Thực trạng về thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp của tỉnh

Một phần của tài liệu Phương hướng, giải pháp thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 72)

Yên Bái giai đoạn 2008 - 2012

Với những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, một sốđiều kiện về kết cấu hạ tầng, đất đai, dịch vụ thiết yếu để phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong KCN đã được đầu tư. Sau hơn 5 năm xây dựng và hoạt động của các KCN Yên Bái vừa qua, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, tình hình thu hút đầu tư có

những bước phát triển cả về hình thức, quy mô, số lượng và chất lượng dự án, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, tạo nguồn vốn đầu tư quan trọng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tuy nhiên, trong những năm qua, các nhà đầu tư vào KCN ở Yên Bái chưa nhiều. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2012 được đánh giá chủ yếu theo tính chất đầu tư theo các nguồn vốn chủ yếu như sau:

2.3.1.1. Ngun vn ngân sách nhà nước

Nguồn vốn ngân sách nhà nước đã đầu tư vào KCN tỉnh Yên Bái trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào 02 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tại KCN phía Nam và KCN Minh Quân với tổng mức đầu tưđã phê duyệt là 2.716 tỷđồng, đầu tư thực hiện các hạng mục: Bồi thường giải phóng mặt bằng, san tạo mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu như đường giao thông, điện, cung cấp nước, xử lý nước thải, chất thải tập trung,...

Tính chung cho các KCN, vốn đầu tư từ ngân sách đã bố trí thực hiện từ khi hình thành KCN Yên Bái đạt 156,22 tỷ đồng. So với yêu cầu đầu tư từ ngân sách cho hạ tầng các KCN, vốn đầu tư của ngân sách còn ở mức độ thấp, chỉ chiếm 5,8% tổng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến cho xây dựng kết cấu hạ tầng KCN.

Về cơ cấu vốn NSNN đầu tư: Vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách Trung ương hỗ trợ theo chính sách chung của Nhà nước, trong giai đoạn 2003 - 2012 thực hiện đầu tư 03 dự án xây dựng hạ tầng KCN, tổng mức đầu tư 2.716 tỷ đồng, thực hiện đầu tư 156,22 tỷ đồng, đạt 5,8% tổng mức đầu tư (Mức hỗ trợ cho 01 dự án hạ tầng KCN theo Quyết định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 không quá 70 tỷ đồng, sau điều chỉnh theo Quyết định 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/3/2009 là không quá 100 tỷ đồng/ 1 dự án hạ tầng KCN), Nguồn vốn NSĐP cân đối, bố trí hàng năm để hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng KCN chưa nhiều vì Yên Bái vẫn là tỉnh nghèo, cả giai đoạn 2004 - 2012 chỉ cân đối, bố trí được 19,2 tỷ đồng để lồng ghép cùng với nguồn vốn NSTW hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng. Tỉnh cũng chưa huy động được nguồn vốn đầu tư từ các DN nhà nước tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng trong khu

công nghiệp.

Đây là một trong những lý do làm cho hệ thống kết cấu hạ tầng KCN của tỉnh Yên Bái đến nay xây dựng còn chậm và chưa đồng bộ. Kết cấu hạ tầng các KCN Phía Nam mới xây dựng được 2,93 km đường giao thông, 15 km đường điện; KCN Minh Quân mới xây dựng được 0,6 km đường giao thông; các KCN Bắc Văn Yên, Âu Lâu và Mông Sơn chưa huy động được nguồn vốn đểđầu tư KCHT.

2.3.1.2. Ngun vn đầu tư ca các doanh nghip (ngoài Nhà nước)

Nguồn vốn đầu tư của các DN trong nước là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái, thời gian qua đã có những bước phát triển cả về hình thức, quy mô, số lượng và chất lượng dự án, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào các KCN, tạo nguồn vốn đầu tư quan trọng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Nếu như hết năm 2007, mới thu hút được 10 dự án với tổng vốn đăng ký 1.713 tỷđồng, vốn thực hiện đạt 1.435 tỷđồng, thì giai đoạn 2008 - 2012 thu hút được 16 dự án với tổng vốn đăng ký 4.971 tỷđồng, số vốn thực hiện 2.157 tỷđồng.

Nguồn vốn thực hiện đầu tư của các DN giai đoạn 2008 - 2012 đạt 2.157 tỷ đồng, gấp 13,8 lần vốn từ NSNN. Tổng vốn DN đăng ký đầu tư giai đoạn 2008- 2012 là 4.971 tỷđồng, gấp 4,8 lần vốn FDI. Cụ thể tình hình thu hút vốn từ các DN trong nước giai đoạn 2008-2012 như sau:

Bng 2.6. Tng hp d án và vn đầu tư DN vào KCN tnh Yên Bái 2008 - 2012

Năm DA Số Vốn đăng ký (tỷ đồng) Vốn thực hiện (tỷ đồng) Diện tích sử dụng đất (ha) Quy mô vốn đăng ký/ 1 DA (tỷ/DA) Quy mô vốn đăng ký/ 1 ha (tỷ/ha) 1. KCN phía Nam 13 2.414,5 2.092,2 137,04 185,7 17,6 2. KCN Bắc Văn Yên 1 30 30 10 30 3,0 3. KCN Minh Quân 2 2.526 74,17 51 1.263 49,5 4. KCN Mông Sơn 5. KCN Âu Lâu Tổng số: 16 4.970,5 2.196,4 198,04 310,7 25,1

(1)- Khu công nghiệp phía Nam với diện tích là 532,8 ha (quy mô đến năm 2020 là 532,8 ha), hiện nay mới có 16 nhà đầu tư, thực hiện đầu tư 19 dự án với số vốn đăng ký là 3.937 tỷđồng, diện tích đất đã thuê là 192,44 ha (bằng 36,1%).

(2)- Khu công nghiệp Minh Quân với diện tích là 112 ha (quy mô mở rộng đến năm 2020 là 300 ha), hiện nay mới có 02 nhà đầu tư, thực hiện đầu tư 02 dự án với số vốn đăng ký là 2.526 tỷđồng, diện tích đất đã thuê là 51 ha (bằng 45,5%).

(3)- Khu công nghiệp Bắc Văn Yên với diện tích là 72 ha, hiện nay mới có 03 nhà đầu tư, thực hiện đầu tư 04 dự án với số vốn đăng ký là 219,96 tỷ đồng, diện tích đất đã thuê là 20,9 ha (bằng 29%).

(4)- Khu công nghiệp Mông Sơn với diện tích 90 ha. Đến 31/12/2012 chưa có doanh nghiệp nào đăng ký cấp GCNĐT.

(5)- Khu công nghiệp Âu Lâu với diện tích 90 ha. Đến 31/12/2012 chưa có doanh nghiệp trong nước nào đăng ký cấp GCNĐT.

2.3.1.3. Ngun vn đầu tư trc tiếp nước ngoài (FDI)

Do đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh, với chính sách, luật pháp của Việt Nam nói chung có một số thuận lợi trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Trong giai đoạn trước năm 2007, đã có một số doanh nghiệp nước ngoài thực hiện đầu tư một số dự án FDI trên địa bàn tỉnh.

Từ khi có chủ trương, quy hoạch và đầu tư phát triển KCN của tỉnh Yên Bái từ năm 2003, một số doanh nghiệp FDI không thể di chuyển nhà máy vào KCN do những điều kiện nhất định. Do vậy đến năm 2007, toàn tỉnh Yên Bái có 07 dự án FDI được cấp phép, số vốn đăng ký là 26,944 triệu USD, số vốn đầu tưđã thực hiện là 17,748 triệu USD (đạt 65,9% vốn đăng ký), nhưng không thu hút được dự án FDI nào vào các KCN của tỉnh.

Trong giai đoạn 2008 - 2012, các KCN của tỉnh mới chỉ thu hút được 01 nhà đầu tư thực hiện đầu tư 01 dự án FDI (dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô công suất 5.000 xe tải/năm và 10.000 xe con/năm của công ty TNHH Vũ Hàng -

Trung Quốc) với số vốn đăng ký là 1.042 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng là 10 ha (bằng 0,83% diện tích KCN) tại KCN Âu Lâu. Hiện nay nhà đầu tưđang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà xưởng.

Nhìn chung, mặc dù có một số lợi thế nhất định so với các tỉnh như về vị trí địa lý, tài nguyên, khoáng sản,… tiềm năng thu hút các dự án FDI vào các KCN của tỉnh Yên Bái hiện nay vẫn còn, nhưng công tác thu hút các dự án FDI vào các KCN của tỉnh chưa đạt kết quả như mong đợi.

Trong thời gian tới, vấn đề đặt ra với các cấp lãnh đạo của tỉnh là cần có những định hướng, cơ chế, chính sách phù hợp hơn để khắc phục tồn tại hạn chế nêu trên, tạo điều kiện thu hút nhiều dự án FDI đến với các KCN của tỉnh Yên Bái.

2.3.1.4. Các chính sách thu hút đầu tư phát trin các KCN tnh Yên Bái

Xác định đúng đắn về tầm quan trọng của việc thu hút các nguồn vốn đầu tư đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đầu năm 2003 tỉnh Yên Bái đã ban hành và thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi, thu hút đầu tư vào tỉnh Yên Bái thực hiện cho từng giai đoạn, cụ thể như sau:

a) Giai đoạn 2003-2007: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 36/2003/QĐ-UBND ngày 18/02/2003 của UBND tỉnh, bao gồm các nội dung ưu đãi, khuyến khích sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đối với nhà đầu tư trong nước:

- Chính sách ưu đãi về sử dụng đất: Tỉnh Yên Bái giảm giá thuê đất đến 25% cho từng dự án cụ thể. Miễn tiền thuê đất cho dự án ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ. Miễn 100% tiền thuê đất cho dự án đầu tư về trồng rừng, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi.

- Hỗ trợ về thuế: Nhà đầu tư có dự án ưu đãi đầu tư được tỉnh cấp lại 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm và 50% trong 5 năm tiếp theo.

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn: Tỉnh Yên Bái hỗ trợ 50% mức lãi suất sau đầu tư, đầu tư tài sản cố định cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông,

lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

- Hỗ trợ về các công trình KCHT: Dự án đầu tư trong KCN được hỗ trợ 50% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng và 50% kinh phí san tạo mặt bằng cho diện tích mặt bằng xây dựng sản xuất.

Tỉnh Yên Bái khuyến khích các nhà đầu tư ứng vốn trước, tỉnh trả chậm để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hình thức BOT, BTO, BT.

- Hỗ trợ về thu hút, đào tạo lao động: Hỗ trợ 2 triệu đồng cho mỗi lao động ngoài tỉnh đến làm việc tại tỉnh. Hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động đạt trình độ tay nghề từ bậc 3 trở lên với mức 0,5 - 1,5 triệu đồng/ lao động.

- Hỗ trợ, ưu đãi trong xúc tiến thương mại: Hỗ trợđến 50% chi phí tìm kiếm thị trường cho nhà đầu tư có sản phẩm xuất khẩu trực tiếp trên 500.000 USD/năm. Thưởng 0,7% kim ngạch xuất khẩu trực tiếp cho các đơn vị xuất khẩu, tối đa không quá 200 triệu đồng/đơn vị/ năm. Giảm 50% trong 3 năm chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh phục vụ cho mục đích kêu gọi, thu hút đầu tư cho tỉnh và tiếp thị sản phẩm.

* Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài:

-Chính sách ưu đãi về sử dụng đất: Miễn nộp tiền thuê đất trong thời gian 15 năm đối với các dự án FDI. Miễn 100% tiền thuê đất cho dự án về trồng rừng, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi.

- Đơn giá thuê đất, mặt nước: Đất không phải đô thị và KCN và giá thuê mặt nước áp dụng mức thấp nhất trong khung của Chính phủ quy định.

- Hỗ trợ về các công trình KCHT: Hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư xây dựng các công trình KCHT kỹ thuật đến hàng rào của DN có vốn đầu tư nước ngoài ở ngoài KCN của tỉnh. Hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng và hỗ trợ 100% chi phí san tạo mặt bằng cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các KCN.

- Chính sách ưu đãi về thuế: Tỉnh cấp lại 100% thuế thu nhập trong 5 năm tiếp theo cho Nhà đầu tư nước ngoài.

- Hỗ trợ xúc tiến đầu tư: Khen thưởng 5-100 triệu đồng cho cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài giới thiệu được các dự án đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

- Thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư (sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ) Trong thời hạn 5 ngày, UBND tỉnh quyết định về địa điểm, đơn giá cho thuê đất, mức thuế suất; thời gian miễn, giảm tiền thuế, thuê đất cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư tại tỉnh Yên Bái.

Trong thời hạn 10 ngày, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước. Cấp giấy phép đầu tư trong thời hạn 5 ngày đối với các dự án của nhà đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

b) Giai đoạn 2007-2011: Quyết định số 1322/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của UBND tỉnh, bao gồm các nội dung ưu đãi, khuyến khích sau:

- Đối tượng áp dụng: Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (gọi chung là nhà đầu tư) thực hiện hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

- Ưu đãi vềđơn giá thuê đất, thuê mặt nước: Nhà đầu tưđược thuê đất với đơn giá thấp nhất theo giá đất do UBND tỉnh ban hành cho từng địa bàn hàng năm, được thuê mặt nước với mức thấp nhất trong khung giá theo quy định của Chính phủ.

- Hỗ trợ bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng: Tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và 50% kinh phí san tạo mặt bằng cho diện tích mặt bằng xây dựng công trình đối với dự án trong các KCN của tỉnh.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình KCHT: Tỉnh bố trí ngân sách hàng năm để đầu tư xây dựng các công trình KCHT kỹ thuật trong và ngoài hàng rào các KCN. Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình KCHT kỹ thuật thiết yếu trong và ngoài cụm công nghiệp.

- Hỗ trợđào tạo lao động: Hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động đạt trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề 2-3 triệu đồng/người/khoá đào tạo.

- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư khi vay vốn của tổ chức tín dụng: Nhà đầu tư khi vay vốn tín dụng để thực hiện dự án đầu tư đổi mới công nghệ trong lĩnh vực chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, mà không được tín dụng của nhà nước hỗ trợ, được tỉnh hỗ trợ lãi suất sau đầu tưđối với vốn vay trong hạn của dự án. Mức hỗ trợ bằng 20% mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư do Ngân hàng phát triển Việt Nam quy định đối với các dự án thuộc phạm vi hỗ trợ của tín dụng nhà nước, tối đa là 2 tỷ đồng/dự án.

- Tỉnh hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại gồm cung cấp thông tin về thị trường, xây dựng website, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tối đa 50 triệu đồng/năm cho mỗi nhà đầu tư.

- Hỗ trợ hoạt động xúc tiến đầu tư: Tỉnh hỗ trợ chi phí tối đa là 50 triệu đồng/dự án cho tổ chức, cá nhân không thuộc cơ quan nhà nước và nhà đầu tư kêu gọi được dự án đầu tư có mức vốn trên 1 triệu USD vào tỉnh Yên Bái.

- Về thủ tục hành chính: Việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ dự án đầu tư vào các KCN là Ban quản lý KCN. Thời gian thực hiện các thủ tục kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

+ Cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Trường hợp đăng ký cấp GCNĐT, thẩm tra dự án cấp GCNĐT không quá 15 ngày làm việc.

+ Thủ tục về đất đai, xây dựng: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính và các ngành,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phương hướng, giải pháp thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh yên bái đến năm 2020 (Trang 72)