tiếp cận Quản lý sự thay đổi
Đổi mới PPDH là một sự thay đổi và quản lý đổi mới PPDH chính là quản lý sự thay đổi. Vì vậy, quản lý sự thay đổi có mối quan hệ chặt chẽ với quản lý thực hiện đổi mới PPDH trong trường THPT.
Quản lý sự thay đổi được xác định như một tập hợp toàn diện các qui trình cho việc ra quyết định, lập kế hoạch, thực hiện và các bước đánh giá quá trình thay đổi trong mọi hoạt động của tổ chức.
Dựa theo các tác giả Lewin, Đặng Xuân Hải và tham khảo một số tác giả khác, chúng tôi xác định qui trình quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi có thể gồm có 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị cho sự thay đổi - Chuẩn bị cho thực hiện đổi mới PPDH:
Ở bước này người Hiệu trưởng cần làm cho mọi GV hiểu đúng mục đích, nội dung của việc đổi mới PPDH. Trước hết người Hiệu trưởng phải nhận diện được đổi mới PPDH phải diễn ra trong trường THPT do yêu cầu của sự phát triển giáo dục, dưới sự chỉ đạo của ngành và do chính sự mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục của trường đặt ra. Mục đích của đổi mới PPDH là để giải quyết mâu thuẫn tri thức ngày càng tăng nhanh mà thời gian đào tạo có hạn; để đào tạo con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng hoà nhập và cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là:
- Tính sáng tạo, năng động. Tính tự lực và trách nhiệm.
- Năng lực hành động, giải quyết vấn đề, năng lực cộng tác làm việc. - Khả năng học tập suốt đời...
Do đó đổi mới PPDH, áp dụng các PPDH tích cực sẽ giúp người học phải tự cải biến chính mình. Dạy học tích cực sẽ giúp người học tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội.
37
cực và yêu cầu đổi mới PPDH trong trường học, Hiệu trưởng phải có trách nhiệm chia sẻ sự hiểu biết này đến toàn thể GV, nhân viên, HS và cha mẹ HS. Đồng thời Hiệu trưởng cũng cần phải nhận diện ra được những khó khăn mà trường mình đang phải đổi mặt khi thực hiện sự thay đổi này. Đặc biệt là nhận diện ra thói quen khó thay đổi, "sức ỳ" mà GV, HS đang có. Cạnh đó phải phân tích được thấu đáo tâm lý của GV, HS hay nắm bắt được các trạng thái tâm lý của họ khi thực hiện đổi mới PPDH để tìm cách hóa giải.
Tiếp theo đó cần chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới PPDH:
- Hiệu trưởng cần chuẩn bị tâm thế cho bản thân và cho mọi thành viên trong trường để bắt đầu thực hiện việc đổi mới PPDH.
- Chuẩn bị về nhận thức cho cán bộ quản lý (CBQL), cho GV, HS về PPDH tích cực và yêu cầu đổi mới PPDH.
- Chuẩn bị các điều kiện tối thiểu để triển khai đổi mới PPDH.
Để thực hiện tốt bước này các nhà trường cần khuyến khích các ý tưởng đổi mới bằng việc tuyên truyền các thông tin về bối cảnh và học tập kinh nghiệm ở các trường tiên tiến hoặc những điển hình, tổ chức các buổi toạ đàm thường xuyên hơn để thảo luận về các vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch triển khai đổi mới PPDH (Lập kế hoạch quản lý sự thay đổi):
- Nhà trường phải tìm hiếu các căn cứ để thực hiện đổi mới PPDH, thu thập thông tin về đổi mới PPDH như các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT) về đổi mới PPDH ở trường THPT; Các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục THPT... Tiếp đến, các cán bộ quản lý phải phân tích bối cảnh, đặc điểm cụ thể của nhà trường như: phân tích tình hình đội ngũ GV (chất lượng đội ngũ, nhận thức của họ về PPDH, thái độ của họ trước yêu cầu đổi mới PPDH...); HS (chất lượng, tính tích cực, tâm thế tham gia vào các hoạt động học tập...); CSVC (những điều kiện cơ bản để tiến hành đổi mới PPDH đã có những gì? cần bổ sung những gì?...); những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện quá trình thay đổi. Đây sẽ là
38
những căn cứ, những cơ sở để nhà quản lý xây dựng định hướng, kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện đổi mới PPDH ở nhà trường.
- Xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn triển khai thực hiện đổi mới PPDH.
Thông thường mục tiêu cụ thể của giai đoạn đầu của sự thay đổi là “phá vỡ sức ỳ” của GV về đổi mới PPDH. Tiếp đến là làm cho mọi GV, nhân viên hiểu nội dung và mục đích của đổi mới PPDH; sau đó là thống nhất cách làm. Mục tiêu cuối cùng là duy trì được những mặt tích cực đã đạt được của việc đối mới PPDH trong trường học và làm cho việc dạy và học tích cực diễn ra thường xuyên.
- Xác định trọng tâm của các mục tiêu: là việc đặt trọng tâm cho mục tiêu đối với từng giai đoạn “thay đổi”. Chẳng hạn, trọng tâm của giai đoạn đầu thực hiện đổi mới PPDH là phá vỡ sức ỳ của thói quen trong GV, nâng cao nhận thức của GV về các PPDH tích cực; trọng tâm của giai đoạn triển khai thí điểm đổi mới PPDH là tạo dựng niềm tin trong GV, khẳng định ưu thế của dạy học tích cực để GV thấy cần phải đổi mới PPDH, có thể đổi mới PPDH; trọng tâm của giai đoạn triển khai đại trà là giúp 100 % GV có thể thực hiện dạy và học tích cực trong một số bài dạy của mình...
- Lập kế hoạch triển khai đổi mới PPDH: Khi lập kế hoạch điều quan trọng là xác định rõ mục tiêu của đổi mới PPDH và xác định các yếu tố chính của vấn đề đó; lên danh sách những việc cần làm và tiến độ phù hợp, phân công người phụ trách, người tham gia vào các công việc, phân phối nguồn lực hợp lý, dự kiến các biện pháp và cách thức duy trì đổi mới PPDH để đạt được mục tiêu dự kiến. Lập kế hoạch là công việc cần thiết. Các kế hoạch cần phải được tham khảo ý kiến rộng rãi trong phạm vi nhà trường càng nhiều càng tốt và có được mức độ ủng hộ đông đảo càng khả thi.
Bước 3: Tổ chức thực hiện sự thay đổi - Tiến hành thực hiện đổi mới PPDH:
Quản lý sự thay đổi là một quá trình và nhà quản lý nên thực hiện thay đổi theo các bước: lập kế hoạch thay đổi, thường xuyên giao tiếp, phát triển
39
các hoạt động hỗ trợ kế hoạch, đánh dấu điểm mốc, đánh giá thay đổi. Thay đổi nói chung và đổi mới PPĐH nói riêng là vấn đề hết sức nhạy cảm, khó khăn, vì vậy trong mỗi bước thực hiện quản lý sự thay đổi, đòi hỏi nhà QLGD phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo.
Tiến hành đổi mới PPDH trong nhà trường là quá trình triển khai kế hoạch đổi mới PPDH vào thực tiễn, bao gồm một chuỗi hoạt động diễn ra trong một giai đoạn của quản lý. Trong tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, Hiệu trưởng nhà trường cần tập trung vào các công việc:
- Trao đổi về chương trình đổi mới PPDH với các GV để GV có thể nắm được nội dung, phương hướng cho sự thay đổi.
- Phân công đội ngũ GV giảng dạy khoa học, hợp lý.
- Phân công rõ trách nhiệm, ủy nhiệm quyền hạn cho cá nhân cụ thể để dễ dàng trong việc quản lý thực hiện đổi mới PPDH.
- Tạo sự cam kết trách nhiệm với GV gắn với nhiệm vụ được giao để họ có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Tạo điều kiện cho sự thay đổi. Trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH, Hiệu trưởng phải chú trọng tạo điều kiện tốt nhất cho GV cả về thời gian lẫn vật chất (nguồn lực CSVC) để GV yên tâm thực hiện đổi mới PPDH.
- Hạn chế các phản kháng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH (không được tất cả mọi người ủng hộ việc đổi mới PPDH, tư tưởng không muốn thay đổi, thỏa mãn với những cái hiện có của đại bộ phận GV, hay do thiếu kiến thức, kỹ năng đổi mới PPDH cũng như trong quá trình quản lý thực hiện đổi mới PPDH... là những rào cản có thể gặp phải trong quản lý thực hiện đổi mới PPDH cần phải tìm cách để vượt qua..,).
Bước 4: Đánh giá và duy trì sự thay đổi – Đánh giá và duy trì thực hiện đổi mới PPDH:
Trong các bước này, việc đánh giá đổi mới PPDH chính là đánh giá về các mặt sau đây:
40
mức nào (số lượng và tỷ lệ người đã thay đổi nhận thức và sẵn sàng đổi mới)
- Đánh giá về việc thay đổi cách soạn bài và lập kế hoạch lên lớp theo định hướng đổi mới PPDH.
- Đánh giá về cách tổ chức giờ dạy học theo hướng tích cực và đánh giá về kết quả lĩnh hội tri thức của HS...
Kiểm tra đánh giá hoạt động đổi mới PPDH là quá trình người Hiệu trưởng xem xét thực tiễn đế phát hiện, đánh giá thực trạng về đổi mới PPDH nhằm:
- Khuyến khích những nhân tố tích cực; Uốn nắn những sai lệch, hạn chế.
- Đưa ra quyết định điều chỉnh kịp thời, nhằm giúp các bộ phận và các cá nhân đạt được mục tiêu về đổi mới PPDH đã đề ra.
Trong quá trình quản lý đổi mới PPDH của nhà trường, nhiệm vụ đảm bảo sự tiếp tục đổi mới PPDH rất quan trọng. Đó là việc người Hiệu trưởng và những người được phân công phải sát sao theo dõi tiến độ thực hiện, duy trì sự cân bằng trong quá trình đổi mới, xem xét các kết quả thu được (thành công, thất bại và nguyên nhân của chúng) từ đó có những điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch một cách phù hợp. Đây là một giai đoạn duy trì, củng cố sự thay đổi.