuôi tôm (lúa tôm). Vụ lúa chính là vụ Thu Đông. Giống lúa canh tác chủ yếu là giống lúa trung ngày như: Nhỏ Đỏ, OM1352…thường gieo mạ vào mùng 5 tháng 5 âm lịch và cấy vào khoảng tháng 6 âm lịch. Đặc biệt, trong đầm tôm thì sử dụng các giống lúa ngắn ngày khoảng 90 ngày như: OM4900, OM6976, OM5629, Hầm Trâu…vì trong đầm tôm mặn xâm nhập rất sớm và thời gian ngọt thì ngắn khoảng 3 tháng.

35

Nguồn: Bản đồ địa chính, Bản đồ địa giới hành chính 364/CP

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và biện pháp giảm sự tích lũy Cadimi, Asen trên cây trồng ở huyện An Phú, tỉnh An Giang [full] (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)