Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) (Trang 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Các yếu tố bên trong

- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đã được doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng như ISO 9001, ISO 14000. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải tự tìm kiếm và đào tạo những con người có thế vận hành được phương pháp quản lý đó; bởi vậy ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, cơ chế phân quyền thúc đẩy tính chủ động trong công việc và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

- Trình độ lao động trong doanh nghiệp

Nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của tổ chức, trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ là nền tảng cơ bản tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt có hàm lượng chất xám cao, năng suất lao động tốt giúp giảm chi phí ... góp

22

phần xây dựng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường và trong lòng người tiêu dùng.

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác sẽ có những lợi thế rất lớn trong hoạt động cạnh tranh. Nếu năng lực tài chính hạn chế sẽ dẫn tới việc hạn chế tiếp cận các công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý ... Trong thực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự cung ứng đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

- Trình độ thiết bị, công nghệ

Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Trình độ năng lực marketing

Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt được nhu cầu thị trường, đề ra các chiến lược và khả năng thực thi chiến lược đã đề ra. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

23

Điều tra cầu thị trường và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệp để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thương hiệu được người sử dụng chấp nhận. Đây là hoạt động quan trọng có vai trò định hướng nền tảng đối với các doanh nghiệp trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh. Nếu định hướng sai rất có thể doanh nghiệp sẽ bị lãng phí nguồn lực và thất bại khi cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu như phân phối, khuyến mãi, tuyên truyền, quảng cáo, định giá, chính sách chăm sóc khách hàng…. Do đó đòi hỏi phải có sự quan thích đáng của doanh nghiệp.

Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùng những hàng hóa có thương hiệu uy tín. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cũng là một tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường.

- Năng lực nghiên cứu- phát triển

Một yếu tố khác được đánh giá là quan trọng hàng đầu hiện nay đối với các doanh nghiệp dịch vụ đó là năng lực thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển. Trong nền kinh tế đang biến động một cách nhanh chóng cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật thì thị hiếu và cách thức tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng đang có sự thay đổi nhanh chóng. Để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường với thời gian nhanh nhất thì nghiên cứu phát triển đang trở thành nhân tố quan trọng dẫn tới sự thành công bền vững của sản phẩm, dịch vụ.

1.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ

1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ

a. Chỉ tiêu doanh thu:

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá , dịch vụ . Doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh di ̣ch vu ̣ , bởi suy cho cùng sức cạnh tranh dịch vu ̣ của doanh nghiệp là khả năng duy trì và phát triển thêm lợi nhuận mà doanh thu là điều kiện cần để có lợi nhuận. Muốn có cạnh tranh doanh nghiệp cần xem xét các chỉ số sau:

24

Tỷ lệ doanh thu của doanh nghiệp/ doanh thu của đối thủ cạnh tranh. Tỷ lệ doanh thu năm sau / năm trước.

b. Chỉ tiêu chi phí:

HQcp = DT/CP DT: Doanh thu thuần đạt được CP: Chi phí bỏ ra

HQcp: Hiệu quả sử dụng chi phí.

Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí. Đây là một chỉ tiêu thuận, nghĩa là HQcp cao thì hiệu quả chi sử dụng chi phí càng cao.

c. Chỉ tiêu lợi nhuận:

Là phần dôi ra từ thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm mà còn là sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi xem xét chỉ tiêu này ta chú ý đến tỷ suất lợi nhuận:

HQln = (LN / DT)*100

LN: Tổng lợi nhuận đạt được (Lợi nhuận trước thuế). M: Doanh thu thuần.

HQln : tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định, doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng cao.

d. Chỉ tiêu thị phần:

Đó là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Thị phần đã trở thành một tiêu thức đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi thực chất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và phát triển thị phần. Khi đó cần chú ý tới các chỉ tiêu như:

Tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ dung lượng thị trường.

Thị phần tương đối: Là tỷ lệ thị phần của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.

25

e. Giá cả:

Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh nếu sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận với mức giá phù hợp. Trong nền kinh tế thị trường, cung luôn lớn hơn cầu thì việc sản phẩm có sức cạnh tranh hay không phụ thuộc vào rất nhiều giá cả của nó. Người tiêu dùng luôn luôn có sự so sánh khi đứng trước quyết định lựa chọn sản phẩm tiêu dùng và điều quan trọng sẽ đưa ra quyết định mua hàng là giá cả.

f. Chất lượng sản phẩm :

Các sản phẩm giống nhau về mức giá nhưng chưa chắc đã có sức cạnh tranh giống nhau. Một sản phẩm có sức cạnh tranh khi mà nó vừa đảm bảo mức giá chấp nhận và tương xứng với chất lượng. Vì thế đối với doanh nghiệp thì giá cả và chất lượng được coi là vấn đề sống còn. Do đó, các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đưa ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong lĩnh vực dịch vụ, chất lượng dịch vụ là mức độ của một tập hợp các dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu. Một số dịch vụ có nhiều đặc tính, nhiều chỉ tiêu chất lượng, nếu tập hợp các đặc tính đó làm thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng sử dụng thì dịch vụ mới được gọi là có chất lượng. Theo Trần Đức Thung trong Giáo trình quản trị chất lượng của Trường Đại học Giao thông Vận tải đã đưa ra các đặc tính được xem xét bao gồm :

 Tính kịp thời: đó là sự thỏa mãn nhanh nhất các yêu cầu của khách hàng về cung cấp hoặc bổ trợ dịch vụ. Tính kịp thời nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian cho khách hàng, đáp ứng dịch vụ theo tiến độ mà khách hàng mong muốn.  Tính chính xác: mọi thao tác, mọi công đoạn trong quá trình cung cấp dịch vụ

cho khách hàng phải đáng tin cậy, không có những nhầm lẫn sai sót.

 Tính toàn diện: thể hiện ở phạm vi phục vụ, khả năng cung cấc dịch vụ cơ bản và dịch vụ cộng thêm; khả năng cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu cá nhân.  Tính tiện lợi: ví trí giao dịch, độ phủ kênh phân phối, khả năng tiếp cận, cung

26

 Tính lịch sự: thể hiện ở sự văn minh, chu đáo trong phong cách phục vụ, giao tiếp với khách hàng.

 Tính ổn định và thường xuyên: khách hàng luôn cần sự ổn định trong quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ bởi vậy nhà cung cấp luôn cần chú trọng việc duy trì mối quan hệ với khách hàng khi cung cấp dịch vụ.

 Cảnh quan, môi trường: vị trí các quầy giao dịch, điều kiện vệ sinh, ánh sách tiếng ồn.

g. Danh tiếng, uy tín của nhà cung cấp: danh tiếng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được thiết lập thông qua nhận thức của các khách hàng về tất cả các khía cạnh của dịch vụ. Danh tiếng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tâm lý khách hàng và trở thành lợi thế quan trọng trong cạnh tranh.

h.Tính độc đáo của dịch vụ: các doanh nghiệp thường dùng rất nhiều biện pháp để tạo ưu thế trong cạnh tranh, trong đó có biện pháp là thường xuyên cải tiến dịch vụ tạo ra những nét độc đáo riêng khác biệt so với sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp khác. Dịch vụ có sự khác biệt và được khách hàng chấp nhận thì sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trường.

1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ 1.3.2.1. Mô hình đánh giá sức mạnh cạnh tranh có trọng số

Việc đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành cho thấy bức tranh toàn cảnh về lợi thế cũng như bất lợi của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Khi xem xét trong một ngành hàng xác định thì năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ so với sản phẩm dịch vụ của các đối thủ khác cũng gần với việc đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xem xét.

Để tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong một ngành xác định cần tiến hành các bước sau :

- Bước 1: Liệt kê các nhân tố tạo nên thành công then chốt của ngành và các biện pháp tốt nhất để xác định sức mạnh cạnh tranh hay sự yếu kém trong cạnh tranh của công ty.

27

- Bước 2: Đánh giá công ty và các đối thủ cạnh tranh then chốt xem xét theo mỗi nhân tố. Tốt nhất là sử dụng thang đánh giá từ 1 điểm đến 10 điểm,tuy nhiên trong trường hợp thông tin ít và các số liệu không chính xác có thể dùng thang + (mạnh hơn), -(yếu hơn) và = (bằng nhau)

- Bước 3: Tổng hợp các đánh giá về sức mạnh riêng lẻ để có được biện pháp tổng thể về sức mạnh cạnh tranh đối với mỗi công ty cạnh tranh.

- Bước 4: Rút ra các kết luận về quy mô, mức độ của ưu thế hay bất lợi cạnh tranh của công ty và đặc biệt là nhận xét về các lĩnh vực mà ở đó vị trí cạnh tranh của công ty là mạnh nhất hay yếu nhất.

Bảng 1.1 Mô hình đánh giá sức mạnh cạnh tranh có trọng số

STT Các yếu tố Trọng số Công ty Đối thủ cạnh tranh 1 Đối thủ cạnh tranh 2 Đối thủ cạnh tranh 3 Đối thủ cạnh tranh 4 1 Chất lượng dịch vụ 2 Giá cước

3 Thời gian cung cấp 4 Uy tín thương hiệu 5 Tính độc đáo của dịch vụ 6 Công tác CSKH

7 Các hoạt động xúc tiến bán

Nguồn:[37]

1.3.2.2. Phƣơng pháp đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh của dịch vụ

Việc xác định chỉ số năng lực cạnh tranh được thực hiện theo các bước sau - Bước1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ và được tập hợp thành 2 nhóm yếu tố như trên đã phân tích: các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong và liệt kê chi tiết các yếu tố nằm trong các nhóm đó.

- Bước 2: Xác định điểm tạo ra năng lực cạnh tranh của dịch vụ. Trong bước này cần xác định các tiêu chí đánh giá và cho điểm các yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã nêu ở bước 1. Cho điểm theo 5 mức (4 điểm đến 0 điểm) tương ứng với 5 mức độ của tiêu chuẩn đánh giá đề ra, cụ thể mức 1 – 4 điểm; mức 2 – 3 điểm; mức 3 – 2 điểm; mức 4 -1 điểm; mức 5 – 0 điểm.

28

- Bước 3: Xác định trọng số ảnh hưởng của các yếu tố. Việc xác định này sẽ phụ thuộc mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ. Thông thường có 3 nấc trọng số là: ảnh hưởng rất lớn (3 điểm), có ảnh hưởng (2 điểm) và ảnh hưởng không đáng kể (1 điểm). Việc xác định trọng số này cần căn cứ vào đặc điểm và dịch vụ chứng thực chữ ký số nói riêng, đặc điểm thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp - Bước 4: Xác định các khung điểm thể hiện mức độ năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã tính đến trọng số ảnh hưởng:

+ Xác định khung điểm thể hiện năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã tính đến trọng số ảnh hưởng của từng tiêu chí: Aj = Σ Pi x Kj (trong đó: Pi là điểm trọng số của yếu tố thứ i, Kj là điểm của mức j (5 mức như ở bước 2); Aj là tổng điểm của cột mức j)) + Xác định khung điểm thể hiện mức độ năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh rất mạnh nếu dịch vụ đạt tổng điểm ≥ A2 ; Năng lực cạnh tranh khá nếu dịch vụ đạt tổng điểm trong khoảng từ ≥A3 đến A2; có năng lực cạnh tranh nếu đạt tổng điểm trong khoảng từ A4 đến A3, không có năng lực cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh yếu nếu đạt tổng điểm ≤A4

- Bước 5: Áp dụng xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ như bảng 1.2

Bảng 1.2. Bảng xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ

STT Các yếu tố

Trọng số ảnh hưởng

(Pi)

Điểm thể hiện năng lực cạnh tranh (Kij) (Kij) Tổng điểm Pi*Kij (PixKij) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

I Yếu tố bên ngoài

… …

II Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)