- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp: Tập trung đầu tư chủ yếu thực hiện các hạng mục: Bồi thường giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng, xây dựng đường giao thông nội bộ, cung cấp điện, cung cấp nước, xử lý nước thải, chất thải tập trung,...
Với chính sách hỗ trợđầu tư từ NSNN đểđầu tư KCHT trong KCN như hiện nay (Mức hỗ trợ cho 01 dự án hạ tầng KCN theo Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/3/2009 là 100 tỷđồng/ 1 dự án hạ tầng KCN), nên các dự án đầu tư KCHT trong KCN chủ yếu do Nhà nước thực hiện. Một số tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển (Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai,...) đã huy động thêm được nhiều
nhà đầu tư tham gia bỏ vốn để thực hiện đầu tư và kinh doanh KCHT trong KCN. - Đầu tư thực hiện các dự án SXKD trong KCN: Với vị trí thuận lợi và được hỗ trợ những KCHT chủ yếu trong KCN, các nhà đầu tư tiến hành bỏ vốn (tiền, nguyên liệu, nhân lực, công nghệ...) để thực hiện việc thuê đất đai, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, thuê nhân công, mua nguyên liệu đầu vào,... để tiến hành các hoạt động SXKD và dịch vụ trong KCN nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Đầu tư xây dựng KCHT ngoài KCN: Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN tuy không phục vụ trực tiếp nhưng có tác động gián tiếp giúp các DN trong KCN nối liền với thị trường bên ngoài nên có vai trò rất quan trọng. Ngoài hệ thống KCHT kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất, đặc biệt là giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, cấp điện, nước,... Hệ thống KCHT xã hội như nhà ở cho người lao động và chuyên gia, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại... phục vụ cho người lao động tại các KCN là yếu tố cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD của nhà đầu tư trong các KCN.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư xây dựng hệ thống KCHT này vì cần một lượng vốn khá lớn, bên cạnh đó cũng có thể huy động thêm vốn đầu tư của các DN khu công nghiệp (xây dựng nhà ở cho lao động), hoặc huy động các nhà đầu tư khác tham gia đầu tư theo hình thức BOT, PPP...