Kinh nghiệm từ tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Phương hướng, giải pháp thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 43)

Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, Đồng Nai đã chọn KCN làm mô hình trọng điểm phát triển kinh tế của địa phương. Trước giải phóng, Đồng Nai đã có KCN Biên hoà khá phát triển. Từ khi đất nước tiến hành đổi mới, tỉnh đã coi phát triển KCN là phương thức trọng tâm nhằm hỗ trợ phát triển CN của địa phương. Ngay từ khi luật khuyến khích đầu tư nước ngoài có hiệu lực, Đồng Nai đã tích cực tạo điều kiện để các KCN phát triển. Ngày 24/11/1988, KCX Long Bình đã được thành lập. Sau này tỉnh chuyển hướng sang ưu tiên phát triển KCN tổng hợp.

Đến cuối năm 2005, Đồng Nai đã xây dựng 17 KCN. Tổng diện tích các KCN ởĐồng Nai trên 5.000 ha, chiếm 21% tổng diện tích các KCN trong cả nước. Tỷ lệ lấp đầy bình quân của các KCN Đồng Nai là 57,72%. Đồng Nai có 568 dự án đầu tư còn hiệu lực, với số vốn đăng ký khoảng 6,9 tỷ USD, tổng số vốn đầu tư thực hiện đạt 3,63 tỷ USD. Vốn đầu tư thu hút vào các KCN tại Đồng Nai từ nhiều nguồn khác nhau cả trong và ngoài nước. Trong đó, xét về tổng số vốn đầu tư thì doanh nghiệp trong nước chiếm 6%, doanh nghiệp liên doanh chiếm 11%, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tỷ trọng cao nhất 83%. Có 31 quốc gia và vùng lãnh thổđầu tư vào KCN ởĐồng Nai.

trở thành một trong những tỉnh có KCN phát triển nhiều và mạnh nhất. Các KCN đã góp phần quan trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao của Đồng Nai trong nhiều năm qua, đã góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Từ thực tiễn thu hút đầu tư vào KCN ởĐồng Nai trong những năm qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm:

Thứ nhất, Đồng Nai sớm đánh giá đúng những tiềm năng, lợi thế phát triển KCN của địa phương. Tỉnh nắm vững quan điểm của Trung ương, chủ động xác định chủ trương phát triển KCN là trọng điểm xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương trong công cuộc đổi mới. Coi KCN là bộ phận cấu thành của sự nghiệp CNH, HĐH, là giải pháp đểđẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH kinh tế của tỉnh.

Quá trình chỉ đạo xây dựng KCN từ năm 1986 đến nay, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh luôn nhất quán khẳng định vai trò to lớn của KCN, linh hoạt, sáng tạo tổ chức thực hiện các biện pháp có hiệu quảđể đẩy nhanh tốc độ phát triển KCN tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Từ chỗ có 1 KCN Biên Hoà là KCN lớn nhất cả nước, tỉnh đã chủ động xây dựng thành một mô hình kinh tế hoạt động có hiệu quả và nhân rộng điển hình trong toàn tỉnh.

Thứ hai, quá trình tổ chức thực hiện xây dựng KCN, tỉnh thường xuyên coi trọng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, xác định vị trí, địa điểm xây dựng KCN.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các KCN thành công thường nằm ở những vị trí thuận lợi về giao thông như KCN Biên Hoà 1, KCN Biên Hoà 2, KCN Amata... Định hướng quy hoạch phát triển các KCN của Đồng Nai là đa dạng hoá mô hình các KCN hướng tới nhu cầu của các nhà đầu tư; phát triển các CCN vừa và nhỏ làm vệ tinh cho KCN. Mở rộng các chức năng KCN, trong đó có cả lĩnh vực dịch vụ kinh doanh quốc tếđa dạng và một số dịch vụ kinh doanh trong nước, gồm các mô hình: KCN tập trung đồng ngành (có tính chuyên ngành); Hình thành các khu liên hợp CN - Dân cư - Thương mại - Dịch vụ; KCN sinh thái, Khu công nghệ cao.

được mọi tiềm năng lợi thế của địa phương, mang lại hiệu quả trong thu hút đầu tư phát triển CN, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo mỹ quan đô thị, tiết kiệm đất nông nghiệp.

Thứ ba, Đồng Nai thường xuyên quan tâm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN, hệ thống dịch vụ phục vụ KCN. Hạ tầng ngoài hàng rào KCN bao giờ cũng đi trước một bước.

Thực tế cho thấy, các công trình hạ tầng ngoài hàng rào KCN vừa là yếu tố tăng sức hấp dẫn đầu tư, đồng thời còn là giải pháp kinh tế - xã hội bảo đảm phát triển KCN theo mô hình bền vững. Các KCN của Đồng Nai được xây dựng hoàn chỉnh đều có đối tượng thuê đất phù hợp theo nguyên tắc "tiền nào của nấy". Bởi vậy, việc xây dựng hạ tầng KCN đồng bộ, hiện đại, tiết kiệm, đúng tiến độ có ý nghĩa trong việc nâng cao khả năng thu hút đầu tư vào KCN.

Thứ tư,Đồng Nai đã xây dựng được hệ thống cơ chế chính sách quản lý phù hợp, tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tư thông qua cơ chế chính sách sẽ mở ra cơ hội đón các nhà đầu tư mới. Thông thường, các nhà đầu tư có tâm lý tìm đến những nơi có sự quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.

Đồng Nai là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện quản lý nhà nước các KCN theo cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ". Cơ chế này đã góp phần giảm chi phí, thực hiện nhanh chóng các thủ tục hành chính của doanh nghiệp, tạo môi trường thông thoáng thu hút các nhà đầu tư. Tỉnh đã thực hiện tốt sự phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh như sở Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Công an, Hải quan, Thuế, Bưu điện... để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp KCN hoạt động. Việc phối hợp này đảm bảo cơ chế "một cửa, tại chỗ" được thực hiện có hiệu quả.

KCN tích cực tháo gỡ khó khăn của DN, thường xuyên cải tiến thủ tục hành chính và các dịch vụ theo hướng tận tâm, minh bạch, công khai. Việc thực hiện tốt các cơ chế, chính sách quản lý để tạo điều kiện tốt nhất cho DN đã góp phần đưa đến sự thành công trong thu hút đầu tư vào các KCN ởĐồng Nai.

Một phần của tài liệu Phương hướng, giải pháp thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)