Từ những kinh nghiệm trong thu hút đầu tư của các địa phương, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Yên Bái trong quá trình phát triển các KCN như sau:
Thứ nhất, cần có quy hoạch ngành nghề mũi nhọn, quy hoạch KCN và hệ thống dịch vụ đáp ứng sự phát triển bền vững của KCN đặc thù của địa phương trong dài hạn.
Thứ hai, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN với chính quyền địa phương như UBND tỉnh, Ban quản lý các KCN để tận dụng sự hỗ trợ của chính quyền, tạo lòng tin cho nhà đầu tư.
Thứ ba, muốn thu hút đầu tưđạt hiệu quả, điều cần thiết là mô hình xây dựng của KCN phải có được những điều kiện thuận lợi về vị trí, ưu đãi, giá đất, cơ sở hạ tầng hiện đại,... Mặt khác, công tác tuyên truyền, vận động đầu tư phải được tổ chức tốt, có sự tham gia của cả chính quyền địa phương, Ban quản lý KCN và các doanh
nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN.
Thứ tư, cải cách hành chính, xóa bỏ phiền hà cho doanh nghiệp, thực hiện tốt cơ chế “một cửa, một con dấu” là một trong những ưu thế của các KCN khi thực hiện công tác THĐT.
Thứ năm, các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng KCN cần tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, ngân hàng, các tổ chức tài chính... nhằm tận dụng lợi thế của họ để tăng cường năng lực tài chính, chuyên môn của doanh nghiệp.
Thứ sáu, thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhất là lao động có trình độ kỹ thuật cao với mô hình Nhà trường - Nhà đầu tư - Nhà nước. Triển khai chủ trương xây dựng nhà ở cho công nhân trong các KCN, vừa tạo việc làm mới, vừa hỗ trợđảm bảo đời sống cho người lao động.
Tiểu kết Chương 1
Thu hút đầu tư vào KCN là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng tính năng động, hiệu quả của kinh tế từng địa phương và đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. KCN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời tăng khả năng thu hút đầu tư từ các nguồn lực, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước, tạo việc làm và hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Thu hút đầu tư vào KCN khác hẳn so với thu hút đầu tư bên ngoài KCN.
Về phía Nhà nước, thu hút đầu tư vào KCN làm tăng thêm hiệu quả của vốn đầu tư. Bởi vì, với số vốn không nhiều, Nhà nước có thể tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng trên một quy mô nhỏ nên đảm bảo sự hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại. Thu hút đầu tư vào KCN còn đảm bảo cho Nhà nước thu hút được
nhiều vốn đầu tư hơn bên ngoài KCN vì kết cấu hạ tầng sẵn có, các thủ tục cần thiết cho việc triển khai dự án thuận lợi. Những vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh được giải quyết kịp thời. Thu hút đầu tư vào các KCN giúp cho Nhà nước quy hoạch phát triển được ngành công nghiệp đúng định hướng, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Về phía doanh nghiệp, đầu tư vào KCN thuận lợi hơn so với đầu tư bên ngoài KCN. Doanh nghiệp giảm được chi phí do không phải đầu tư vào kết cấu hạ tầng. Doanh nghiệp không phải thực hiện những công việc tốn kém thời gian nhưđền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp, rà phá bom mìn. Doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện các thủ tục để được cấp phép đầu tư. Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn được giúp đỡ về thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, được hưởng các ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp KCN.
Tóm lại, thu hút đầu tư vào KCN góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, thu hút đầu tư vào KCN đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KHU