Kinh nghiệm từ tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phương hướng, giải pháp thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 40)

chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội của tỉnh, là nền tảng để Bắc Ninh thực hiện mục tiêu CNH, HĐH. Hiện nay Bắc Ninh có 15 KCN được Thủ tướng CP phê duyệt, tổng diện tích đất quy hoạch 6.847 ha. Đã có 8 khu đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch 2.654,12 ha, vốn đầu tư hạ tầng đăng ký 485,97 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện 314,84 triệu USD. Thu hút 633 dự án đầu tư của 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với tổng vốn đầu tưđăng ký là hơn 6,62 tỷ USD, đã có 344 doanh nghiệp đi vào hoạt động. Trong đó, hơn 342 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tưđăng ký gần 5,49 tỷ USD.

Các dự án đầu tư trong các KCN đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy công nghiệp tăng trưởng cao theo hướng hiện đại, từng bước xác lập ngành công nghiệp mũi nhọn, đáng chú ý là ngành công nghiệp điện tử viễn thông. Đã có những tập đoàn lớn đầu tư vào tỉnh như: Samsung, Canon, ABB… và gần đây nhất là Nokia, mức đầu tư trung bình là 6,62 triệu USD/ha. Đây là những tập đoàn nổi tiếng thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử viễn thông, chính các tập đoàn này đã làm thay đổi và tạo bước đột phá của ngành công nghiệp tỉnh.

Các doanh nghiệp trong KCN chiếm 85,36% tổng giá trị SXCN toàn tỉnh, các chỉ số về giá trị SXCN, giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách đều có bước tăng trưởng cao qua các năm. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2013, giá trị SXCN đạt gần 220 nghìn tỷ đồng, giá trị xuất khẩu của các DN trong KCN đã đạt mức trên 12 tỷ USD, nộp ngân sách ước đạt 2.100 tỷđồng, giải quyết việc làm cho gần 130 nghìn lao động… Đây là những con sốấn tượng, đặc biệt trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Từ thực tiễn thu hút đầu tư vào KCN ở Bắc Ninh trong những năm qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái, đó là:

- Thu hút đầu tư vào các KCN cần phù hợp với chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, lợi thế so sánh kinh tế của tỉnh, gắn liền với sự phân công của Trung ương, của vùng Thủđô.

quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thường xuyên rà soát điều chỉnh quy hoạch bảo đảm xác định được định hướng ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế hài hoà với các yếu tố xã hội, môi trường hướng tới phát triển bền vững.

- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng gắn kết trong và ngoài hàng rào bảo đảm tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN.

Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai dự án như đường giao thông, điện, cấp thoát nước, viễn thông, nhà ở cho người lao động, trường học, trung tâm y tế… chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng sản xuất cho các dự án. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN gắn chặt với bảo vệ môi trường.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phụ trợ phục vụ KCN để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa.

Trong CN có nhiều ngành, nghề, phân nhánh, nhưng Bắc Ninh xác định phát triển CN theo xu thế: điện, điện tử, chế tạo máy, sản xuất hàng tiêu dùng cùng với phát triển dịch vụ và nông nghiệp chất lượng cao sẽ là trục để hoạch định, khi thu hút, khi cấp giấy đăng ký SXKD xem xét, nhất là cấp nhỏ lẻ ngoài KCN hoặc DN vốn quá thấp. Chỉ khi nào CN là của tỉnh kể cả CN chính và CN phụ trợ thì mới hoàn toàn làm chủ và có giá trị gia tăng cao.

- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt.

Ban quản lý các KCN (cấp tỉnh, huyện) xây dựng bổ sung, hoàn chỉnh quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN cấp tỉnh với Ban quản lý các KCN cấp huyện, với các ban, ngành, chính quyền sở tại. Cần làm tốt vai trò đầu mối giúp tỉnh khâu nối các mối quan hệ quản lý trước, trong và sau đầu tư.

- Xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Chú trọng cải thiện điều kiện lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

- Cần tích liệu các thông tin liên quan đến phát triển CN trong các KCN: Xây dựng các căn cứ khoa học để thẩm định tính hiện đại hóa của các thông số, thông tin định lượng đánh giá trình độ công nghệ của các dự án đầu tư.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đầu tư vào KCN. Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường; nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật môi trường; tăng cường giám sát, thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường…

- Chủ động phối hợp hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với các hoạt động ngoại giao, thương mại và du lịch. Tiến hành vận động đầu tư qua nhiều hình thức: Trực tiếp cử đoàn đi xúc tiến, mời đoàn vào tìm hiểu cơ hội đầu tư, gửi thư ngỏ và tài liệu giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư…

Một phần của tài liệu Phương hướng, giải pháp thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)