vấn đề cấp thiết và cấp bách. Con người là nhân tố quyết định của mọi công việc. Xây dựng KCN cũng như tiến hành CNH, HĐH cần có những con người tương ứng, đủ phẩm chất và năng lực đảm đương các công việc. Phát triển nguồn nhân lực cần đồng bộ các mặt: giáo dục đào tạo, sử dụng và tạo việc làm. Chuẩn bị đồng bộ các loại cán bộ: cán bộ quản trị kinh doanh, cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ công nhân lành nghề. Gắn công tác đào tạo với thị trường sức lao động. Tạo mối liên kết giữa Nhà nước, trường học và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo - tuyển dụng.
Nhân tố quyết định sự phát triển của các KCN đó là vai trò hết sức to lớn của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước thể hiện bằng những chính sách, cơ chế phát triển KCN. Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ về kinh tế cho các KCN ở những địa bàn khó khăn nhằm thúc đẩy phát triển cả hệ thống KCN trong cả nước.
1.4. KINH NGHIỆM MỘT SỐĐỊA PHƯƠNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN TRIỂN KCN
1.4.1. Kinh nghiệm từ tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tuy là tỉnh đi sau trong việc quy hoạch đầu tư xây dựng các KCN so với một số tỉnh trong cả nước, nhưng Hải Dương đã biết chọn cho mình một cách thức và biện pháp, bước đi thích hợp, nên sự hình thành và phát triển các KCN ởđây khá nhanh.
Ban đầu là xây dựng quy hoạch và khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN. Tiếp đó là khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất trong các KCN. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã quy hoạch 8 KCN tập trung với tổng diện tích 1.637 ha, tổng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 2.115 tỷđồng.
Tiêu biểu là KCN Nam Sách với tổng diện tích 63,9 ha, tổng vốn đầu tư 79 tỷ đồng, triển khai thực hiện từđầu năm 2003. Đến nay, đã có 12 doanh nghiệp thuê đất, đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, với tổng diện tích chiếm 82% tổng diện tích đất dành cho xây dựng nhà máy, tổng vốn đầu tư là 44,56 triệu USD, sẽ tạo việc làm cho 15,7 nghìn lao động trong đó đã có 8 dự án đã đi vào hoạt động.
KCN Đại An với tổng diện tích 170,82 ha thuộc xã Tứ Minh (TP Hải Dương) và Lai Cách (Cẩm Giàng) được UBND tỉnh phê duyệt ngày 24/3/2003. Tổng vốn đầu tư là 259,8 tỷđồng. Đến nay, đã có 14 doanh nghiệp thuê và đăng ký thuê 71,9 ha, chiếm gần 100% diện tích dành cho xây dựng nhà máy sản xuất của giai đoạn 1. Tổng vốn đăng ký đầu tư là 85,5 triệu USD.
KCN Phúc Điền (Cẩm Giàng) với tổng diện tích 87 ha, vốn đăng ký đầu tư là 149,8 tỷđồng. Hiện các doanh nghiệp đã thuê và đăng ký thuê 45 ha. Trong đó, có 2 dự án đang xây dựng nhà xưởng.
Các KCN Phú Thái (72 ha), Việt Hòa (147 ha), Tân Trường (200 ha) đang được triền khai tích cực. Riêng cụm công nghiệp tàu thủy Lai Vu (Kim Thành), diện tích 192,5 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư 392 tỷ đồng, do Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy làm chủđầu tư.
Dự kiến từ nay đến 2015, Hải Dương sẽ phát triển thêm 10 KCN mới với tổng diện tích 2.270 ha. Đó là các KCN Nhị Chiểu, Quán Gỏi, Phả Lại, Đoàn Thượng, Hưng Đạo, Nghĩa An, Hùng Thắng, Tân Việt, Gia Tân và Cộng Hòa.
Từ kết quả hình thành và phát triển của một số KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã cung cấp một số kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái trong hoạt động THĐT vào KCN của tỉnh, đảm bảo sự phát triển bền vững đối với các KCN, đó là:
- Thứ nhất: Việc quy hoạch phát triển các KCN và KCX phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thứ hai: Công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN cần phải được sự chỉđạo thống nhất và kịp thời của các cấp chính quyền trong tỉnh.
- Thứ ba:Cần phải xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN.
Một trong những điều kiện có yếu tố quyết định các nhà đầu tư (đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài) là các điều kiện về cơ sở hạ tầng, trong đó có việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp.
Việc đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các KCN đòi hỏi cần một lượng vốn đầu tư ban đầu rất lớn, trong khi điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, tỉnh Hải Dương đã lựa chọn phương án tạo điều kiện thuận lợi nhất để huy động tất cả các nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn của các thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước, cùng với sự hỗ trợ Trung ương đểđầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng trong và ngoài các khu công nghiệp.
Để tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, UBND tỉnh Hải Dương đã sớm ban hành quy chếưu đãi khuyến khích đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh; tạo thuận lợi cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, đáp ứng được nguyện vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt đối với các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, họ sẵn sàng bỏ vốn đểđầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN.
- Thứ tư: Thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ” cho các nhà đầu tư.
Sau khi được thành lập, Ban quản lý các KCN Hải Dương đã sớm tham mưu cho tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN tỉnh với các cấp, ngành trong việc quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh. Đồng thời thực hiện cơ chế uỷ quyền của Tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư: Cấp phép đầu tư đối với dự án đầu tư trong và ngoài nước; Quản lý và phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu; Cấp phép cho lao động nước ngoài và quản lý lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp...
Các thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư trong thời gian qua luôn được Ban quản lý tập trung giải quyết kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong việc triển khai dự án, SXKD. Chính vì vậy đã góp phần rất tích cực trong việc tạo ra bức tranh môi trường đầu tư hấp dẫn của tỉnh Hải Dương trong việc thu hút đầu tư.
Thứ năm: Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp.
Việc xúc tiến kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh nói chung và vào các KCN nói riêng trong thời gian qua luôn được lãnh đạo tỉnh Hải Dương coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp, các ngành trong tỉnh. Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư không phải chỉ là nhiệm vụ của các chủ đầu tư hạ tầng, mà phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành trong tỉnh; đồng thời cần tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các Bộ, ngành trung ương. Một trong những tiêu chí hết sức quan trọng để lựa chọn nhà đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN đối với tỉnh Hải Dương trong thời gian qua đó là uy tín và khả năng vận động xúc tiến, kêu gọi đầu tư của các chủđầu tư hạ tầng.
Công tác THĐT đã được tỉnh xây dựng thành những chương trình cụ thể, đặc biệt chú trọng vào các tập đoàn đầu tư có thế mạnh trong nước và trên thế giới; các dự án có công nghệ cao từ những nước hoặc vùng lãnh thổ có thế mạnh vềđầu tư, có công nghệ tiên tiến như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước EU...
Tuy nhiên, trong thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các KCN vẫn còn một số tồn tại và khó khăn: Nguồn kinh phí của tỉnh có hạn nên việc đầu tư xây dựng đường gom, hệ thống cấp điện, nước... đến hàng rào KCN chưa được đồng bộ, việc triển khai xây dựng nhà cho công nhân làm việc trong các KCN của các nhà đầu tư chậm, kinh phí tổ chức các hoạt động THĐT hạn chế nên hiệu quả chưa cao.
1.4.2. Kinh nghiệm từ tỉnh Bắc Ninh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội của tỉnh, là nền tảng để Bắc Ninh thực hiện mục tiêu CNH, HĐH. Hiện nay Bắc Ninh có 15 KCN được Thủ tướng CP phê duyệt, tổng diện tích đất quy hoạch 6.847 ha. Đã có 8 khu đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch 2.654,12 ha, vốn đầu tư hạ tầng đăng ký 485,97 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện 314,84 triệu USD. Thu hút 633 dự án đầu tư của 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với tổng vốn đầu tưđăng ký là hơn 6,62 tỷ USD, đã có 344 doanh nghiệp đi vào hoạt động. Trong đó, hơn 342 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tưđăng ký gần 5,49 tỷ USD.
Các dự án đầu tư trong các KCN đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy công nghiệp tăng trưởng cao theo hướng hiện đại, từng bước xác lập ngành công nghiệp mũi nhọn, đáng chú ý là ngành công nghiệp điện tử viễn thông. Đã có những tập đoàn lớn đầu tư vào tỉnh như: Samsung, Canon, ABB… và gần đây nhất là Nokia, mức đầu tư trung bình là 6,62 triệu USD/ha. Đây là những tập đoàn nổi tiếng thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử viễn thông, chính các tập đoàn này đã làm thay đổi và tạo bước đột phá của ngành công nghiệp tỉnh.
Các doanh nghiệp trong KCN chiếm 85,36% tổng giá trị SXCN toàn tỉnh, các chỉ số về giá trị SXCN, giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách đều có bước tăng trưởng cao qua các năm. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2013, giá trị SXCN đạt gần 220 nghìn tỷ đồng, giá trị xuất khẩu của các DN trong KCN đã đạt mức trên 12 tỷ USD, nộp ngân sách ước đạt 2.100 tỷđồng, giải quyết việc làm cho gần 130 nghìn lao động… Đây là những con sốấn tượng, đặc biệt trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay.
Từ thực tiễn thu hút đầu tư vào KCN ở Bắc Ninh trong những năm qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái, đó là:
- Thu hút đầu tư vào các KCN cần phù hợp với chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển, lợi thế so sánh kinh tế của tỉnh, gắn liền với sự phân công của Trung ương, của vùng Thủđô.
quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất, thường xuyên rà soát điều chỉnh quy hoạch bảo đảm xác định được định hướng ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế hài hoà với các yếu tố xã hội, môi trường hướng tới phát triển bền vững.
- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng gắn kết trong và ngoài hàng rào bảo đảm tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN.
Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai dự án như đường giao thông, điện, cấp thoát nước, viễn thông, nhà ở cho người lao động, trường học, trung tâm y tế… chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng sản xuất cho các dự án. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN gắn chặt với bảo vệ môi trường.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phụ trợ phục vụ KCN để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa.
Trong CN có nhiều ngành, nghề, phân nhánh, nhưng Bắc Ninh xác định phát triển CN theo xu thế: điện, điện tử, chế tạo máy, sản xuất hàng tiêu dùng cùng với phát triển dịch vụ và nông nghiệp chất lượng cao sẽ là trục để hoạch định, khi thu hút, khi cấp giấy đăng ký SXKD xem xét, nhất là cấp nhỏ lẻ ngoài KCN hoặc DN vốn quá thấp. Chỉ khi nào CN là của tỉnh kể cả CN chính và CN phụ trợ thì mới hoàn toàn làm chủ và có giá trị gia tăng cao.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt.
Ban quản lý các KCN (cấp tỉnh, huyện) xây dựng bổ sung, hoàn chỉnh quy chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN cấp tỉnh với Ban quản lý các KCN cấp huyện, với các ban, ngành, chính quyền sở tại. Cần làm tốt vai trò đầu mối giúp tỉnh khâu nối các mối quan hệ quản lý trước, trong và sau đầu tư.
- Xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Chú trọng cải thiện điều kiện lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
- Cần tích liệu các thông tin liên quan đến phát triển CN trong các KCN: Xây dựng các căn cứ khoa học để thẩm định tính hiện đại hóa của các thông số, thông tin định lượng đánh giá trình độ công nghệ của các dự án đầu tư.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đầu tư vào KCN. Kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường; nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật môi trường; tăng cường giám sát, thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường…
- Chủ động phối hợp hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với các hoạt động ngoại giao, thương mại và du lịch. Tiến hành vận động đầu tư qua nhiều hình thức: Trực tiếp cử đoàn đi xúc tiến, mời đoàn vào tìm hiểu cơ hội đầu tư, gửi thư ngỏ và tài liệu giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư…
1.4.3. Kinh nghiệm từ tỉnh Đồng Nai
Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, Đồng Nai đã chọn KCN làm mô hình trọng điểm phát triển kinh tế của địa phương. Trước giải phóng, Đồng Nai đã có KCN Biên hoà khá phát triển. Từ khi đất nước tiến hành đổi mới, tỉnh đã coi phát triển KCN là phương thức trọng tâm nhằm hỗ trợ phát triển CN của địa phương. Ngay từ khi luật khuyến khích đầu tư nước ngoài có hiệu lực, Đồng Nai đã tích cực tạo điều kiện để các KCN phát triển. Ngày 24/11/1988, KCX Long Bình đã được thành lập. Sau này tỉnh chuyển hướng sang ưu tiên phát triển KCN tổng hợp.
Đến cuối năm 2005, Đồng Nai đã xây dựng 17 KCN. Tổng diện tích các KCN ởĐồng Nai trên 5.000 ha, chiếm 21% tổng diện tích các KCN trong cả nước. Tỷ lệ lấp đầy bình quân của các KCN Đồng Nai là 57,72%. Đồng Nai có 568 dự án đầu tư còn hiệu lực, với số vốn đăng ký khoảng 6,9 tỷ USD, tổng số vốn đầu tư thực hiện đạt 3,63 tỷ USD. Vốn đầu tư thu hút vào các KCN tại Đồng Nai từ nhiều nguồn khác nhau cả trong và ngoài nước. Trong đó, xét về tổng số vốn đầu tư thì doanh nghiệp trong nước chiếm 6%, doanh nghiệp liên doanh chiếm 11%, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tỷ trọng cao nhất 83%. Có 31 quốc gia và vùng lãnh thổđầu tư vào KCN ởĐồng Nai.
trở thành một trong những tỉnh có KCN phát triển nhiều và mạnh nhất. Các KCN đã góp phần quan trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao của Đồng Nai trong nhiều năm qua, đã góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.