Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) (Trang 55)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA

2.3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh

a. Chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh dịch vụ VNPT-CA giai đoạn 2009-2013

STT Hạng mục 2009 2010 2011 2012 2013

1 Tổng doanh thu 2.954 15.765 30.571 40.354 48.750

2 Tổng chi phí 1.200 9.865 19.781 27.871 30.278

3 Lợi nhuận trước thuế 1.754 5.900 10.790 12.483 18.472

4 Hiệu quả sử dụng chi phí 246,17% 159,81% 154,55% 144,79% 161,01% 5 Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu

59,38% 37,42% 35,29% 30,93% 37,89%

6 Tăng trưởng doanh thu so

với năm trước 434% 94% 32% 21%

7 Tăng trưởng lợi nhuận so

với năm trước 236% 83% 16% 48%

48

Căn cứ kết quả kinh doanh dịch vụ trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 cho thấy dịch vụ vẫn có sự tăng trưởng qua các năm tuy nhiên về mức độ hiệu quả trong sử dụng chi phí và tỷ suất lợi nhuận giảm dần do mức độ cạnh tranh tăng dần. Mức độ tăng trưởng doanh thu cao nhất là vào năm 2010 khi ngành thuế chuyển từ giai đoạn thử nghiệm sang giai đoạn triển khai chính thức với mức tăng 434% và đến năm 2012 thì mức tăng trưởng doanh thu chỉ ở mức 32% .Mức tăng trưởng lợi nhuận cũng phản ánh thực trạng trên khi mức tăng cao nhất là năm 2010 với 236% và thấp nhất là năm 2012 với 16%. b. Chỉ tiêu thị phần: Bảng 2.5 Thị phần dịch vụ chứng thực chữ ký số tính đến 31/12/2013. Dịch vụ Khách hàng Thị phần 1. VNPT-CA 73.963 22,66% 2. BKAV-CA 65.055 19,93% 3. FPT-CA 43.037 13,18% 4. CA2 21.998 6,74% 5. VIETTEL-CA 50.770 15,55% 6. CK-CA 38.021 11,65% 7. SAFE-CA 10.607 3,25% 8. VINA-CA 22.992 7,04%

Nguồn:Số liệu thống kê Tổng cục Thuế

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thuế đến hết 31/12/2013 thị phần dịch vụ VNPT-CA là 22,66% chưa ở mức doanh nghiệp chiếm thị phần chi phối. Khả năng bị nhà cung cấp khác vượt qua là hiện hữu, điều đó thế hiện chi tiết ở thị phần dịch vụ qua các năm:

Bảng 2.6 Thị phần dịch vụ VNPT-CA giai đoạn 2009-2013

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Số thuê bao VNPT-CA 1.500 6.419 18.400 56.566 73.963 2 Tổng số thuê bao CA 1.500 9.000 80.000 219.080 326.443

3 Thị phần 100% 71,32% 23% 25,82% 22,66%

49

Nhìn chung trong suốt thời gian từ năm 2009 đến 2013 dịch vụ VNPT-CA luôn năm trong 2 vị trí nhà cung cấp dẫn đầu thị trường tuy nhiên thị phần có sự thay đổi một cách rõ rệt qua từng năm. Trong năm 2009 do VDC/VNPT là nhà cung cấp duy nhất trên thị trường cho nên 100% các khách hàng kê khai thuế qua mạng đều lựa chọn sử dụng dịch vụ VNPT-CA. Đến năm 2010 khi có sự cạnh tranh chủ yếu của BKAV thị phần đã sụt giảm chỉ còn 71,32% và đến năm 2011 khi có sự tham gia của FPT, Viettel, Nacencomm thì thị phần chỉ còn 23% điều này phản ánh một thực tế sức cạnh tranh của dịch vụ VNPT-CA có sự suy giảm. Mặc dù thị phần có tăng nhẹ trong năm 2012 lên 25,82% nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống chỉ còn 22,66%

Để có thể nhìn nhận rõ hơn vị thế cũng như năng lực cạnh tranh của dịch vụ VNPT-CA ta có thể so sánh với dịch vụ của nhà cung cấp cạnh tranh mạnh mẽ nhất với VDC/VNPT trên thị trường là BKAV qua các năm, cụ thể:

Bảng 2.7 Tƣơng quan thị phần dịch vụ VNPT-CA so với dịch vụ BKAV-CA giai đoạn 2009-2013

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1 Thị phần VNPT-CA 100,00% 71,32% 23,00% 25,82% 22,66%

2 Thị phần BKAV-CA 0,00% 28,68% 26,00% 23,70% 19,93%

3 So sánh (3) = (1)-(2) 100,00% 42,64% -3,00% 2,12% 2,73%

Nguồn: Số liệu thống kê Tổng cục thuế

Qua bảng trên ta nhận thấy, không có sự chênh lệch đáng kể giữa VNPT-CA và BKAV-CA từ năm 2011. Trong năm 2011, cũng đánh dấu việc dịch vụ VNPT-CA tụt giảm mạnh về mặt thị phần và để BKAV vượt lên do thiếu quyết liệt khi triển khai tại thị trường miền Nam trong thời điểm thị trường này có mức tăng trưởng nhanh.

c. Giá cả:

Đối với một thị trường cạnh tranh như thị trường dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Lợi thế về giá là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ khi những khác biệt về sản phẩm là không quá lớn. Tuy nhiên nếu hoàn toàn dựa trên tiêu chí này thì cũng chưa thực sự chính xác bởi sự khác biệt về giá có thể đến từ các dịch vụ đi kèm theo giúp cho nhà cung cấp có thể định giá cao hơn so với các đối thủ khác trên thị trường. Đối với dịch vụ VNPT-CA thì lợi thế về

50

giá là gần như không có so với dịch vụ của các nhà cung cấp khác, do đặc thù định giá cạnh tranh các đối thủ đều duy trì một mức giá giảm so với giá dịch vụ VNPT-CA. Ta có thể thấy rõ hơn ở bảng sau:

Bảng 2.8 Bảng so sánh giá các dịch vụ chứng thực chữ ký số cộng cộng của các nhà cung cấp khác với dịch vụ VNPT-CA năm 2013

STT Dịch vụ Giá cƣớc So sánh với VNPT-CA 01 năm 02 năm 03 năm 01 năm 02 năm 03 năm

1 VNPT-CA 1.499.000 2.298.000 2.498.000 100% 100% 100 % 2 VIETTEL-CA 1.390.000 2.020.000 2.160.000 92,73% 87,90% 86,47% 3 CK-CA 1.249.000 2.048.000 2.498.000 83,32% 89,12% 100% 4 VINA-CA 1.350.000 1.980.000 2.178.000 90,06% 86,16% 87,19% 5 BKAV-CA 1.250.000 1.780.000 2.178.000 83,39% 77,46% 87,19% 6 FPT-CA 1.490.000 2.280.000 2.370.000 99,40% 99,22% 94,88% 7 CA2 1.490.000 2.290.000 2.490.000 99,40% 99,65% 99,68% 8 SAFE-CA 1.398.000 2.098.000 2.249.000 93,26% 91,30% 90,03%

Nguồn:[40-43, 45-48] và tổng hợp của tác giả

2.3.2.2. Theo phƣơng pháp xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ

Trên cơ sở đánh giá 110 mẫu nghiên cứu hợp lệ thu thập từ các nhân viên, quản lý tham gia cung cấp dịch vụ, các đại lý vừa thực hiện công tác bán hàng cũng vừa là khách hàng sử dụng dịch vụ VNPT-CA về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ và đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ VNPT-CA tại thời điểm hiện tại theo phụ lục 01.

Trên cơ sở phân tích đánh giá các trọng số kết trên áp dụng vào bảng xác định chỉ số năng lực cạnh tranh theo thứ tự giảm dần năng lực từ mức 1 đến mức 5 (A1=228, A2=171, A3=114, A4=57, A5=0). Năng lực cạnh tranh rất mạnh nếu dịch vụ đạt tổng điểm ≥ A2 ; Năng lực cạnh tranh khá nếu dịch vụ đạt tổng điểm trong khoảng từ ≥ A3 đến A2; có năng lực cạnh tranh nếu đạt tổng điểm trong khoảng từ A4 đến A3, không có năng lực cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh yếu nếu đạt tổng điểm <=A4.

51

Trên cơ sở đó ta có thể xác định năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA chỉ ở mức khá với tổng điểm cụ thể theo bảng sau.

Bảng 2.9 Bảng xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA

STT Các yếu tố

Trọng số ảnh hƣởng (Pi)

Điểm thể hiện năng lực cạnh tranh (Kij) Tổng điểm (Pi x Kij) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 I. Các yếu tố bên ngoài

1 Các yêu tố môi trường vĩ mô 1.1 Các yếu tố kinh tế vĩ mô

1.1.1 Sự ổn định của nền kinh tế 1 2 2

1.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2 2 4

1.2 Các yếu tố chính trị và pháp luật

1.2.1 Yếu tố chính trị 2 3 6

1.2.2 Yếu tố pháp luật 2 3 6

1.3 Các yếu tố công nghệ 3 3 9

1.4 Các yếu tố văn hóa xã hội 1 2 2

1.5 Các yếu tố nhân khẩu học 1 2 2

2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành

2.1 Áp lực từ các đối thủ cạnh

tranh hiện tại 3 1 3

2.2 Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 1 2 2 2.3 Khách hàng 3 2 6 2.4 Áp lực từ các nhà cung ứng thiết bị 2 2 4 2.5 Dịch vụ thay thế 1 2 2

II Các yếu tố bên trong 1 Chất lượng dịch vụ

1.1 Năng lực hệ thống 3 3 9

52

1.3 Con người 3 2 6

2 Giá cước

2.1 Mức giá cước 3 1 3

2.2 Tính linh hoạt trong định giá

dịch vụ 3 1 3

3 Thời gian cung cấp dịch vụ

3.1 Quy trình cung cấp dịch vụ 2 1 2

3.2 Kênh phân phối, bán hàng 3 3 9

4 Tính độc đáo của dịch vụ

4.1 Công tác nghiên cứu phát triển 2 2 4

4.2 Công tác điều tra nghiên cứu thị

trường 3 1 3 5 Các hoạt động xúc tiến bán hàng 5.1 Quảng cáo 2 1 2 5.2 Khuyến mại 3 3 9 5.3 Quan hệ công chúng và tuyên truyền 2 1 2 6 Công tác chăm sóc khách hàng 6.1 Hình thức CSKH 2 2 4 6.2 Tổ chức thực hiện 2 2 4 Tổng cộng 114

Nguồn: nghiên cứu của tác giả

2.3.2.3. Theo mô hình đánh giá sức mạnh cạnh tranh có trọng số

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ VNPT-CA so với dịch vụ của các nhà cung cấp khách trong cùng ngành tác giả đã tiến hành lựa chọn 04 nhà cung cấp chia làm 02 nhóm. Các dịch vụ đã khẳng định vị thế là BKAV-CA, VIETTEL-CA và các dịch vụ mới nổi gồm VINA-CA và CK-CA.

Trong nội dung ma trận hình ảnh cạnh tranh, cách xử lý số liệu và phần kết quả về hệ số mức độ quan trọng được lấy từ phụ lục 2.

Tiến hành tham khảo ý kiến, phỏng vấn các khách hang qua hình thức gửi email, gọi điện thoại.. Thang điểm được áp dụng là thang đo Likert 5 bậc (thứ tự mỗi

53

bậc từ 1-5 thể hiện mức độ ảnh hưởng quan trọng từ thấp nhất đến cao nhất đến lợi thế cạnh tranh của các công ty trong ngành). Việc phân loại cho điểm các yếu tố của từng dịch vụ dựa vào sự đánh giá, phân tích và tham khảo các dịch vụ của đối thủ, nên phần lớn mang tính chủ quan của tác giả. Thang điểm được sử dụng là thang điểm 10 với 1: rất kém và 10 rất mạnh

Kết quả từ các phân tích trên, tác giả đề xuất lập hình ảnh ma trận cạnh tranh như bảng bên dưới.

Bảng 2.10 Bảng xác định sức mạnh cạnh tranh có trọng số STT Các yếu tố thành công then chốt Trọng số VNPT- CA BKAV- CA CK- CA VINA- CA VIETTEL- CA 1 Chất lượng dịch vụ 0,17 8/1,33 8/1,33 7/1,17 7/1,17 8/1,33 2 Giá cước 0,17 5/0,83 6/0,99 8/1,32 8/1,32 7/1,16

3 Thời gian cung cấp 0,12 6/0,71 6/0,71 7/0,83 7/0,83 6/0,71 4 Uy tín thương hiệu 0,15 8/1,23 7/1,07 6/0,92 6/0,92 7/1,07 5 Tính độc đáo của dịch vụ 0,13 8/1,02 8/1,02 5/0,64 5/0,64 6/0,77 6 Công tác CSKH 0,14 7/0,99 8/1,14 6/0,85 6/0,85 6/0,85 7 Các hoạt động xúc tiến bán 0,13 6/0,76 6/0,76 7/0,88 8/1,01 7/0,88 Đánh giá sức mạnh tổng thể có trọng số 1,00 6,87 7,03 6,61 6,74 6,78

Nguồn: nghiên cứu của tác giả

2.3.2.4. Nhận xét đánh giá chung

Trên cơ sở việc thực hiện xác định các chỉ tiêu định lượng và chỉ số thông qua hai phương pháp đánh giá ta có thể rút ra cái nhìn sơ bộ về năng lực cạnh tranh của dịch vụ VNPT-CA như sau:

Thứ nhất, đối với các chỉ tiêu định lượng ta có thể rút ra các đánh giá như sau từ mối tương quan giữa kết quả kinh doanh của dịch vụ VNPT-CA và khả năng cạnh tranh của dịch vụ:

- Dịch vụ vẫn có sức cạnh tranh trên thị trường thể hiện thông qua việc doanh thu và lợi nhuận dịch vụ vẫn tăng qua các năm. Điều này đảm bảo các điều kiện cần

54

thiết để duy trì các nguồn lực cho việc phát triển dịch vụ trong thời gian tới.

- Mặc dù có sức cạnh tranh nhưng sức cạnh tranh đang có dấu hiệu suy giảm thể hiện ở việc thị phần liên tục giảm từ 100% vào năm 2009 xuống còn 22,66% trong năm 2013.Thị phần giảm nhanh trong giai đoạn từ 2009-2011 tăng nhẹ trở lại vào năm 2012 và tiếp tục giảm vào năm 2013. Mức giảm như vậy là rất đáng lo ngại bởi nó thể hiện dịch vụ VNPT-CA đã không còn quá nhiều lợi thế so với các dịch vụ cùng loại của các nhà cung cấp khác mặc dù vẫn đang ở vị trí số 1 trên thị trường. Để có thể duy trì được vị thế dịch vụ đòi hỏi phải có những biện pháp mang tính đột phá nhằm tăng cường sức cạnh tranh của dịch vụ.

- Việc theo đuổi chiến lược chi phí thấp đang là một bài toán khó đối với dịch vụ VNPT-CA bởi trên thị trường, dịch vụ đang duy trì mức giá cao nhất so với các dịch vụ cùng loại.

Thứ hai, để có thể có cái nhìn rõ nét hơn về những tồn tại của dịch vụ ta đi vào đánh giá chi tiết hơn kết quả điều tra đạt được:

- Theo phương pháp xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ thì các yếu tố có điểm thể hiện năng lực cạnh tranh càng cao thì càng có ảnh hưởng tốt tới năng lực cạnh tranh tổng thể của dịch vụ. Với 5 mức được đưa ra trong mẫu phiếu điều tra thì từ mức 1 đến mức 5 lần lượt số điểm là từ 4 đến 0. Căn cứ theo kết quả tổng hợp thu thập được thì số lượng yếu tố theo từng mức theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Số lƣợng các nhân tố phân bố theo mức điểm thể hiện năng lực cạnh tranh

55

Nhìn vào biểu đồ kể trên ta có thể thấy rõ số lượng các yếu tố ở mức 3 chiếm ưu thế rõ rệt với tỷ trọng 50% , số lượng yếu tố mức 2 và mức 4 chênh lệch không quá lớn. Không có các yếu tố vượt trội ở mức 1 và yếu tố không tạo năng lực cạnh tranh ở mức 5. Các yếu tố bên trong nội tại doanh nghiệp được đánh giá cao hơn ở mức 2 hay có thể nói điểm mạnh của doanh nghiệp bao gồm: năng lực hệ thống, công nghệ, kênh phân phối. Trong khi đó các yếu tố bên trong nội tại được đánh giá thấp ở mức 4 tương ứng với sức cạnh tranh kém bao gồm: mức giá cước dịch vụ cao, tính linh hoạt trong định giá cước dịch vụ thấp, quy trình cung cấp dịch vụ rườm rà, công tác điều tra nghiên cứu thị trường, quảng cáo, quan hệ công chúng và tuyên truyền còn hạn chế. Như vậy điểm yếu của doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các hoạt động marketing. Bên cạnh đó đối với các yếu tố bên ngoài thì áp lực cạnh tranh được đánh giá là cao và khiến điểm tạo năng lực cạnh tranh chỉ ở mức 4. Nhìn chung về tổng thể năng lực cạnh tranh của dịch vụ VNPT-CA chỉ ở mức khá trên thị trường với chỉ số năng lực cạnh tranh ngang bằng mức A3 theo phương pháp xác định chỉ số năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên ranh giới giữa chỉ có năng lực cạnh tranh với năng lực cạnh tranh khá là rất mong manh.

- Theo mô hình đánh giá sức mạnh cạnh tranh có trọng số thì vai trò của các yếu tố tác động đến hành vi mua của khách hàng được xác định như sau:

Biểu đồ 2.3: Mức độ quan trọng của các yếu tố tác động tới hành vi mua

56

Theo kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng thì yếu tố: chất lượng dịch vụ và giá cước là hai yếu tố hàng đầu có tác động đến hành vi mua của khách hàng sau đó mới đến thương hiệu dịch vụ. Tuy nhiên xét về mặt tổng thể chênh lệch về mặt trọng số của các yếu tố là không quá lớn, điều này cho thế lợi thế về chất lượng và giá chỉ là các yếu tố chủ yếu được người tiêu dùng cân nhắc chứ không phải các yếu tố quyết định tới sức cạnh tranh mạnh hay yếu của doanh nghiệp trên thị trường.

Trên cơ sở các trọng số tổng hợp từ hoạt động điều tra và các đánh giá tính

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)