2.3.2.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng, tác giả Hoàng Quốc Cường, Luận văn thạc sĩ, 2010.
Tác giả Hoàng Quốc Cường (2010) đã xác định những nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng dựa theo mô hình chấp nhận thương mại điện tử e-CAM bao gồm Mong đợi về giá, Nhận thức sự thuận tiện, Nhận thức tính dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Cảm nhận sự thích thú, Nhận thức rủi ro khi sử dụng và các biến giới tính, tuổi, thu nhập.
Hình 2.10 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng (Hoàng Quốc Cường, 2010)
Lợi ích cảm nhận Sự lôi cuốn Rủi ro cảm nhận Niềm tin Kinh nghiệm Ý định mua hàng trực tuyến Chất lượng web
Mong đợi về giá
Nhận thức sự thuận tiện Nhận thức tính dễ sử dụng Ảnh hưởng xã hội Cảm nhận sự thích thú Nhận thức rủi ro khi sử dụng Ý định sử dụng dịch vu MHĐTQM Giới tính, tuổi, thu nhập
2.3.2.2 Khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử, của tác giả Lê Ngọc Đức, Luận Văn Thạc Sĩ, 2008
Tác giả Lê Ngọc Đức (2008) đã xác định những nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử đối với nhóm người đã từng sử dụng thanh toán điện tử dựa theo mô hình chấp nhận TMĐT E-CAM và thuyết hành vi ý định TPB bao gồm: nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Còn đối với nhóm người chưa sử dụng thanh toán điện tử thì chỉ có 2 nhóm yếu tố: chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi.
Hình 2.11 Mô hình xu hướng sử dụng thanh toán điện tử (Lê Ngọc Đức, 2008)
2.3.2.3 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ và ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử trực tuyến, của tác giả Hà Văn Tuấn, Luận Văn Thạc Sĩ, 2012
Tác giả chọn mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB) của Taylor và Todd (1995) làm nền tảng cho nghiên cứu. Tác giả chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ sử dụng dịch vụ mua hàng trực tuyến là nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng. Ý định mua sắm được tác động bởi các yếu tố thái độ, ảnh hưởng xã hội, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến, nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm.
Nhận thức sự hữu ích Nhận thức tính dễ sử dụng Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm và dịch vụ
Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến
Chuẩn chủ quan
Nhận thức kiểm soát hành vi
Xu hướng sử dụng thanh toán điện tử
Hình 2.12 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ và ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử trực tuyến (Hà Văn Tuấn, 2012)
2.3.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế, của tác giả Dương Thị Hải Phương năm 2012
Tác giả xác nhận Ý định mua sắm trực tuyến bị ảnh hưởng bởi Rủi ro cảm nhận, Thuộc tính về sản phẩm và công ty, Tính dễ sử dụng cảm nhận và Lợi ích cảm nhận, và giữa các nhân tố này lại có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau – cùng chiều hoặc trái chiều.
Hình 2.13 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế (Dương Thị Hải Phương, 2012)
Nhận thức tính dễ sử dụng(PEU) Nhận thức sự hữu ích(PU) Thái độ(Att) Ảnh hưởng xã hội(SN) Nhận thức kiểm soát hành vi(PBC)
Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến (PRT) Nhận thức rủi ro liên quan đến
sản phẩm/dịch vụ(PRP) Ý định hành vi(BI) H1 H2 H3 H4 H6 H7 H5
2.3.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại của khách hàng khi mua hàng qua mạng Internet tại khu vực TP.HCM, của tác giả Thái Khánh Hòa năm 2012
Tác giả Thái Khánh Hòa (2012) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại của khách hàng trực tuyến chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính đó là sự tin cậy, danh tiếng công ty và tính dễ sử dụng. Trong đó sự tin cậy có tác động mạnh nhất, kế đến là danh tiếng công ty và sau cùng là tính dễ sử dụng.
Hình 2.14 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại của khách hàng khi mua hàng qua mạng Internet tại khu vực TP.HCM (Thái Khánh Hòa, 2012)