Từ khái niệm và phân tích về vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư nêu trên, trong quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam, chúng ta có thể huy động, thu hút được tất cả các nguồn vốn đầu tư bao gồm: Nguồn vốn đầu tư từ trong nước (nguồn vốn đầu tư từ NSNN; Nguồn vốn tích luỹ của các DN (Nhà nước và ngoài Nhà nước); Nguồn vốn tiết kiệm của dân cư) và Nguồn vốn huy động từ nước ngoài ((vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài (ODA, NGO)); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Ở giới hạn, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của Luận văn này chỉ nghiên cứu vốn tiền tệ đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp ở trong KCN. Do vậy, các nguồn vốn đầu tư thu hút để
phát triển các KCN hiện nay chủ yếu là:
+ Nguồn vốn Ngân sách nhà nước (bao gồm của cả DN nhà nước)
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là nguồn vốn do Nhà nước sở hữu và điều hành. Đây không phải là nguồn vốn sử dụng vào các mục tiêu cá nhân nên nó mang tính xã hội rất lớn. Nguồn vốn này được hình thành từ thu thuế, phí và lệ phí, các khoản viện trợ hoặc các khoản thu khác. (Đối với DN nhà nước vốn đầu tư được hình thành từ nguồn ngân sách đã cấp, các khoản trích khấu hao cùng lợi nhuận tích luỹđược).
Đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển thì việc chi cho đầu tư phát triển là một nhiệm vụ chi quan trọng trong dự toán chi ngân sách hàng năm của quốc gia. Các khoản chi của Chính phủ qua NSNN để phát triển KCN bao gồm: Chi hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN, hỗ trợ bồi thường, tái định cư trong quá trình thu hồi đất để xây dựng KCN, các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp, chi trả lãi suất các khoản tiền vay,... Nguồn vốn này là điều kiện quan trọng đối với mỗi địa phương trong quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN để thu hút các nguồn vốn đầu tư, các nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào các KCN.
+ Nguồn vốn đầu tư của các Doanh nghiệp (ngoài Nhà nước)
- Nguồn vốn tích luỹ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để đầu tư bao gồm: Vốn tự có, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết với cá nhân tổ chức trong và ngoài nước.
- Nguồn vốn tiết kiệm của dân cư: Đây là nguồn vốn nhỏ lẻ nằm phân tán trong dân chúng nhưng cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn toàn xã hội. Khi thực hiện các dự án đầu tư thường gắn với việc thành lập một loại hình DN nhất định hặc góp vốn thực hiện các dự án đầu tư trong KCN với một loại hình DN khác.
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước là một nguồn vốn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển các KCN của mỗi địa phương. Bên cạnh