Theo Từ điển Tiếng Việt: “Thay đổi là thay cái này bằng cái khác hay là sự đổi khác, trở nên khác trước”.
Theo quan điểm Triết học, có thể hiểu sự thay đổi là “quá trình vận
động phát triển của sự vật, hiện tượng do ảnh hưởng, tác động qua lại của các yếu tố bên trong và bên ngoài”, với các đặc trưng sau:
-Thay đổi là thuộc tính chung của bất kì sự vật, hiện tượng nào.
-Xét về bản chất, thay đổi bao hàm cả sự biến đổi về lượng, về chất và cơ cấu của các sự vật hiện tượng, v.v…
-Sự thay đổi là dòng chảy liên tục theo thời gian và phức tạp. -Sự thay đổi tồn tại một cách khách quan và khó quản lý.
Căn cứ vào nội dung thay đổi, có thể kể đến một số loại thay đổi như sau:
+ Thay đổi về xã hội, ví dụ như: thể chế chính tri, đường lối, chủ trương, chính sách, v.v...
+ Thay đổi về kinh tế, ví dụ như: kinh tế nông nghiệp chuyển dịch sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, đổi mới phương tiện, công cụ, công nghệ, v.v...
+ Thay đổi về khoa học – công nghệ, ví dụ như: vi tính, công nghệ, thông tin, v.v...
26
+ Thay đổi về giáo dục, ví dụ như: chương trình, SGK, phương pháp, phương tiện dạy học, v.v...
Căn cứ vào mức độ thay đổi, có các loại thay đổi: thay đổi nhiều, thay đổi ít, thay đổi từ từ, thay đổi cấp thời.
Mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống đều không ngừng vận động và thay đổi là tất yếu. Nhà trường cũng không nằm ngoài quy luật ấy, muốn hay không trường học vẫn cứ thay đổi. Vì vậy, nếu biết quản lý sự thay đổi thì việc đón nhận sự thay đổi sẽ chủ động hơn, tích cực hơn, từ đó giúp chúng ta có thể kiểm soát một cách hiệu quả nhất những thay đổi và tìm kiếm những nguồn lợi từ bối cảnh do những thay đổi tạo nên hiệu quả hơn.