Hiệu trưởng làm tốt vai trò của một người quản lý khi tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 85)

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Hiệu trưởng biết biến “yêu cầu của Hiệu trưởng” thành nhu cầu “tự thân của GV” khi thực hiện đổi mới PPDH.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện:

Hiệu trưởng cần làm tốt vai trò “chất xúc tác” thông qua việc tạo áp lực phải thay đổi và tạo động lực cho việc thực hiện thay đổi. Một chất “xúc tác” quan trọng trong tạo ra sự thay đổi là người quản lý phải biết tạo ra “sức ép” đủ lớn và song hành với nó là tạo niềm tin vào kết quả của thay đổi cho mọi

86

người liên quan đến nhà trường để tạo sự đồng thuận cho sự thay đổi diễn ra ở trường mình; vấn đề này rất quan trọng khi Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới PPDH ở một NT.

Để làm tốt vai trò xúc tác, người quản lý thay đổi cần chú ý những vấn đề sau:

a. Khích lệ thay đổi:

Hiệu trưởng làm sao cho GV có thể thuyết phục bản thân mình rằng

chủ trương đổi mới PPDH đưa ra là cần thiết và phù hợp, tạo điều kiện môi trường (môi trường pháp lý, môi trường tâm lý...) cho GV tham gia tích cực. GV có thể đổi mới cách họ đang làm cho đến khi họ lấy lại thăng bằng giữa sự “hoài cổ” và sự “thay đổi”, tức là họ thấy được không đổi mới PPDH họ không được người học yêu mến và nhà trường không được cộng đồng đánh

giá cao.

b. Chấp nhận rủi ro:

Thay đổi đi kèm với rủi ro. Học kỹ năng mới cũng có nghĩa là thử nghiệm cái mới. Đôi lúc ngay cả những GV giỏi nhiều kinh nghiệm cũng có thể thất bại ở một số bài lên lớp. Hãy động viên đội ngũ thử nghiệm các cách vận dụng thay đổi từ chuyển chuẩn bị bài giảng và cách triển khai dạy học trong lớp học của mình. Hiệu trưởng làm cho GV hiểu rằng làm mà đối mặt

với rủi ro và cùng nhau cùng tìm cách khắc phục còn hơn là không làm gì! c. Công nhận cố gắng:

Hãy khen ngợi GV, khen cá nhân và khen công khai vì họ cố gắng thử nghiệm những cái mới, bất luận kết quả tốt hay xấu. Hãy ca ngợi họ, công nhận họ bằng vật chất và danh dự hay uy tín ở bất kỳ nơi nào, sáng suốt khi

nhận xét những cái chưa được và coi đó là “vấp ngã để thành công”.

d. Làm tốt vai trò người hỗ trợ suốt quá trình sự thay đổi trong giáo dục, với nhà trường.

Nếu Hiệu trưởng không phải là một nhà sư phạm thấu hiểu sâu sắc các nội dung và đặc điểm của đổi mới PPDH của các GV thì không thể là người

87

hỗ trợ tốt cho GV trong quá trình thay đổi ở nhà trường. Người Hiệu trưởng luôn là điểm tựa cho giáo viên; giúp họ khắc phục những trở ngại khi GV gặp phải. Kịp thời hướng dẫn khi cần và tạo điều kiện môi trường cho họ tự chủ,

tự chịu trách nhiệm về công việc của họ. Việc cân bằng “áp lực” và “sự hỗ trợ” sẽ tạo động lực cho giáo viên thực hiện thay đổi thuận lợi.

e. Làm tốt vai trò người liên kết các nguồn lực cho việc đổi mới PPDH ở nhà trường.

Như trên đã đề cập, thay đổi nào cũng cần nguồn lực tối thiểu; tuy nhiên đổi mới PPDH thì sự ủng hộ của đồng nghiệp của hội phụ huynh, của cộng đồng xã hội là nguồn lực quan trọng nhất. Trên cơ sở nhận diện các nguồn lực (nhân lực, vật lưc, tài lực, thời lực, tin lực...) liên quan trực tiếp đến sự thay đổi; người hiệu trưởng phải biết huy động sự đồng thuận cho sự thay đổi. Một trong những “nguồn lực” quan trong trong quản lý thay đổi là thông tin; người quản lý thay đổi cần lưu ý:

- Tạo điều kiện trao đổi thông tin: Cần đảm bảo rằng tất cả tất cả mọi

GV đều nhận được thông tin liên quan đến mọi vấn đề trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH ở trường mình; giáo viên được thông báo về tiến độ của họ qua tờ tin nội bộ, qua tư vấn hoặc thăm viếng cá nhân GV đang tích cực

tham gia đổi mới PPDH và cả GV chưa tích cực.

- Coi trọng thông tin phản hồi: Lắng nghe được càng nhiều ý kiến càng

tốt, đặc biệt kiến phản hồi về kết quả thực hiện đổi mới PPDH ở từng GV

ngay trong hoạt động tiến hành kế hoạch thay đổi của nhà trường.

- Bảo vệ GV trước những chỉ trích không hợp lý: Một số GV “nói nhiều

làm ít” thường “sinh sự” với GV tích cực và phụ huynh và những người ngoài cộng đồng ở một thời điểm nào đó có thể không hài lòng với một thay đổi nào đó của GV thực hiện khi đổi mới PPDH. Bản thân Hiệu trưởng hãy trả lời những phê phán này hoặc bố trí tư vấn, người có kiến thức về thay đổi để làm việc đó. Tư vấn sẽ có dẫn chứng thực tế, và có thể ở đâu đó đã trả lời phê

88

phán này. Cũng cần cho mọi người biết giáo viên cần phải có thời gian để tự

tin trước thay đổi nhưng HS sẽ không bị bị ảnh hưởng trước tình huống này.

Chỉ ra sự cần thiết phải có sự hỗ trợ nhau. Trợ giúp thêm đối với những GV đang gặp khó khăn cho đến khi họ tự tin hơn trước sự thay đổi. Đối với những GV tích cực tham gia đổi mới PPDH thì niềm tin là quan trọng.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải có ý thức thường xuyên rèn luyện mình; có phong cách lãnh đạo dân chủ; phải nắm vững, các quy định của pháp luật trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính; phải có quy định rõ ràng và đảm bảo tuân thủ theo quy định.

Để quản lý thực hiện đổi mới PPDH trong trường THPT phải dựa trên quan điểm “đổi mới quản lý để quản lý sự thay đổi". Các biện pháp mà đề tài để xuất hướng tới việc đổi mới hay cải tiến một số khâu trong quá trình quản lý của CBQL trường học để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học theo mục tiêu chất lượng.

Các biện quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa đã nêu đều rất cần thiết trong quá trình quản lý đổi mới PPDH tại nhà trường. Chất lượng dạy học sẽ thực sự được nâng cao khi thực hiện đồng bộ các biện pháp nên trên. Tuy nhiên cũng tùy vào điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường mà mỗi biện pháp được ưu tiên thực hiện ờ một thời điểm khác nhau.

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)