Phân tích khả năng cạnh tranh củaMB với các đối thủ khác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 39)

MB trực thuộc bộ quốc phòng quản lý vì vậy khách hàng là các doanh nghiệp quân đội khá nhiều. Đây là lợi thế của MB so với các ngân hàng khác vì hầu hết các doanh nghiệp thuộc quân đội quản lý đều có quy mô tài sản khá lớn, hoạt động hiệu quả và tài chính dồi dào.

31

2.2.1. Năng lực tài chính

Bảng 2.1 : Vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của các NHTM năm 2012

ĐVT: Tỷđồng

Chỉ tiêu CTG VCB ACB MB EIB STB SHB Trung bình ngành

Vốn CSH 26,219 32,420 9,377 10,320 12,527 10,905 8,962 15,819 Tổng tài sản 503,530 414,475 177,012 175,609 170,156 152,118 116,537 244,205

Nguồn : Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2012

Xét về năng lực tài chính, đến thời điểm 31/12/2012, MB vẫn là NHTM có tiềm lực tài chính mạnh, thuộc nhóm giữa trong hệ thống các ngân hàng đang so sánh.

Tuy nhiên, mức vốn chủ sở hữu trên vẫn còn khá khiêm tốn so với trung bình ngành và so với các ngân hàng nước ngoài trong khu vực, điều này làm cho năng lực cạnh tranh của MB sẽ suy giảm khi sử dụng các yếu tố có liên quan đến vốn tự có cụ thể như:

- Giới hạn cho vay, bảo lãnh: Theo qui định thì tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng mức cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Giới hạn về huy động: Theo pháp lệnh ngân hàng năm 1990, tổng nguồn vốn huy động của NHTM tối đa gấp 20 lần so với vốn tự có.

- Hạn chế việc đầu tư và phát triển công nghệ vì theo qui định thì các NHTM chỉ được sử dụng 50% vốn chủ sở hữu của mình để đầu tư tài sản cố định, công nghệ….

- Theo xu thế tăng vốn của các NHTM cổ phần thì năng lực cạnh tranh của các NHTM cổ phần sẽ được nâng lên đáng kể, tất yếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vị trí của MB trên thị trường Việt Nam trong những năm sắp đến.

Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ của mình các NHTM đã chủ động lựa chọn đối tác chiến lược của mình là các nước ngoài để liên kết nhằm tạo tăng cường sức mạnh tranh canh của mình thông qua kinh nghiệm quản lý, công nghệ, sản phẩm

32

mới, một số NHTM cổ phần có vốn của ngân hàng nước ngoài chi tiết như Bảng 2.2

Bảng 2.2: Các NHTM trong nước có sở hữu củađối tác nước ngoài

Ngân hàng Đối tác nước ngoài Tỷ lệ sở hữu

Vietinbank The Bank Of Tokyo - Mitsubishi UFJ. LTd IFC (International Finance Corporation)

20% 10%

Vietcombank Mizuho Corporate Bank. Ltd 15%

ACB

Standard Chartered APR Ltd Connaught Investors Ltd

(đại diện bởi ông Pisit Leeahtam) Dragon Financial Holdings Limited

Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited

8.77% 7.26%

6.81% 6.23%

Eximbank VOF Investment Limited, Sumitomo Mitsui Banking Corp

5.02% 15,00%

Sacombank (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

International Finace Corporation Dragon Finance Corporation Amersham Industries Limited

5.25% 8.77% 0.35%

SHB

Market Vectors ETF Trust – Market Vectors Vietnam ETF Deutsche Bank Aktiengesellschaf

4.42%

3.43%

Nguồn: Tổng hợp từ các trang web của các NHTM, 2012

Ngoài những lợi ích mang giá trị thực tế mà các NHTM cổ phần có được thông qua sự liên kết với các Tổ chức tài chính hay Tập đoàn tài chính nước ngoài mà các NHTM cổ phần còn tạo được uy tín, thương hiệu của mình nhờ thương hiệu của các đối tác chiến lược trên. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó góp phần không nhỏ trong việc gia tăng sức mạnh cạnh tranh của NHTM đó.

33

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội (Trang 39)