Kinh nghiệm từ tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Phương hướng, giải pháp thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 46)

Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Bình Dương vẫn là tỉnh thuần nông, công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, gần như chưa có hạ tầng công nghiệp. Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng nền kinh tế còn yếu kém. Số dân chỉ bằng một quận của thành phố Hồ Chí Minh. Với thếđất cao thoáng và nền xây dựng vững chắc, đất đai của Bình Dương rất thích hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và đô thị. Khác với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh công nghiệp liền kề trong vùng, Bình Dương bước vào xây dựng và phát triển KCN với điểm xuất phát thấp, do đó buộc Bình Dương phải có giải pháp và bước đi thích hợp, đi tắt đón đầu, biết tận dụng lợi thế của tỉnh.

Tính đến tháng 01/2013, Bình Dương có 24 KCN với tổng diện tích quy hoạch 7.187,09 ha, trong đó đã có 23 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích 6.984,69 ha. Hiện có 1.202 dự án còn hiệu lực, bao gồm 832 dự án FDI và 370 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,5 tỷ USD và 24.090,986 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các KCN cũng đã ký 1.033 hợp đồng thuê đất và nhà xưởng với tổng diện tích 2.484 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 51,31% (không tính KCN Thới Hòa). Có 903 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ 75% trên tổng số doanh nghiệp được cấp phép và còn hiệu lực, trong đó có 582 doanh nghiệp FDI (chiếm 65%). Tổng số lao động làm việc tại các KCN là 225.923 người, trong đó, có hơn 21.000 lao động là người Bình Dương (chiếm 9,39%), còn lại hầu hết là người ngoài tỉnh.

Từ những thành công của tỉnh Bình Dương cho ta những bài học:

Một là, thường xuyên nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển KCN.

xuất của từng KCN là những vấn đề có ảnh hưởng nhiều đến kết quả thu hút đầu tư và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Các KCN được phân bố rộng trong tỉnh. Việc thành lập mới KCN được tiến hành theo phương thức "cuốn chiếu, lan toả dần". Diện tích đất KCN được sử dụng cho thuê trên 60% khi đó mới được thành lập KCN khác. Theo quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế đến năm 2020, Bình Dương tiếp tục mở rộng thêm diện tích KCN với những loại hình mới phù hợp nhu cầu phát triển công nghiệp trên địa bàn, tạo tiền đề tăng tốc thu hút đầu tư trong thời kỳ tiếp theo.

Trong công tác tổ chức xây dựng hạ tầng, thực hiện phương thức cuốn chiếu các hạng mục công trình trong từng KCN và theo trình tự hợp lý giữa các KCN trong tỉnh. Lựa chọn các chủ đầu tư của địa phương có tiềm lực, có kinh nghiệm. Đa dạng hoá các loại hình KCN để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của các nhà đầu tư. Ngoài các KCN đa ngành nghề đã có, tỉnh hình thành các KCN chuyên ngành hoặc CCN chuyên môn hoá trong KCN. Liên kết giữa các DN, giữa các KCN có quan hệ về tổ chức sản xuất, nhất là giữa các DN sản xuất chính với các DN sản xuất phụ trợ, giữa các tiểu vùng trong tỉnh. Thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc theo hướng dự án có trình độ công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, tổ chức thành tổ hợp sản xuất hoặc thành CCN chuyên môn hoá trong KCN. Các KCN được xây dựng hài hoà trong khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị, Bình Dương đang mở ra nhiều khả năng mới nhanh chóng thu hút đầu tư gắn với quá trình hình thành đô thị.

Hai là, xây dựng kết cấu hạ tầng KCN có chất lượng, nhanh chóng hoàn thành

đồng bộ các công trình với chi phí hợp lý nhất.

Trong quá trình xây dựng các công trình công cộng, vấn đề giải phóng mặt bằng giao đất cho chủđầu tư là việc làm phức tạp, dễ cản trở tiến độ xây dựng các bước tiếp sau. Ngay từ khâu quy hoạch KCN cũng như quy hoạch cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, Bình Dương luôn xác định quan điểm KCN nên bố trí vào vùng đất hoang hoá, càng tránh được khu dân cư càng giảm được sự tốn kém, phức tạp của Nhà nước, của dân; quan trọng hơn là biến được vùng đất có giá trị kinh tế thấp

thành vùng đất có lợi ích kinh tế cao hơn rất nhiều.

Khi cần phải giải tỏa, đền bù thì tỉnh áp dụng nhiều chính sách hợp lòng dân, bảo đảm công bằng, công khai. Người dân trong diện giải tỏa, đền bù được hưởng lợi ích trực tiếp từ KCN. Các hộ dân trong khu tái định cưđược chuyển sang nhiều ngành nghề dịch vụ, đại lý bán hàng, sửa chữa xe máy, cho thuê nhà trọ hoặc trở thành công nhân trong KCN, nhờ đó hơn 85% hộ dân sau giải toả đời sống được nâng cao. Ban quản lý có trách nhiệm tham gia việc lựa chọn chủ dự án xây dựng hạ tầng, thẩm định quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất, theo dõi kết quả xây dựng bên trong và bên ngoài KCN. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình hạ tầng ở từng KCN có tác dụng giảm thấp các chi phí xây dựng, từđó giảm phí hạ tầng cho doanh nghiệp.

Ba là, điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo ngành nghề và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các KCN.

Điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo ngành nghề các KCN Bình Dương triển khai theo hướng vận động, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng nguyên liệu nội địa, đầu tư mới cơ sở sản xuất phụ trợ, cải tiến và tăng thêm mặt hàng để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Trong những KCN mới được thành lập, có thể liên kết các đối tác trong nước (tổng công ty, tập đoàn kinh tế) và nước ngoài đầu tư xây dựng một số cụm công nghiệp chuyên môn hoá hoặc một tổ hợp chuyên môn hoá trong KCN. Hình thức tổ chức mới này có khả năng tạo sự chuyển đổi hợp lý cơ cấu sản xuất của KCN trên địa bàn. Trong cùng một thời gian nhất định có thể khởi công xây dựng một số KCN đáp ứng nhu cầu đầu tư khác nhau.

Tỉnh có nhiều hình thức giới thiệu như mời gọi các tập đoàn lớn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc xây dựng và sử dụng kết cấu hạ tầng của các trung tâm công nghệ cao, nghiên cứu và công bố danh mục ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, cơ khí chính xác, vật liệu mới với dây chuyền sản xuất hiện đại và sử dụng ít lao động.

Bốn là, tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các hoạt

động thu hút đầu tư vào KCN trên cơ sở hoàn chỉnh cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ", duy trì thường xuyên các quan hệ giao dịch hành chính giữa cơ quan công quyền với các nhà đầu tư, các công dân theo nguyên tắc công khai, minh bạch và lành mạnh.

Quan điểm và cách làm mời gọi đầu tư, mời đón nhân tài của Bình Dương đã trở thành truyền thống, có sự nhất trí từ lãnh đạo đến cán bộ công chức, được các nhà đầu tưđồng tình. Hàng tháng, lãnh đạo tỉnh cùng cán bộđầu ngành đến với DN để tìm hiểu, giải quyết vướng mắc tại chỗ, coi vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn vướng mắc của tỉnh. Tỉnh phân công rõ trách nhiệm cụ thể, đồng thời hoàn thiện sự phối hợp công tác giữa Ban quản lý các KCN với các ban, ngành có liên quan trong tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư, tổ chức các hình thức cung cấp thông tin hay mời gọi đầu tư trong và ngoài nước là hết sức cần thiết. Chính những việc làm, cách cư xử có tình có lý đã tạo được niềm tin, sự hài lòng của các nhà đầu tư, từđó có sức lan toả thu hút thêm các nhà đầu tư mới đến Bình Dương.

Một phần của tài liệu Phương hướng, giải pháp thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)