Ngưỡng chống chịu mặn có nghĩa là độ mặn tối đa cho phép mà không giảm năng suất của cây trồng và độ dốc là tỉ lệ phần trăm năng suất giảm cho mỗi đơn vị tăng độ mặn vượt quá ngưỡng (Maas và Hoffman, 1977) [157]. Bảng 2.9 Ngưỡng ECe (dSm-1) và độ dốc (% sản lượng giảm/dSm-1) theo phân tích hồi quy của các nghiệm thức xử lý mặn (Maas và Hoffman, 1977) [157]
Loại cây trồng ECe b
Củ cải đường 7,0 5,9
Lúa mì cứng 5,7 3,8
Khoai tây 1,7 12,0
Hoa hướng dương - -
Ngô 1,7 12,0
Đậu nành 5,0 20,0
Cà chua 2,5 9,9
Broadbean ‘9 1,6 9,6
Mass và Hoffman (1977) [157], cũng đã phân loại các loại đất và khả năng thích ứng của cây trồng (Hình 2.4), nhóm đất không mặn từ 0 – 4 dSm-1
thích hợp với các loại cây trồng nhạy cảm với mặn (ngô, lúa, đậu phộng...); từ 4 - 8 dSm-1 nhóm đất mặn ít thích hợp với các loại cây trồng nhạy cảm với mặn trung bình (đậu nành, cây bo bo, lúa mì...); từ 8 - 15 dSm-1 thuộc nhóm mặn nhiều thích hợp với các loại cây trồng chống chịu mặn trung bình (lúa mạch, cải dầu hoặc hạt cải dầu...) và > 15 thuộc nhóm đất rất mặn thích hợp với các loại cây chông chịu mặn (cây Đước, Mắm, Bần...).
Nguồn: Mass và Hoffman (1977)
FAO (1985) [82], phân cấp đất mặn và ảnh hưởng đến cây trồng (Bảng 2.10), qua đó cho thấy ngưỡng chống chịu mặn của nhóm cây trồng nhiễm mặn là < 2 dSm-1.
Bảng 2.10 Phân cấp đất mặn và sự phát triển của cây trồng (FAO, 1985; Jan Kotuby-Amacher, 2000; Ngô Ngọc Hưng, 2004) [82, 122, 9].
Phân cấp đất mặn ECe (dSm-1) Ảnh hưởng đến cây trồng
Không mặn 0 – 2 Độ mặn ảnh hưởng không đáng kể
Hơi mặn 2 – 4 Sản lượng các loại cây trồng nhạy cảm có thể bị hạn chế
Mặn vừa 4 – 8 Sản lượng nhiều loại cây trồng bị hạn chế
Rất mặn 8 – 16 Chỉ có cây trồng chống chịu mới cho năng
suất thỏa đáng
Quá mặn >16 Chỉ có một vài cây trồng chống chịu mới cho năng suất thỏa đáng