Thực trạng quản lý thực hiện quy trình đổi mới PPDH theo tiếp cận

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 61)

quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa

Theo lý thuyết quản lý sự thay đổi, quá trình thay đổi diễn ra theo 3 giai đoạn và được cụ thể thành 4 bước. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu thực trạng quản lý các bước tiến hành thực hiện đổi mới PPDH ở trường THPT Thanh Nưa theo 4 bước.

62

2.2.3.1. Bước 1: Chuẩn bị thực hiện đổi mới PPDH

Tìm hiểu nội dung này chúng tôi tiến hành điều tra trên 7 CBQL và 25 GV của trường THPT Thanh Nưa kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng chuẩn bị thực hiện đổi mới PPDH

STT Nội dung bước chuẩn bị đổi mới

CBQL GV Tổng

SL % SL % SL %

1

Tổ chức họp hội đồng, tuyên truyền, phổ biến yêu cầu thực hiện đổi mới PPDH

7 100 25 100 32 100

2

Tổ chức các buổi tọa đàm cấp tổ bộ môn, cấp trường để trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH

6 85.7 19 76.0 25 78.1

3 Khảo sát năng lực, kỹ năng

giảng dạy của GV 5 71,4 17 68.0 22 68.8

4

Cử GV đi tham dự các đợt tập huấn về đổi mới PPDH, đi dự thi GV dạy giỏi, học tập các điển hình tiên tiến về đổi mới PPDH

6 85.7 15 60 21 65.6

5 Đầu tư thêm các trang thiết

bị, đồ dùng dạy học 5 71,4 14 56.0 19 59.4

6

Cung cấp cho GV các loại tài liệu, sách báo nói về vấn đề đổi mới PPDH

3 42.9 12 48.0 15 46.9

7

Tìm tổ chức hoặc người tư vấn hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH

63

Nhìn vào kết quả trên cho thấy trường THPT Thanh Nưa đã thực hiện tương đối tốt các bước chuẩn bị cho đổi mới PPDH, thể hiện:

- Hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức tốt việc tuyên truyền về đổi mới PPDH thông qua các buổi họp Hội đồng, nhằm trang bị cho GV những nhận thức về các phương pháp dạy học tích cực và về yêu cầu đổi mới PPDH. Làm cho mỗi GV nhận thức được rằng đổi mới PPDH không phải là một chủ trương áp đặt mà là một nhu cầu khẳng định chất lượng và hiệu quả dạy học của một GV, của nhà trường.

- Có sự chuẩn bị đầy đủ về số lượng, chất lượng các điều kiện tối thiểu về CSVC, trang TBDH đế triển khai đổi mới PPDH tại trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức các buổi đàm thoại ở cấp độ bộ môn và nhà trường để thảo luận, giải đáp những thắc mắc của GV về các vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH.

Tuy nhiên sự chuẩn bị ở các nội dung là không đồng đều, việc đầu tư về CSVC, TBDH để triển khai đổi mới PPDH còn hạn chế (chiếm 59,4%), việc cung cấp cho GV các tài liệu, sách báo nói về công tác đổi mới PPDH còn chưa được quan tâm đúng mức (đạt 46,9%), đặc biệt BGH nhà trường chưa quan tâm đến việc tìm tổ chức hoặc người tư vấn cho việc đổi mới PPDH (chỉ đạt 34,4%).

2.2.3.2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH

Đối với bước này, khi tiến hành xây dựng kế hoạch yêu cầu cần phải thực hiện được những nhiệm vụ cụ thể sau:

Trước tiên, đó là việc thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH (gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, một số GV chủ chốt và cán bộ công đoàn) để cùng tham gia hoạch định chiến lược phát triển. Trong đó chú trọng đến giải quyết một số vấn đề về đổi mới PPDH như:

- Kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ về năng lực chuyên môn. - Đổi mới PPDH theo hướng chuyển đổi từ dạy học một chiều sang dạy học tương tác, dạy học lý thuyết sang dạy học kết hợp thực hành, thực tiễn

64

đời sống kỹ thuật...

- Tăng cường trang thiết bị phục vụ dạy học. - Kế hoạch điều chỉnh số lớp/trường, số HS/lớp.

* Hiệu trưởng cần phân tích rõ bối cảnh nhà trường bằng cách tiến hành các công việc cụ thể sau:

- Thu thập đầy đủ thông tin về đổi mới PPDH bao gồm những văn bản chi đạo của các cấp có liên quan (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT) về đổi mới PPDH ở trường THPT: Các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục THPT; các tài liệu hướng dần về các PPDH tích cực có thể áp dụng trong trường THPT phù hợp theo các bộ môn các kiểu bài lên lớp...

- Xác định những yêu cầu của xã hội đối với giáo dục THPT

- Phân tích tình hình đội ngũ GV (chất lượng đội ngũ, nhận thức của họ về PPDH, thái độ của họ trước yêu cầu đổi mới PPDH).

- Phân tích tình hình HS (chất lượng, tính tích cực, tâm thế tham gia vào các hoạt động học tập...).

- Rà soát, thống kê CSVC, TBDH, những điều kiện cơ bản để tiến hành đổi mới PPDH đã có những gì? cần bổ sung những gì?...

* Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phát triến đội ngũ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của GV. Các bản kế hoạch cần được xây dựng một cách cụ thể, xác định được mục tiêu cần đạt, lộ trình thực hiện, dự kiến nguồn lực thực hiện và phân bố thời gian hợp lý.

* Hiệu trưởng đã xác định được mục tiêu cụ thể và trọng tâm của các mục tiêu cho các bước chỉ đạo đổi mới PPDH:

- Giai đoạn đầu là làm thay đổi nhận thức của GV về đổi mới PPDH, làm cho mọi GV, nhân viên hiểu nội dung và mục đích của đổi mới PPDH. Trọng tâm là phá vỡ sức ỳ của thói quen, bảo thủ trong GV, nâng cao nhận thức của GV về các PPDH tích cực.

65

cực ở một số GV và một số tiết học cụ thể. Trọng tâm là tạo dựng niềm tin trong GV, khẳng định ưu thế của dạy học tích cực để GV thấy cần phải đổi mới PPDH, có thể đổi mới PPDH.

- Bước triển khai đại trà: Động viên 100% GV áp dụng PPDH tích cực ở một số bài dạy cụ thể trong chương trình.... duy trì được những mặt tích cực đã đạt được của việc đổi mới PPDH trong trường học và làm cho việc dạy và học tích cực diễn ra thường xuyên. Trọng tâm là giúp 100 % GV có thể thực hiện dạy và học tích cực trong một số bài dạy của mình.

- Để đảm bảo đúng nguyên tắc “GV được làm chủ sự thay đổi", tăng cường tính chủ động của mọi thành viên, các kế hoạch đều được bàn bạc dân chủ hoặc được trao đổi lấy ý kiến trước khi đi vào thực hiện. Kế hoạch năm học được thông qua tại:

+ Buổi họp Hội đồng giáo dục đế triển khai đến cán bộ, GV, nhân viên, HS.

+ Giao ban liên tịch để triển khai xuống các tổ chuyên môn rồi đến cán bộ, GV, nhân viên, HS.

+ Ban chấp hành công đoàn, ban chấp hành đoàn trường rồi được triển khai xuống từng công đoàn viên, đoàn viên thanh niên, rồi đến từng GV, cán bộ, nhân viên và từng HS.

Căn cứ vào những nhiệm vụ cụ thể trên, qua nghiên cứu các bản kế hoạch và thực trạng của trường THPT Thanh Nưa, chúng tôi nhận thấy ở bước này Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH với nội dung bao gồm: Thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH trong đó đã chú trọng đến nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ về năng lực chuyên môn, đổi mới PPDH, tăng cường trang thiết bị, phân tích tình hình cụ thể nhà trường về đội ngũ GV, HS, rà soát CSVC, TBDH đã có, thu thập các thông tin về đổi mới PPDH. Kế hoạch đã được thông qua Hội đồng giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó các kế hoạch: Xây dựng đội ngũ, kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của GV, mua sắm trang thiết bị ở các trường chưa xây dựng một cách

66

cụ thể về việc xác định mục tiêu cần đạt, lộ trình thực hiện, dự kiến nguồn nhân lực thực hiện, thời gian thực hiện. Trong các bước chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH cần chia làm các giai đoạn cụ thể.

Đánh giá thực trạng của trường khảo sát cho thấy: Đa số GV xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH, có trách nhiệm và lòng nhiệt tình trong công việc. Nhà trường đã nhận được sự quan tâm ủng hộ tích cực từ HS, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội trong nhà trường. Bên cạnh đó một bộ phận GV chưa kịp thời cập nhật nội dung kiến thức, PPDH mới. Trình độ nghiệp vụ của một số thầy, cô giáo chưa đáp ứng được việc đổi mới PPDH.

Chất lượng đầu vào thấp, không đồng đều, nhà trường có tới hơn 90% HS là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu còn rất nhiều hạn chế. Một số tổ chuyên môn chưa thực hiện triệt để các giải pháp làm thay đổi căn bản PPDH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.3. Bước 3: Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH

Đối với việc tổ chức hoạt động đổi mới PPDH tại trường THPT Thanh Nưa. Tác giả đã tiến hành xin ý kiến đánh giá của 25 GV về công tác quản lý thực hiện đổi mới PPDH tại trường THPT Thanh Nưa. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.10

(Thang điểm đánh giá với 1 điểm là mức đánh giá thấp nhất và 5 điểm là mức đánh giá cao nhất).

67

Bảng 2.10. Đánh giá của GV về quản lý thực hiện đổi mới PPDH

TT Nội dụng Mức độ đánh giá Điểm

1 2 3 4 5

1 Xây dựng thời khóa biểu khoa học. 2 3 5 7 8 3.64

2 Phổ biến đầy đủ văn bản quy định hướng

dẫn đổi mới PPDH. 1 3 6 8 7 3.68

3

Tổ chức phân công GV giảng dạy phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn.

1 2 3 8 11 4.04

4 Chỉ đạo GV đổi mới phương pháp giảng

dạy phù hợp với nội dung chương trình. 9 6 5 3 2 2.32

5

Có qui định về xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC, trang thiết bị phục vụ đổi mới PPDH

11 6 4 3 1 2.08

6 Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng GV về

đôi mới PPDH. 10 5 5 4 1 2.24

7 Huy động tôt các nguôn lực phục vụ cho

đôi mới PPDH. 12 5 5 2 1 2.00

8 Kiêm tra thường xuyên các hoạt động

thực hiện đổi mới PPDH. 11 6 4 2 2 2.12

Qua kết quả đánh giá của GV kết hợp với những phân tích, thấy rằng: - Hiệu trưởng đã phổ biến khá đầy đủ các văn bản quy định hướng dẫn đổi mới PPDH đến GV (điểm đánh giá trung bình là 3.68)

- Việc lập thời khóa biểu giảng dạy cho GV được nhà trường thực hiện tương đối tốt. Kêt quả nghiên cứu cho thấy các GV được hỏi đã đánh giá việc sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy của nhà trường là khoa học (điểm TB 3.64)

- Phân công giảng dạy đảm bảo tính khoa học, công khai và phù hợp với điều kiện nhà trường. Nhà trường đã xây dựng, và công khai các tiêu chí làm căn cứ cho việc phân công GV như:

68

nhân của GV

+ Nguyện vọng của HS, cha mẹ HS + Đặc điểm cụ thể của lớp học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả điều tra, các GV được hỏi đều đánh giá việc phân công giảng dạy ở nhà trường là tốt và rất tốt (điểm trung bình là 4.04). GV nhận xét nhà trường đã phân công GV giảng dạy phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn.

- Với những kế hoạch về công tác đổi mới PPDH đã được đề ra, Hiệu trưởng đã có những chỉ đạo cụ thế tới từng GV, nhân viên trong nhà trường, kết hợp với việc ủy nhiệm quyền hạn và cam kết trách nhiệm của từng cá nhân, nhằm nâng cao hiệu quả công việc:

+ Hiệu trưởng đã triển khai, hướng dẫn tô trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học, thực hiện đổi mới PPDH cụ thể, chi tiết, xác định nhiệm vụ ưu tiên theo thứ tự, có giao nhiệm vụ cụ thể cho tùng cá nhân để thực hiện.

+ Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ, nhóm, tập trung vào những vấn đề mới và khó, những nội dung phát sinh trong quá trình giảng dạy và thực hiện đổi mới PPDH. Tổ chức các chuyên đề, các bài dạy mẫu để cùng trao đổi, rút kinh nghiệm.

+ BGH thường xuyên, định kỳ dự sinh hoạt tổ, nhóm, kiểm tra đánh giá các mặt hoạt động của tổ. Nêu cao vai trò của tổ trưởng trong hoạt động chỉ đạo chuyên môn, trong hoạt động tự kiêm tra, tự đánh giá của tổ, nhóm.

+ Đổi mới hoạt động của thư viện nhà trường và TBDH, nhà trường chú trọng chỉ đạo việc làm và sử dụng đô dùng dạy học, phục vụ có hiệu quả cho quá trình đôi mới PPDH.

- Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý đổi mới PPDH, Hiệu trưởng chưa chỉ đạo tốt GV đổi mới PPDH sao cho phù hợp với nội dung chương trình (điểm trung bình các GV đánh giá là 2.32).

69

tập của HS theo định hướng đổi mới: Sử dụng hợp lý hai hình thức kiểm tra (tự luận và trắc nghiệm).

- Tổ chức các đợt thao giảng, hội thi GV giỏi các cấp theo tinh thần đổi mới phương pháp.

- Các qui định về xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC, trang thiết bị phục vụ yêu cầu đổi mới PPDH cũng chưa được Hiệu trưởng chú trọng (điểm trung bình các GV đánh giá là 2,08).

- Về công tác bồi dưỡng cán bộ GV: Trong năm học trường đã cử GV cốt cán đi tập huấn triển khai thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình – SGK THPT. Hiệu trưởng đã quan tâm tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV về đổi mới PPDH, tuy nhiên công tác bồi dưỡng chưa được đánh giá cao (2.24 là điểm trung bình các GV đánh giá).

- Huy động các nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới PPDH chưa được Hiệu trưởng chú trọng (các GV đánh giá điểm trung bình là 2.00).

- Kiểm tra thường xuyên các hoạt động thực hiện đổi mới PPDH chưa được Hiệu trưởng quan tâm thường xuyên (2.12 là điểm trung bình các GV đánh giá)

2.2.3.4. Bước 4: Đánh giá và duy trì hoạt động đổi mới PPDH

Tìm hiểu nội dung này ở trường THPT Thanh Nưa chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến đánh giá của 25 GV. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.11

70

Bảng 2.11. Thực trạng việc đánh giá và duy trì hoạt động đổi mới PPDH

ST T

Nội dung đánh giá và duy trì

hoạt động đổi mới PPDH

Mức độ thực hiện Thường Xuyên Không Th.xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Kiểm tra tiến độ chương trình, kế

hoạch dạy học. 21 84.0 4 16.0 0 0

2

Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức các tiết thực hành thí nghiệm, dạy học có ứng dụng CNTT..

20 80.0 5 20.0 0 0

3

Kiểm tra các giờ lên lớp để nhận diện được cách thức phát huy tính tích cực của HS

17 68.0 8 32.0 0 0

4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo dõi và điều chỉnh các hoạt động đổi mới PPDH thông qua vai trò của tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và thông qua hoạt động kiểm tra chuyên môn của nhà trường.

18 72.0 7 28.0 0 0

5

Sự ghi nhận, động viên, khen thưởng kịp thời đối với những GV có trách nhiệm và thực hiện tốt đổi mới PPDH.

13 52.0 12 48.0 0 0

6

Tổ chức đánh giá, tổng kết định kỳ công tác đổi mới PPDH, chỉ ra sai lệch và hướng dẫn GV sửa chữa. Phê bình đối với GV không tích cực thực hiện đổi mới PPDH.

11 44.0 14 56.0 0 0

7 Hiệu trưởng có những biện pháp

71

lực chuyên môn, tự đổi mới PPDH để khẳng định chính bản thân.

8

Tổ chức tọa đàm, trao đổi về ước mơ, hoài bão của HS, trao đổi về phương pháp học tập tích cực.., Thông qua đó giúp HS xây dựng về ý thức, hứng thú Hiệu trưởng và tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới PPDH.

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 61)