Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 41)

1.4.2.1. Chính sách, chủ trương về đổi mới phương pháp dạy học

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ đạo: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học nâng cao chất lượng đội ngũ GV và tăng cường CSVC của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS, sinh viên”.

Luật Giáo dục sửa đổi 2009 cũng nêu rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn

42

luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.

Những văn bản chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện, chính là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới PPDH ở các trường THPT hiện nay.

1.4.2.2. Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường

Đổi mới PPDH luôn gắn liền với các yêu cầu về CSVC. CSVC đầy đủ, TBDH hiện đại sẽ góp phần nhất định vào thành công của đổi mới PPDH. Vì vậy, các trường THPT phải tổ chức xây dựng hệ thống CSVC, TBDH phù hợp với nội dung chương trình, SGK, đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học; tổ chức sử dụng và bảo quản hệ thống CSVC, TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

1.4.2.3. Ý thức trách nhiệm của gia đình và cộng đồng

Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ, thái độ học tập của HS và là nơi thỏa mãn các điều kiện vật chất và tinh thần cho việc học tập của con em. Truyền thống địa phương, các giá trị văn hóa tích cực của cộng đồng trên địa bàn là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng thì các yếu tố chủ quan - nội lực quyết định sự phát triển; các yếu tố khách quan - ngoại lực có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự vật, hiện tượng tiến hóa theo các quy luật vốn có của nó.

Các yếu tố chủ quan được xem là nội lực. Các yếu tố khách quan được xem là ngoại lực. Theo quy luật của sự phát triển thì ngoại lực sẽ hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện và nội lực là nhân tố quyết định.

43

Sơ đồ 1.3. Các nhân tố tác động đến công tác quản lí đổi mới PPDH

GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HT NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA GV, HS

ĐIỀU KIỆN DẠY HỌC THỰC TẾ CỦA NT CHÍNH SÁCH, CHỦ TRƯƠNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PPDH

44

Kết luận Chương 1

PPDH là một thành tố quan trọng trong cấu trúc của quá trình dạy học. Trong xu thể đổi mới dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, đổi mới PPDH là một nội dung cơ bản trong đổi mới quản lý hoạt động dạy - học ở trường THPT.

Theo lý thuyết quản lý sự thay đổi, đổi mới bất kỳ hoạt động nào trong nhà trường cũng thường trải qua 3 giai đoạn “rã đông”; “thay đổi” “làm đông” và được cụ thể thành 4 bước: chuẩn bị cho sự thay đổi; Kế hoạch hóa sự thay đổi; Tiến hành sự thay đổi; Đánh giá, duy trì những kết quả đã đạt được của sự thay đổi.

Quản lý thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường phổ thông nhằm thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS.

Nội dung quản lý đổi mới PPDH trong trường THPT bao gồm nhiều mặt, nhiều hoạt động: Từ quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình

dạy học đến quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp; Từ quản lý giờ lên

lớp của GV đến quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đổi mới PPDH; từ quản lý công tác bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu

đổi mới phương pháp dạy học đến quản lý CSVC và TBDH....

Quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở các trường THPT cũng trải qua 4 bước: Chuẩn bị thực hiện đổi mới PPDH; kế hoạch triển

khai đổi mới PPDH; tiến hành thực hiện đổi mới PPDH; đánh giá và duy trì thực hiện đổi mới PPDH.

Có thể nói, đổi mới PPDH là một bước đột phá rất quan trọng trong thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung giáo dục. Trong công tác chỉ đạo Hiệu trưởng nhà trường phải nắm vững những vấn đề về khoa học quản lý và đổi mới PPDH.

45

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI Ở TRƯỜNG THPT THANH

NƯA HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN 2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội

Huyện Điện Biên là một huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Điện Biên

phía Bắc giáp huyện Mường Lay, phía Tây và phía Nam giáp nước bạn Lào; phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông. Huyện Điện Biên nổi danh với những di tích lịch sử như: hầm Đờ Cát, Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, thành Bản Phủ; Có nhiều thắng cảnh hấp dẫn, như: suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; hồ Pá Khoang, Huổi Phạ, rừng nguyên sinh Mường Phăng, hang động Pa Thơm...

Toàn huyện có 19 xã, với tổng diện tích 163.985 ha, dân số có 100.755 nhân khẩu. Huyện Điện Biên là địa bàn cư trú của 8 dân tộc anh em như: Thái (53,72%), Kinh (27,86%), H’Mông (8,51%), Khơ Mú (5%), Lào (3,17%), còn lại là các dân tộc khác; kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.

Cùng với sự phát triển đi lên của huyện Điện Biên về kinh tế, văn hoá -

xã hội, an ninh - quốc phòng, ngành GD&ĐT huyện cũng có những bước phát

triển cả về qui mô và chất lượng, năm học 2013 - 2014 toàn huyện có 97 trường, trong đó có 5 trường THPT, 20 trường THCS, 37 trường Tiểu học, 35 trường Mầm non. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 65/91 trường chiếm 71,4%. 100% phòng học được kiên cố hoá. Trang TBDH được tăng cường đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới PPDH. Cuối năm học 2013 - 2014 tổng số cán bộ, GV, toàn huyện là 2138 người, đảm bảo đủ về số lượng và trình độ chuyên môn tay nghề, 100% GV ở các cấp học đã đạt chuẩn.

Chất lượng HS giỏi và chất lượng đại trà ổn định và phát triển, tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS hàng năm đạt trên 98%, tốt nghiệp THPT đạt trên 94%, HS

46

đỗ vào các trường cao đẳng, đại học năm sau cao hơn năm trước.

2.1.2. Khái quát về trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên

* Khái quát về đội ngũ cán bộ, GV và CSVC.

Bảng 2.1. Số lượng, chất lượng cán bộ, GV của trường năm học 2013 – 2014 Tổng số Số nữ Đảng viên

Trình độ đào tạo Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp GVG cấp TP Đại học Cao đẳng Xuất xắc Khá TB SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 32 21 14 32 100 0 0 19 13 0 5 15.6

(Nguồn: Số liệu lấy từ bộ phận hành chính của trường) Bảng 2.2. Độ tuổi cán bộ, GV của trường năm học 2013 – 2014

Tổng số

Chia theo độ tuổi

Dưới 30 Từ 30 đến 40 Từ 41 đến 50 Trên 50 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

32 11 34.4 19 59.4 1 3.1 1 3.1

(Nguồn: Số liệu lấy từ bộ phận hành chính của trường)

Như vậy, đội ngũ GV trường đủ về số lượng, 100% xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp từ khá trở lên, năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt. 100% cán bộ quản lý nhà trường được bồi dưỡng quản lý ngành. Đội ngũ GV của trường có tuổi đời trẻ, năng động nhiệt tình, mạnh dạn trong đổi mới PPDH, tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm trong việc áp dụng các PP vào trong DH.

CSVC: Trường có 14 phòng học kiên cố, 04 phòng học bộ môn, 07 phòng quản trị hành chính. Có 08 phòng học được trang bị máy chiếu, phòng chức năng và nhà đa năng còn thiếu. TBDH đủ số lượng tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Ở trường THPT Thanh Nưa, vấn đề đổi mới PPDH đã được tiến hành nhiều năm và mang lại những hiệu quả ban đầu góp phần vào việc nâng cao

47

chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc đổi mới PPDH vẫn còn mang tính hình thức, đa số GV hiểu vấn đề đổi mới PPDH ở hình thức bên ngoài (ví như đổi mới chỉ là tăng cường thảo luận nhóm hoặc phải sử dụng máy chiếu, giáo án điện tử,... trong các giờ học) mà chưa chú ý được đến bình diện bên trong của PPDH (hiệu quả và sự phù hợp của các phương pháp đối với nội dung và đặc thù môn học). Phương tiện, TBDH hiện đại còn thiếu, chưa đủ điều kiện đáp ứng được các PPDH hiện đại.

2.1.3. Kết quả học tập và rèn luyện của HS trường Thanh Nưa

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm HS từ 2011 - 2012 đến 2013 - 2014

Năm học Số HS

Số HS xếp loại hạnh kiểm cả năm

Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL & SL % 2011 - 2012 412 226 54.9 108 26.2 62 15 16 3.9 2012 - 2013 403 215 53.3 131 32.5 52 12.9 5 1.3 2013 - 2014 343 168 49 114 33,2 57 16,6 4 1.2

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học từ 2011 – 2012 đến 2013 - 2014t)

Kết quả xếp loại hạnh kiểm cho thấy tỷ lệ HS đạt hạnh kiểm khá, tốt tương đối ổn định trong cả 3 năm học liên tiếp (dao động xung quanh 83%), phần lớn HS ngoan ngoãn, chấp hành tốt kỷ cương, nề nếp của nhà trường. Tỷ lệ HS xếp loại TB, yếu vẫn còn khá cao (dao động xung quanh 17%). Một bộ phận nhỏ HS chưa có ý thức tu dưỡng đạo đức, vi phạm nội quy nề nếp của nhà trường, thường xuyên bỏ học, ham chơi, lười học, không xác định được mục đích học tập dẫn đến kết quả xếp loại học lực cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

48 Bảng 2.4. Kết quả xếp loại học lực HS từ 2011 - 2012 đến 2013 - 2014 Năm học Số HS Tỉ lệ tốt nghiệ p THP T Số HS xếp loại học lực cả năm Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2011 - 2012 412 81 12 2.9 13 8 33.5 209 50.7 46 15.5 7 1.7 2012 - 2013 403 92 11 2.7 13 2 32.8 225 55.8 23 5.7 12 3.0 2013 - 2014 343 100 14 4.2 12 8 37.3 184 53.6 13 3.8 4 1.1

(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết các năm học từ 2011 - 2012 đến 2013 - 2014)

Kết quả xếp loại học lực cho thấy trong 2 năm học 2011 – 2012, 2012 - 2013 liên tiếp tỉ lệ HS xếp loại khá và giỏi dao động ổn định xung quanh 36%, trung bình dao động xung quanh 53.3%, yếu và kém dao động xung quanh 13%. Đến năm học 2013 – 2014 thì tỉ lệ HS xếp loại khá và giỏi tăng đáng kể so với 2 năm học trước (tăng 5,5%), tỉ lệ HS xếp loại yếu và kém giảm rõ rệt ( giảm 8,1%).

Tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT của trường đều tăng dần theo từng năm; trong 2 năm học liên tiếp 2011 – 2012, 2012 – 2013 tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT của trường đều thấp hơn mặt bằng chung của các trường THPT trong tỉnh (năm 2012 thấp hơn 12%, năm 2013 thấp hơn 6%). Đến năm học 2013 – 2014 thì tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp của nhà trường đã đạt mức cao nhất 100%, vượt mặt bằng chung của tỉnh và của toàn quốc khoảng 2%.

49

Bảng 2.5. Kết quả thi HS giỏi cấp tỉnh từ 2011 -2012 đến 2013-2014

Năm học HS giỏi cấp tỉnh

TS giải Tỉ lệ Nhất Nhì Ba KK

2011 - 2012 21 5,1% 0 0 1 16

2012 - 2013 20 4,97% 0 0 3 17

2013 - 2014 26 7,6% 0 0 3 23

(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết các năm học của trường khảo sát)

Số lượng và chất lượng HS giỏi các môn văn hóa của trường khảo sát còn hạn chế, thấp hơn so với mặt bằng chung toàn tỉnh, phân bố không đều, chủ yếu tập chung ở các môn: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân; các môn: Toán, Tiếng anh trong cả 3 năm học không có HS đạt HS giỏi cấp tỉnh.

Nhìn chung, chất lượng các mặt giáo dục của trường khảo sát không ngừng được nâng cao trong 3 năm học liên tiếp; Nhận thức của cán bộ quản lý và GV về đổi mới PPDH ngày càng tốt hơn; ý thức học tập của HS ngày càng được cải thiện tích cực. Tuy nhiên động cơ thái độ học tập của một số HS còn chưa tốt. HS vẫn quen với lối học thụ động, chưa sẵn sàng tham gia một cách tích cực, chủ động vào các nội dung học tập. Việc kiểm tra, đánh giá đổi mới nhưng vẫn mang tính hình thức, chưa khuyến khích được cách học thông minh, sáng tạo của HS, điều này làm cho môi trường học tập còn hạn chế.

2.2. Thực trạng quản lý đổi mới PPDH ở trường THPT Thanh Nưa 2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và GV trường THPT Thanh Nưa về mục 2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và GV trường THPT Thanh Nưa về mục đích của đổi mới PPDH

Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 7 CBQL (1 Hiệu trưởng, 2 Phó hiệu trưởng, 4 tổ trưởng chuyên môn) và 25 GV của trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, với câu hỏi “Theo thầy (cô) đổi mới PPDH trong trường THPT nhằm mục đích gì? và chúng tôi đưa ra 4 phương án trả lời (Câu hỏi số 1 phần phụ lục 1).

50

Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL GV về mục đích của đổi mới PPDH

STT Mục đích

của đổi mới PPDH

CBQL GV Tổng

SL % SL % SL %

1 Thực hiện quan điểm chỉ đạo của cấp trên (Đảng, Nhà nước, Ngành, Bộ GD&ĐT).

5 85.7 21 84.0 26 81.25

2 Nâng cao chất lượng bài dạy, tạo hứng thú học tập cho HS, phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập.

6 85.7 20 80.0 26 81.25

3 Nâng cao trình độ năng lực sư phạm của GV, tạo uy tín cho nhà trường.

7 100 22 88.0 29 90.83

4 Tất cả các ý trên 7 100 25 100 32 100

Kết quả bảng 2.6 cho thấy: đa số CBQL, GV trường THPT Thanh Nưa có nhận thức đầy đủ về mục đích của đổi mới PPDH là với 100% tỉ lệ CBQL và GV lựa chọn phương án 4 “tất cả các ý trên”. Bởi mục đích của đổi mới PPDH chính là nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động của HS, đồng thời đổi mới PPDH cũng nâng cao trình độ năng lực sư phạm của GV, nâng cao uy tín chất lượng đào tạo của nhà trường và cũng là thực hiện quan điểm chỉ đạo của các cấp về phát triển GD&ĐT.

2.2.2. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới PPDH của GV trường THPT Thanh Nưa GV trường THPT Thanh Nưa

Để đánh giá thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung quản lý đổi mới PPDH ở trường THPT Thanh Nưa tác giả đã tiến hành điều tra trên 7 CBQL và 25 GV của trường.

51

Bảng 2.7. Đánh giá về mức độ thực hiện nội dung quản lý đổi mới PPDH

TT

Các nội dung Quản lý thực hiện đổi mới

PPDH

Đánh giá của CBQL Đánh giá của GV Thường xuyên Không Th.xuyên Không thực hiện Thường xuyên Không Th.xuyên Không Th.hiện SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

6 85.7 1 14,3 0 0 22 88.0 3 12.0 0 0

2

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp

6 85.7 1 14,3 0 0 21 84.0 4 16.0 0 0

3 Quản lý giờ lên

lớp của GV 6 85.7 1 14,3 0 0 21 84.0 4 16.0 0 0

4

Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng đổi mới PPDH

5 71.4 2 28.6 0 0 20 80.0 5 20.0 0 0

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)