Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 74)

Kết quả thu được từ mô hình nghiên cứu ở chương 2, xét theo phương trình hồi quy (2.3), năng lực tài chính chiếm 0.242, đây là hệ số lớn nhất trong phương trình. Hơn nữa, vai trò quan trọng của vốn chủ sở hữu đối với NHTM là rất to lớn, nó góp phần làm lành mạnh hóa năng lực tài chính của NHTM theo chuẩn mực quốc tế. Dù là một trong những NHTM cổ phần trong nước có năng lực tài lớn tương đối mạnh. Tuy nhiên, năng lực tài chính của MB vẫn còn khá thấp so với các NHTM cổ phần khác trong khu vực. Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì một NHTM không thể đầu tư vào tài sản cố định của mình vượt mức 15% vốn chủ sở hữu của NHTM đó và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của NHTM như: cấp tín dụng,

66

bảo lãnh…Vì vậy, việc tăng vốn là việc mà MB phải làm trong giai đoạn hiện nay. Một số cách tăng vốn của MB trong giai đoạn hiện nay là:

Thứ nhất, tăng vốn cấp 1:

+ Tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, tuy nhiên, cách này có chi phí phát hành cao, làm tăng số lượng cổ phiếu lưu hành, có nguy cơ pha loãng giá cổ phần, giảm cổ tức trên mỗi cổ phiếu, làm giảm khả năng sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính mà ngân hàng đang có.

+ Tăng lợi nhuận giữ lại: tăng vốn mà không phụ thuộc vào thị trường vốn, nên làm giảm chi phí huy động vốn thả nổi, không tốn kém chi phí, không phải hoàn trả, không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng của cổ đông hiện thời và lợi nhuận từ mỗi cổ phiếu họ đang nắm giữ trong những năm sau. Tuy nhiên, biện pháp này không nên áp dụng thường xuyên vì làm ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông, gặp bất lợi về thuế, chịu ảnh hưởng khi lãi suất thay đổi và những điều kiện kinh tế mà ngân hàng không thể kiểm soát trực tiếp.

+ Tăng quỹ được tính vào vốn cấp 1: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

Thứ hai, tăng vốn cấp 2:

+ Đánh giá lại tài sản cố định, phải được thực hiện một cách nhanh chóng, chủ động và hiệu quả. Đây là giải pháp có thể thực hiện một cách chủ động, nhanh chóng mà lại hiệu quả trong việc tăng vốn cấp 2 bởi vì hầu hết các tài sản cố định của MB là bất động sản. Vì vậy, nếu tài sản cố định củaMB được đánh giá lại thì vốn cấp 2 của MB sẽ tăng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)