Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới PPDH của G

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 50)

nhận thức đầy đủ về mục đích của đổi mới PPDH là với 100% tỉ lệ CBQL và GV lựa chọn phương án 4 “tất cả các ý trên”. Bởi mục đích của đổi mới PPDH chính là nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động của HS, đồng thời đổi mới PPDH cũng nâng cao trình độ năng lực sư phạm của GV, nâng cao uy tín chất lượng đào tạo của nhà trường và cũng là thực hiện quan điểm chỉ đạo của các cấp về phát triển GD&ĐT.

2.2.2. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới PPDH của GV trường THPT Thanh Nưa GV trường THPT Thanh Nưa

Để đánh giá thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới PPDH ở trường THPT Thanh Nưa tác giả đã tiến hành điều tra trên 7 CBQL và 25 GV của trường.

51

Bảng 2.7. Đánh giá về mức độ thực hiện nội dung quản lý đổi mới PPDH

TT

Các nội dung Quản lý thực hiện đổi mới

PPDH

Đánh giá của CBQL Đánh giá của GV Thường xuyên Không Th.xuyên Không thực hiện Thường xuyên Không Th.xuyên Không Th.hiện SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

6 85.7 1 14,3 0 0 22 88.0 3 12.0 0 0

2

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp

6 85.7 1 14,3 0 0 21 84.0 4 16.0 0 0

3 Quản lý giờ lên

lớp của GV 6 85.7 1 14,3 0 0 21 84.0 4 16.0 0 0

4

Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng đổi mới PPDH

5 71.4 2 28.6 0 0 20 80.0 5 20.0 0 0

5

Quản bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH

52

6 Quản lý CSVC và

TBDH 5 71.4 2 28.6 0 0 14 56.0 11 44.0 0 0

7 Quản lý hoạt động

học tập của HS 4 57.1 3 42.9 0 0 13 52.0 12 48.0 0 0

Qua kết bảng 2.7 cho thấy:

Việc quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy học bám sát các yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS được thực hiện thường xuyên (chiếm 87.5%), quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp, quản lý giờ lên lớp của GV, quản lý việc GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đổi mới PPDH là tương đối thường xuyên (dao động trong khoảng từ 78% đến 84,4%), Quản lý công tác bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, quản lý CSVC và TBDH, quản lý hoạt động học tập của HS không được thường xuyên (dao động trong khoảng từ 53% đến 60%). Cụ thể:

- Quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy học bám sát các yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Ngay từ đầu năm học, các tổ chuyên môn đã chi tiết hóa nội dung chương trình các môn học, thống nhất kế hoạch giảng dạy, kế hoạch dạy học tự chọn, trên cơ sở đó các cá nhân tự lập kế hoạch giảng dạy cho bản thân mình. Các kế hoạch này đều dược ký duyệt qua tổ trưởng chuyên môn và đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.

GV phải cụ thể hóa chương trình thực hiện thông qua sổ báo giảng và sổ ghi đầu bài. Cứ sau 2 tuần, các tổ rà soát tiến độ thực hiện chương trình, ghi lại những bất cập xảy ra trong việc thực hiện tiến độ, báo cáo BGH để xử lý. Trên cơ sở báo cáo của GV, đồng chí tổ trưởng chuyên môn kiểm tra đối chiếu việc thực hiện chương trình qua sổ báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi HS, ký duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra của mình. Ban giám hiệu (BGH) kiểm tra đột xuất: dự giờ GV, đối chiếu với sổ báo giảng

53

và phân phối chương trình chung, kết hợp với công kiểm tra nội bộ trường học.

Một yêu cầu có tính chất pháp lý là phải thực hiện đúng, đủ theo phân phối chương trình, nghiêm cấm việc cắt xén, dạy dồn, đặc biệt là vào dịp cuối kỳ, cuối năm học.

Qua khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy thấy rằng: Việc lập kế hoạch, kiểm tra, duyệt kế hoạch được đánh giá là thực hiện tốt, sau đó là kiểm tra của tổ, nhóm chuyên môn. Còn việc theo dõi thực hiện qua sổ tự báo giảng và sổ ghi đầu bài còn mang tính hình thức vì các GV cho rằng việc ghi cho khớp giữa sổ đầu bài và sổ báo giảng là GV có thể làm được. Việc kiểm tra đột xuất của BGH còn chưa thường xuyên.

- Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp theo hướng đổi mới PPDH

Đổi mới PPDH phải bắt đầu từ khâu chuẩn bị bài lên lớp của GV. Chúng tôi tìm hiểu hoạt động này từ công việc soạn bài và đã tiến hành khảo sát các kĩ năng soạn bài theo hướng đổi mới PPDH với 4 kĩ năng cơ bản:

+Thiết kế hệ thống việc làm cho HS (hệ thống bài tập, hệ thống câu hỏi,…).

+ Thiết kế bài học thực hành cá nhân hoặc theo nhóm; + Thiết kế bài học theo kiểu sắm vai, trò chơi sư phạm; + Thiết kế bài học theo kiểu trao đổi nhóm.

Kết quả điều tra cũng cho thấy:

Trên 80% GV tự đánh giá ở mức độ thành thạo và khá thành thạo ở 2 kĩ năng đầu, còn hai kĩ năng sau thỉnh thoảng mới được ứng dụng trong những giờ dạy mẫu, dạy thao giảng…

Như vậy, việc phát huy tính tích cực của HS trong học tập chủ yếu chỉ tập trung vào việc thiết kế bài học thực hành và hệ thống câu hỏi, gợi mở cho HS.

Có thể nói rằng thiết kế hệ thống câu hỏi trong bài giảng thể hiện năng lực sư phạm của người GV. Hệ thống câu hỏi phát vấn nhìn chung đảm bảo

54

tính khoa học và vừa sức, có khả năng gợi mở trí tưởng tượng và năng lực tư duy độc lập của HS.

Bằng những hiểu biết thực tiễn và qua tìm hiểu trao đổi, phỏng vấn sâu các đối tượng quản lý và GV chúng tôi thấy rằng, trên thực tế không phải GV nào cũng khai thác hệ thống câu hỏi phát vấn một cách hợp lý. Một số GV cũng chú trọng sử dụng PPDH thảo luận nhóm, tổ chức bài học theo kiểu trò chơi sư phạm, sắm vai, trao đổi nhóm…Tuy nhiên, các thiết kế bài học kiểu này không được thực hiện thường xuyên do việc đầu tư cho bài học mất nhiều thời gian. Mặt khác, năng lực của GV còn hạn chế, khó có thể vừa ứng dụng công nghệ thông tin, vừa kết hợp với các phương pháp mới...

- Quản lý việc thực hiện giờ lên lớp của GV

Tìm hiểu nội dung này chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát và thăm lớp dự giờ 25 tiết dạy của 25 GV trong trường và kết hợp với phương pháp trao đổi, phỏng vấn. Chúng tôi nhận thấy:

Đa số GV trường THPT Thanh Nưa đều thực hiện nghiêm túc quy định về giờ lên lớp, khi lên lớp có đầy đủ hồ sơ dạy học theo quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT.

Về thực trạng dạy học trên lớp, các tiết dạy vẫn diễn ra theo phương pháp truyền thống: Thầy giảng, trò nghe, ghi nhớ và tái hiện. Khi tìm hiểu thực trạng dạy học của GV trường THPT Thanh Nưa, chúng tôi thu được kết quả như sau:

+ 58 % GV sử dụng phương pháp thuyết giảng xen kẽ với vấn đáp tích cực;

+ 19 % GV sử dụng phương pháp thực hành;

+ 23 % GV sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề.

Trên thực tế, phương pháp thuyết giảng là một phương pháp truyền thống, vẫn có những người học hiện nay thì nó còn có những nhược điểm cần khắc phục (Truyền thụ, cung cấp tri thức lý thuyết áp đặt một chiều; nhồi nhét tri thức; chỉ chú trọng đến khả năng ghi nhớ máy móc, tái hiện; không kích

55

thích đựơc nhu cầu, hứng thú tìm tòi, nghiên cứu mở rộng hay đào sâu tri thức…). Tình trạng dạy chay, học chay còn khá phổ biến. Tình trạng thư viện nghèo nàn cả về nguồn tài liệu lẫn thông tin. CSVC trường học hầu hết vẫn thiếu trên mọi phương diện.

19 % số GV sử dụng phương pháp thực hành đa số là các GV ở các bộ môn khoa học tự nhiên: Vật lý, Sinh học, Hoá học,… Các GV này có điều kiện thuận lợi hơn vì các TBDH của các trường THPT Thanh Nưa ở các bộ môn khoa học tự nhiên được sự đầu tư tương đối đầy đủ. Việc dạy học theo phương pháp thực hành vẫn thường xuyên được tiến hành theo đúng mục đích yêu cầu của bài dạy.

23% số GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề một cách thường xuyên là những GV giỏi có tay nghề chuyên môn cao.

Thực trạng về đổi mới PPDH của GV các trường THPT huyện Điện Biên hiện nay còn nặng về tính chất lý luận, chưa gắn mặt thực tiễn. Tư tưởng đổi mới PPDH chưa trở thành hiện thực, bởi GV và HS đã quá quen với PPDH truyền thống. Thêm vào đó, việc thiếu thốn các phương tiện kỹ thuật hiện đại và TBDH, càng làm cho tâm lý GV ngại đổi mới, chậm đổi mới.

Hình thức dạy học các môn học vẫn chủ yếu lấy giờ lên lớp (bài học) làm độc tôn. Vì vậy, các PPDH cơ bản là các phương pháp lên lớp giảng bài cung cấp. Các hình thức dạy học đòi hỏi HS hoạt động độc lập, hợp tác,… rất ít được chú trọng. GV hầu như chỉ biết đến phương pháp đổi mới dạy học trên bình diện tư tựởng, lý thuyết. Các văn bản định hướng, sự hướng dẫn chuyển giao phương pháp, các mô hình trình diễn,… còn rất ít và mang tính hình thức. Vì vậy, GV gặp rất nhiều khó khăn, bối rối về mặt kỹ thuật để thực hiện, ứng dụng các phương pháp mới. Do đó, mặc dù rất hiểu và có mong muốn đổi mới phương pháp nhưng sự đổi mới vẫn chưa thực sự làm xoay chuyển nhà trường và chưa thành hiện thực.

Đi sâu vào tìm hiểu vấn đề chúng tôi tiến hành phỏng vấn trao đổi trực tiếp với một số cán bộ QLGD và GV ở các trường THPT huyện Điện Biên, và

56

nhận thấy phần lớn GV đều ý thức được vai trò quan trọng của đổi mới PPDH trong trường phổ thông. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận GV chưa có nhận thức rõ ràng và đầy đủ về đổi mới PPDH, dẫn đến hiện tượng một số GV có thái độ chống đối, không đồng tình với những chỉ đạo của Hiệu trưởng.

- Quản lý CSVC và TBDH

Trong quá trình dạy học, muốn đạt hiệu quả cao ngoài việc người GV cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng thì kỹ năng lựa chọn sử dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả dạy học.

Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng quản lý CSVC và TBDH ở các trường THPT Thanh Nưa chúng tôi nhận thấy nhà trường đã quản lý CSVS, TBDH tương đối tốt. Có sổ theo dõi việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Đa phần GV (90% tỉ lệ GV) đều có ý thức trong việc sử dụng khai thác sử dụng các phương tiện trong quá trình dạy học.

Một số GV có khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học tương đối tốt, bài dạy gây được hứng thú học tập cho HS. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận GV (chiếm tỉ lệ 25%) nhận thức chưa đầy đủ về đổi mới PPDH, năng lực sử dụng TBDH nhất là việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cũng vẫn còn hạn chế nên chưa sử dụng thành thạo các thiết bị hiện đại và còn lúng túng khi đổi mới PPDH. Ứng dụng CNTT và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học là một trong các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới PPDH theo quan điểm hiện đại, vì vậy trình độ tin học của GV cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc đổi mới PPDH.

- Quản lý công tác bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH

Để tìm hiểu thực trạng công tác bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới PPDH chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát (phát phiếu hỏi) đối với 32 GV và các cán bộ quản lý, kết quả thu được như sau:

57

Bảng 2.8. Đánh giá về mức độ thực hiện bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH

STT Nội dung quản lý bồi dưỡng GV đáp ứng đổi mới PPDH Mức độ thực hiện Thường Xuyên Không thường xuyên Không thực hiện SL % SL % SL %

1 Tập huấn nâng cao năng lực cho GV

về đổi mới PPDH 23 71.9 9 28.1 0 0

2 Tổ chức thao giảng 32 100 0 0 0 0

3 Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi

mới PPDH 24 75.0 8 25.0 0 0

4 Tổ chức thăm lớp, dự giờ của GV 23 71.9 9 28.1 0 0

5

Đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn hàng tuần, tháng có nội dung về đổi mới PPDH

20 62.5 12 37.5 0 0

6

Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm giáo dục theo hướng đổi mới PPDH tại các trường tiên tiến điển hình

15 46.9 17 53.1 0 0

7 Tổ chức báo cáo sáng kiến kinh

nghiệm về đổi mới PPDH cho GV 12 37.5 20 62.5 0 0

8

Tổ chức kiển tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng mới.

11 34.4 21 65.6 0 0

Từ kết quả điều tra chúng ta thấy:

Đánh giá của GV về mức độ thực hiện nội dung bồi dưỡng là khác nhau. Cụ thể nội dung bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực cho GV về đổi mới PPDH, tổ chức thao giảng, tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH, tổ chức dự giờ thăm lớp của GV là thường xuyên (đạt từ 71,9% đến 100%).

58

Nội dung đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn hàng tuần, tháng có nội dung về đổi mới PPDH, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm giảng dạy theo hướng đổi mới PPDH tại các trường tiên tiến điển hình, tổ chức báo cáo sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH cho GV, tổ chức kiển tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng mới có thực hiện song chưa được thường xuyên (đạt từ 34.4% đến 62.5%)

Thực tế chúng tôi thấy, về mặt chuyên môn vẫn còn nhiều mặt chưa đồng bộ, nhất là khâu bồi dưỡng CBQL và GV. Thời gian tiếp xúc với tài liệu, với nội dung bồi dưỡng là quá ngắn chưa đủ sức thay thế cho hệ thống PPDH áp đặt trong GV, đặc biệt đối với đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng vốn là người chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá GV thực hiện đổi mới, thì chính họ lại cùng học tập, tiếp xúc tài liệu bồi dưỡng như dành cho GV.

Chính vì vậy, CBQL ở trường rơi vào sự lúng túng trong chỉ đạo, chưa biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào để hoạt động chỉ đạo giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng có hiệu quả. Ngay trong đội ngũ các nhà quản lý cũng không tránh khỏi tư tưởng trông chờ, chỉ đạo cụ thể của cấp trên, chỉ đạo ra sao? Làm như thế nào? Vì vậy một số đơn vị chưa thực sự chủ động trong xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH ở cơ sở mình.

Trong kế hoạch các nhà trường cũng đặt ra các vấn đề cần thiết để phục vụ cho chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH như: Kinh phí đầu tư cho CSVC, trang TBDH, xác định nhu cầu đào tạo GV và bồi dưỡng đội ngũ (theo kế hoạch đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn), còn các yêu cầu khác trong xây dựng mục tiêu đổi mới PPDH như: Điều kiện làm việc, chế độ chính sách, thu nhập của GV là những vấn đề nằm ngoài khả năng của công tác kế hoạch, đặc biệt là đơn vị trường học.

Như vậy, trên thực tế cho thấy, hầu hết các nhà trường đều gặp khó khăn khi triển khai đổi mới PPDH, như: Ngân sách không đáp ứng đủ cho hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)