- Giải pháp về tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN
Tổ chức bộ máy của Ban: Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy của Ban quản lý KCN theo hướng nâng cao hiệu quả giải quyết công việc; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý thông qua nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Cử cán bộ quản lý sang các địa phương khác, ra nước ngoài để học tập và tích luỹ kinh nghiệm...
Về bộ máy chuyên trách thực hiện công tác XTĐT vào các KCN: Hiện nay, có điểm chung là tại một số sở, ban, ngành của tỉnh có các trung tâm dịch vụ, đơn vị sự nghiệp trực thuộc liên quan đến tư vấn, thu hút đầu tư. Kinh phí hoạt động do ngân sách tỉnh đài thọ và hoạt động kém hiệu quả nhưng vẫn tồn tại được chủ yếu dựa vào quy định và sự bảo trợ của cơ quan chủ quản cấp trên, chứ không phải dựa trên quy luật thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động của các trung tâm này có nhiều điểm trùng nhau.
Cần nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công tác XTĐT vào các KCN phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các
sở, ngành và Ban quản lý KCN. Có thể giữ nguyên bộ phận làm công tác XTĐT chung tại Ban Kinh tếđối ngoại và Xúc tiến đầu tư (đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh) như hiện nay, hoặc là thành lập đơn vị sự nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc là thành lập đơn vị sự nghiệp tại Ban quản lý các KCN để thực hiện nhiệm vụ XTĐT vào các KCN tỉnh Yên Bái, nhưng đảm bảo nguyên tắc thiết thực, ổn định và hiệu quả.
Luận văn đề xuất tỉnh cần kiện toàn Trung tâm XTĐT tỉnh Yên Bái. Đây là cơ quan chuyên trách về hoạt động XTĐT cho tỉnh Yên Bái. Vị trí Trung tâm phải được coi như như một cơ quan ngang Sở và trực thuộc UBND tỉnh. Về cơ bản, Trung tâm này thực hiện các công việc chính là tham mưu cho UBND tỉnh và trực tiếp thực hiện các công việc xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư tỉnh Yên Bái và các chương trình hành động đến các khách hàng mục tiêu (bao gồm nhà đầu tư, du khách và các chuyên gia).Về nhân sự Trung tâm,lấy từ Ban quản lý các KCN, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ,… hoặc tuyển mới từ bên ngoài. Ngân sách hoạt động của Trung tâm dựa trên nguồn ngân sách tỉnh cấp là chính và tự trang một phần nhờ sự tài trợ, đóng góp của các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, các doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp khác của tỉnh…
Trang bị cơ sở vật chất cho Ban quản lý: Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban quản lý phải đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của các cán bộ nhân viên trong Ban quản lý các KCN.
- Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính
Ngày nay, Việt Nam đã ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp luôn phải vận động không ngừng và tiêu tốn rất nhiều thời gian vào việc kinh doanh. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực hiện các thủ tục hành chính, tỉnh Yên Bái cần phải cố gắng rất nhiều mới có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Để làm được điều này, Ban quản lý các KCN Yên Bái phải không ngừng nâng cao hiệu quả, năng lực quản lý nhà nước. Thông qua việc chú trọng đào tạo cán bộ quản lý của Ban quản lý KCN theo đúng yêu cầu. Đào tạo
nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ của Ban quản lý KCN chuyên nghiệp, thân thiện tạo ra sự tin tưởng, hợp tác đối với các nhà đầu tư.
Lập kế hoạch định kỳ để lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức những cuộc đối thoại với doanh nghiệp có sự tham gia của Ban quản lý các KCN, Cục thuế tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hải quan, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm lấy ý kiến của các nhà đầu tư cũng như giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho họ. Bên cạnh đó, UBND tỉnh có thể thành lập tổ công tác phụ trách các vấn đề nảy sinh, tháo gỡ khó khăn cho những dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ lúc được cấp giấy nhận đầu tưđến lúc đi vào SXKD nhằm đầy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Đây là điều mà Bình Dương và Đồng Nai đã làm tốt trong nhiều năm qua, tạo ấn tượng tốt với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Do đặc thù của Ban quản lý các KCN là quản lý nhà nước đối với các KCN. Do vậy, đối tác của cơ quan này là các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Để thích ứng nhanh với yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư và doanh nghiệp, Ban quản lý các KCN nên chuyên nghiệp hoá đội ngũ công chức không những về trình độ nghiệp vụ mà cải thái độ ứng xử trong giải quyết công vụ. Để tạo được điểm nhấn khác biệt, Ban quản lý các KCN có thể quy định về mặc đồng phục cho cơ quan, sắp xếp lại phòng làm việc theo hướng chuyên môn phối hợp. Thiết lập Phòng chờ cho khách đến liên hệ công tác. Thiết lập đường dây nóng để sẵn sàng tư vấn những thắc mắc của doanh nghiệp thông qua trực tiếp và điện thoại. Bên cạnh đó minh bạch hoá mọi thủ tục hành chính lên website của Ban cũng như các cơ quan liên quan. Nhà đầu tư, doanh nghiệp không phải làm thêm bất cứ một tài liệu gì khác ngoài những gì đã quy định đưa lên website của Ban quản lý KCN.
Đối với lĩnh vực thuế, hải quan và cấp phép lao động cho người nước ngoài. Ban quản lý các KCN cần đề xuất với tỉnh có biện pháp tháo gỡ cho các doanh nghiệp thông qua quy chế phối hợp về quản lý nhà nước để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Để khuyến khích được các công chức làm việc tốt, tỉnh cần giao cho Ban quản lý các KCN thực hiện cơ chế đánh giá của doanh nghiệp về từng cán bộ công chức thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp thông qua phiếu thăm dò định kỳ. Kết quả này là căn cứ quan trọng để đánh giá năng lực của công chức hàng năm, cũng như đề bạt cán bộ. Có chếđộ khen thưởng rõ ràng; đồng thời cương quyết loại bỏ những cán bộ, công chức gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp hoặc chuyển sang vị trí ít tiếp xúc với doanh nghiệp.