Đặc điểm của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và biện pháp giảm sự tích lũy Cadimi, Asen trên cây trồng ở huyện An Phú, tỉnh An Giang [full] (Trang 45)

2.12.1 Vị trí địa lý

Cần Giuộc là một huyện thuộc tỉnh Long An, nằm về phía Đông của tỉnh, phía Bắc–Đông Bắc giáp huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp huyện Cần Giờ, có chung dòng sông Soài Rạp (dài 7,91 km), phía Tây Bắc giáp huyện Bến Lức, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Cần Đước (UBND Tỉnh Long An, 2008) [31].

2.12.2 Điều kiện khí hậu thời tiết

Cần Giuộc mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 26,90C, tháng nóng nhất là tháng 4 và 5 (290C), tháng mát nhất là tháng 12 và tháng 1 (24,70C). Một năm chia ra 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, với tổng số lượng mưa chiếm từ 95 - 97% lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa bình quân 1.200 – 1.400 mm/năm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 và tháng 10.

Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa mùa này chỉ chiếm từ 3- 5% tổng lượng mưa cả năm.

Ẩm độ không khí trung bình trong năm 82,8%, trong mùa khô độ ẩm tương đối thấp: 78%. Lượng bốc hơi trung bình 1,204 mm/năm. Chế độ gió theo 2 hướng chính: mùa khô thịnh hành gió Đông Bắc, mùa mưa thịnh hành gió Tây Nam (UBND Tỉnh Long An, 2008) [31].

2.12.3 Địa hình

Địa hình Cần Giuộc mang đặc trưng của đồng bằng gần cửa sông, tương đối bằng phẳng, song bị chia cắt mạnh bởi sông rạch. Địa hình thấp (cao độ 0,5 – 1,2 m so với mặt nước biển), nghiêng đều, lượn sóng nhẹ và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Sông Rạch Cát (còn gọi sông Cần Giuộc) dài 32 km, chảy qua Cần giuộc theo hướng Bắc – Nam, đổ ra sông Soài Rạp, chia Cần Giuộc ra làm 2 vùng với đặc điểm tự nhiên, kinh tế khác biệt. Vùng thượng có cao độ so với mặt biển 0,8 – 1,2 m, địa hình tương đối cao ráo. Hiện nay hầu hết diện tích đã được ngăn mặn nhờ hệ thống công trình thủy lợi đê Trường Long, đê Phước Định Yên và cống – đập Trị Yên, cống – đập Mồng Gà.

Vùng thượng gồm: Thị trấn Cần Giuộc và 9 xã là Tân Kim, Trường Bình, Long An, Thuận Thành, Phước Lâm, Mỹ Lộc, Phước Hậu, Long Thượng, Phước Lý.

Vùng hạ có 7 xã là: Long Phụng, Đông Thạnh, Tân Tập, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Phước Lại, Long Hậu.Vùng hạ có cao độ so với mặt nước biển 0,5 – 0,8 m, có mật độ sông rạch tự nhiên dày đặc. Một số khu vực thấp cục bộ là lòng sông cổ chưa được phù sa bồi lắng lấp đầy, cao độ chỉ 0,2 – 0,4 m. Công trình thủy lợi cống, đập Ông Hiếu với tuyến đê dài 11,85 km phục vụ ngăn mặn trữ ngọt cho trên 2.000 ha sản xuất lúa 2 vụ/năm. Còn lại hầu hết diện tích Vùng hạ thích hợp cho sản xuất lúa 1 vụ và nuôi thủy sản (Hình 2.6).

2.12.4 Tài nguyên đất

Đất Cần Giuộc thành tạo bởi phù sa trẻ của hệ thống sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ, tạo nên đồng bằng gần cửa sông với các đặc trưng sau: Đất mặn, phèn tiềm tàng chiếm 48,34% diện tích tự nhiên với 10.103 ha, có thành phần cơ giới nặng (tỉ lệ sét vật lý cao 50 – 60%), pH 7,4-8,0 và nồng độ độc tố cao (SO42-, Cl-, Al3+, Fe2+, …), ít thích hợp cho sản xuất cây trồng cạn, nhưng lại là nơi trồng lúa thơm và lúa đặc sản (Tài nguyên, Nàng thơm, Hương lài – khaodawk Mali, …) cho chất lượng cao và nuôi thủy sản nước mặn – lợ (tôm sú, cá nước lợ, cua lột, …) có hiệu quả.

Đất phù sa 4.132 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Vùng thượng là loại đất tốt nhất, có thành phần cơ giới thịt trung bình, do khai thác lâu đời nên hàm lượng N, P, K tổng số từ trung bình đến nghèo, độ pH KCl 5,5 – 6,2; đặc biệt có một số nguyên tố vi lượng với nồng độ khá cao (Bore, Cobal, Kẽm, Molipden). Đây là vùng đất thích hợp cho trồng rau và lúa đặc sản chất lượng cao, do tính chất đất tạo nên lợi thế cho sản phẩm hàng hóa có hương vị đặc biệt (Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam, 2003) [22].

2.12.5 Tài nguyên nước và chế độ thủy văn

Tài nguyên nước mặt của Cần Giuộc khá dồi dào, với sông Cần giuộc, Cầu Tràm, Mồng Gà, Kinh Hàn, Soài Rạp và hơn 180 kinh rạch lớn nhỏ khác. Tuy nhiên, do gần biển Đông, chịu ảnh hưởng của thủy triều nên nguồn nước các sông đều bị nhiễm mặn, ảnh hưởng không tốt đến nguồn nước dùng cho sản xuất và đời sống dân cư, song lại thích hợp cho nuôi thủy sản nước lợ (Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam, 2003) [22].

33

Nguồn: Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam, 2003 [22]

2.12.6 Mô hình canh tác, cơ cấu giống, mùa vụ xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An Cần Giuộc, tỉnh Long An

Xã Phước Lại là một trong 7 xã thuộc vùng hạ của huyện Cần Giuộc. Theo Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam (2003) [22], thì đất ở xã Phước Lại thuộc nhóm đất phèn tiềm tàng sâu mặn trung bình, và đất mặn ít. Địa hình xã Phước Lại được chia thành 2 vùng rõ rệt do có tuyến đê dài ngăn mặn trữ ngọt: (1) vùng trong đê thuộc nhóm đất mặn ít, (2) vùng ngoài đê thuộc nhóm đất mặn trung bình phèn tiềm tàng sâu (Hình 2.8).

Chính vì địa hình đặc thù như vậy nên mô hình canh tác ở đây cũng phụ thuộc vào 2 vùng chính:

(1) Vùng trong đê: nhiễm mặn ít, chủ động được nước ngọt và thường có 6 tháng ngọt, 6 tháng mặn. Mô hình canh tác chủ yếu là lúa 2 vụ kết hợp nuôi tôm. Vụ lúa chính là vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Giống lúa canh tác chủ yếu là các giống lúa ngắn ngày như OM7347, OM5451, OM6932, OM10636…

(2) Vùng ngoài đê: thuộc nhóm đất mặn trung bình phèn tiềm tàng sâu, thời gian ngọt thường ngắn khoảng 3-4 tháng sau đó sẽ bị mặn xâm nhập. Mô hình canh tác chủ yếu ở đây là canh tác lúa 1 vụ kết hợp với nuôi tôm (lúa tôm). Vụ lúa chính là vụ Thu Đông. Giống lúa canh tác chủ yếu là giống lúa trung ngày như: Nhỏ Đỏ, OM1352…thường gieo mạ vào mùng 5 tháng 5 âm lịch và cấy vào khoảng tháng 6 âm lịch. Đặc biệt, trong đầm tôm thì sử dụng các giống lúa ngắn ngày khoảng 90 ngày như: OM4900, OM6976, OM5629, Hầm Trâu…vì trong đầm tôm mặn xâm nhập rất sớm và thời gian ngọt thì ngắn khoảng 3 tháng.

35

Nguồn: Bản đồ địa chính, Bản đồ địa giới hành chính 364/CP

2.13 Kỹ thuật canh tác trên vùng đất nhiễm mặn trong mô hình lúa tôm tôm

2.13.1 Kỹ thuật canh tác lúa (Trung tâm Khuyến nông quốc gia, 2010)

[30]

Canh tác lúa tập trung vào mùa mưa từ tháng 7 - 12 hàng năm, khi ruộng nuôi tôm đã được rửa mặn kỹ.

Giống lúa: chọn những giống có khả năng chịu mặn. Thời gian sinh trưởng ngắn (từ 90 - 110 ngày) đối với gieo sạ và thời gian sinh trưởng dài (từ 125- 150 ngày) đối với cấy.

Biện pháp gieo sạ: Lúa được ngâm ủ trong nước muối 15% khoảng 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp. Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%. Lượng hạt giống gieo từ 100 - 120 kg/ha.

Nên chọn ruộng có điều kiện chủ động về nước, gieo sạ thưa tạo nhiều khoảng trống cho tôm hoạt động hoặc áp dụng kỹ thuật sạ hàng giúp hạn chế sâu bệnh, tiết kiệm giống và dễ chăm sóc. Trước khi gieo sạ nên rút nước khô mặt ruộng và sau khi sạ trong những ngày nắng nên thay nước thường xuyên để giảm nhiệt độ và hạn chế mặn gây hại cho lúa.

Biện pháp gieo mạ cấy: Lượng giống cho hecta mạ cần từ 60 - 70 kg. Tuổi mạ thích hợp nhất để nhổ cấy là từ 25-35 ngày tuổi (tùy theo giống), khoảng cách cấy mạ thích hợp nhất là 25 x 25 cm hoặc 25 x 30 cm, cấy từ 3 - 5 ngày cần dặm lại để bảo đảm mật độ lúa.

2.13.2 Bón phân

Trong nước

Lượng phân được sử dụng cho hecta đất trồng lúa là: 60-100 kg phân urê; 300 - 350 kg phân lân; 100 - 130 kg phân NPK (20 - 20 - 15) (Trung tâm Khuyến nông quốc gia, 2010) [30].

Theo Bộ Nông Nghiệp & PTNT (2011) [2], công thức phân bón cho vùng đất nhiễm mặn là 100N-60P2O5-0K2O.

Ngoài nước

Mức phân N tối hảo cho đất nhiễm mặn 120 kg/ha N năng suất hạt và rơm cao nhất (Gurmani et al., 1996; Rafiq et al., 1998; Awan et al., 2003) [91, 200, 51]. Bón N 125 kg/ha làm gia tăng năng suất đối với giống Shaheen Basmati là 3,37 tấn/ha trong điều kiện mặn (Sarfraz et al., 2001) [213]. 100

kg/ha N giúp tăng năng suất lúa với ECe = 2,35 dSm-1 (Hussain, 2006; Sarwar

Rahman et al. (2004) [201], đã công bố cây lúa đáp ứng đáng kể đối với

mức K+ lên tới 75 kg K2O/ha hoặc 171 kg K2O/ha. Mehdi et al. (2007) [162], nhận thấy mức độ mặn cao dẫn đến ngộ độc Na+ đi cùng với sự thiếu K+ vì vậy bón lượng K+ lên tới 75 kg K2O/ha đã làm tăng số chồi hữu hiệu. Theo Kandil et al. (2010) [133], bón K+ với liều lượng 48 kg K2O/ha làm tăng đáng kể chỉ số diện tích lá, vật liệu khô, hàm lượng chất diệp lục và %K đồng thời giảm bớt %Na, tỉ lệ Na+/K+ và thúc đẩy nhanh thời gian trổ bông.

2.13.3 Quản lý mực nước (Trung tâm Khuyến nông quốc gia, 2010)

[30]

Cần tiến hành triệt để giữ nước ngọt tại chỗ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chủ động phòng chống hạn cục bộ. Trước khi sạ nên tiến hành tháo cạn nước, xử lý rãnh cho khô ruộng. Khi lúa phát triển từ 5-7 ngày tiến hành cho nước vào ruộng từ từ theo chiều cao cây lúa và giữ ở mức 10 - 15 cm trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Chỉ rút nước cho khô trước khi thu họach 7 - 10 ngày để lúa chín tập trung và dễ thu họach. Nếu có mưa lớn cần tiếp tục xổ nước để tiếp tục rửa phèn, mặn. Đồng thời cần củng cố bờ bao chắc chắn, tránh rò rỉ nước hoặc xâm nhập mặn trong quá trình canh tác lúa.

2.13.4 Thời vụ canh tác lúa – tôm (Trung tâm Khuyến nông quốc gia,

2010) [30]

Thời vụ là yếu tố quyết định thành bại của mô hình canh tác lúa-tôm. Thông thường thời vụ nuôi tôm từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau (tính theo dương lịch-dl), thời vụ canh tác một vụ lúa tốt nhất từ tháng 7 - 11 hàng năm. Trước mỗi vụ tôm hay vụ lúa cần dành 15 - 30 ngày để cải tạo đất, ao vuông.

Thời vụ canh tác hệ thống lúa -tôm được khai thác nuôi bắt đầu từ mùa nắng (tháng 11- 12 dl) và kết thúc vào cuối mùa nắng (tháng 5-6 dương lịch). Lúa được gieo mạ vào tháng 6 dl trên vùng đất không bị nhiễm mặn mùa nắng, đến khi mùa mưa đến đủ để rửa mặn trên ruộng lúa, lúc đó mạ được cấy với 60 - 70 ngày tuổi với các giống lúa mùa (như Tài Nguyên). Nếu sạ, nên theo dõi khi lượng mưa làm giảm độ mặn trong vuông xuống dưới 0,2% là thời điểm gieo sạ tốt nhất, thường rơi vào tháng 6 - 7 dl.

2.13.5 Một số hạn chế của canh tác lúa trong hệ thống lúa - tôm

Trình độ và kinh nghiệm nông hộ còn hạn chế trong dự đoán thời vụ gieo mạ thích hợp, do vậy nếu gieo quá sớm thì nước trên sông và trên ruộng còn mặn, cấy lúa chưa được, nếu gieo trễ quá thì đến khi lúa trổ có thể gặp gió chướng, nắng hạn, làm háp bông giảm năng suất. Vào giai đoạn cuối vụ lúa, nếu dứt mưa sớm diện tích lúa sản xuất ở cuối nguồn nước ngọt bị ảnh hưởng

mặn, thiệt hại năng suất (Phan Minh Quang, 2009) [21]. Điều này rất phù hợp với kết quả điều tra thực nghiệm vụ Thu Đông 2013 tại huyện Cần Giuộc và Cần Đước tỉnh Long An.

Theo Phan Minh Quang (2009) [21], do năng suất và lợi nhuận từ việc nuôi tôm bán thâm canh khá cao so với lợi nhuận từ cây lúa, do vậy một bộ phận nông dân chưa thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ nuôi tôm và trồng lúa, còn quan tâm nhiều đến con tôm nên chưa chú ý đầu tư vào vụ lúa.

2.14 Một số hệ thống đánh giá tính chất hóa học đất 2.14.1 Độ chua hiện tại pHH2O 2.14.1 Độ chua hiện tại pHH2O

pH đất là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng vì nó thường ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận tốc các phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất. Độ hữu dụng của dưỡng chất trong đất, hiệu quả của phân bón cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua đất (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999) [7]. Độ chua của đất được đánh giá như sau:

Bảng 2.13 Phân cấp độ chua đất theo pHH2O

Phân loại pHH2O Phân loại pHH2O

Cực chua < 3,5 Chua ít 6,1 - 6,5

Rất chua 3,5 - 4,4 Trung bình 6,6 - 7,3

Chua nhiều 4,5 - 5,0 Kiềm yếu 7,4 - 7,8

Chua vừa 5,1 - 5,5 Kiềm trung bình 7,9 - 8,4

Chua 5,6 - 6,0 Kiềm mạnh 8,5 - 9,0

USDA, 1983 [256]

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đất thường có pH thấp. Đất phù sa không phèn thường có pH = 4,0 - 5,5. Đất có pH thấp nhất là đất phèn, trên đất phèn nặng pH có thể < 3,0, ở trị số pH này chỉ có cây chịu phèn mới có thể sống nổi. Đất bị nhiễm mặn thường có pH từ 7 trở lên

2.14.2 Dung tích hấp phụ cation (CEC)

Dung tích hấp phụ cation hay còn gọi là khả năng trao đổi cation của đất càng cao chứng tỏ đất có khả năng giữ, trao đổi tốt các dưỡng chất. Đất ĐBSCL thường chứa nhiều sét và chất hữu cơ nên có dung tích hấp phụ vào loại trung bình đến khá. Đất xám và đất cát có CEC thường thấp dưới 10 meq/100g đất. (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999; Ngô Ngọc Hưng, 2009) [7, 10]. Bảng 2.14 Bảng đánh giá đất theo trị số CEC (meq/100g đất)

Đánh giá CEC (meq/100g đất)

Rất thấp < 3,0 Thấp 3,1 – 7,0 Trung bình 7,1 – 15,0 Cao 15,1 – 30,0 Rất cao > 30,0 Đỗ Thị Thanh Ren, 1999 [7]

2.14.3 Đạm tổng số

Đạm tổng số ở đất vùng nhiệt đới thường thấp hơn các đất vùng ôn đới. Ở ĐBSCL đất phèn có hàm lượng N tổng số cao nhất, thường > 0,20%. Đất phù sa có hàm lượng đạm từ trung bình đến khá. Đạm là yếu tố giới hạn năng suất chủ yếu trên đa số loại đất và cây trồng ở ĐBSCL (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999) [7].

Bảng 2.15 Đánh giá đất theo hàm lượng Đạm tổng số (%)

Đánh giá N tổng số (%) Rất nghèo < 0,08 Nghèo 0,081 – 0,10 Trung bình 0,11 – 0,15 Khá 0,16 – 0,20 Giàu > 0,20 Kyuma, 1976 [146] 2.14.4 Lân tổng số

Lân tổng số trong đất phụ thuộc vào thành phần khoáng của đất. Đất ĐBSCL được tạo thành từ các khoáng nghèo lân. Đất phù sa được bồi hằng năm và đất mặn có hàm lượng lân tổng số cao nhất và thấp nhất là các loại đất phèn (Ngô Ngọc Hưng, 2009) [10].

Bảng 2.16 Đánh giá đất theo hàm lượng lân tổng số P2O5 (%)

Đánh giá Lân tổng số (%) Rất nghèo < 0,03 Nghèo 0,04 – 0,06 Trung bình 0,061 – 0,080 Khá 0,081 – 0,13 Giàu > 0,13

Lê Văn Căn, 1978 [8]

2.14.5 Kali tổng số

Kali tổng số trong các loại đất ở ĐBSCL thường cao và quyết định bởi thành phần khoáng sét. Đa số các loại đất đều có kali tổng số > 1,5% và được đánh giá là giàu và khá. Đất cát và đất xám có hàm lượng kali thấp (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999) [7].

Bảng 2.17 Đánh giá đất theo hàm lượng K2O tổng số (%)

Đánh giá K2O tổng số (%) Nghèo < 0,80 Trung bình 0,81 – 1,50 Khá 1,51 – 2,00 Giàu > 2,01 Kyuma, 1976 [146]

2.14.6 Hàm lượng Fe2O3 tự do

Trong đất ít chua hoặc trung tính, các muối của sắt thường ở dạng không hòa tan và không gây độc cho cây. Trong đất có pH thấp < 4,0, các hợp chất sắt trở nên hòa tan và rất di động có thể gây hại cho cây trồng (Ngô Ngọc Hưng, 2009) [10].

Bảng 2.18 Đánh giá đất theo hàm lượng Fe2O3 tự do

Đánh giá Fe2O3 tự do Thấp < 0,5 Trung bình 0,6 – 1 Cao 1,1 – 1,5 Rất cao > 1,6 Đỗ Thị Thanh Ren, 1999 [7] 2.14.7 Al trao đổi

Al trao đổi hiện diện với số lượng lớn trong đất phèn và khả năng gây

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng và biện pháp giảm sự tích lũy Cadimi, Asen trên cây trồng ở huyện An Phú, tỉnh An Giang [full] (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)