6. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Tình hình cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử tại Việt Nam
2.2.2.1. Mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ
Tại Việt Nam dịch vụ chứng thực điện tử được biết đến với tên gọi Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ được điều chỉnh bởi Luật giao dịch điện tử, nghị định 26/2008 và các nghị định thông tư hướng dẫn bổ sung. Mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ như sau:
Hình 2.2 : Mô hình cung cấp dịch chứng thực chữ ký số công cộng
Nguồn: [5] - Cơ quan chứng thực gốc (root CA): là cơ quan cấp chứng chỉ số cho các cơ quan chứng thực. Cơ quan chứng thực gốc là duy nhất trong một hệ thống các CA. Đây chính là điểm tin cậy của toàn bộ người dùng trong hệ thống các CA. Điều này có nghĩa khi người dùng tin cậy vào cơ quan chứng thực gốc họ sẽ tin cậy vào dịch vụ của các CA được cấp chứng chỉ số bởi cơ quan chứng thực gốc này. Tại Việt Nam, Trung
Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực
Cơ quan đăng ký (RA)
Cơ quan đăng
ký (RA) Người dùng
Trung tâm chứng thực CKS quốc gia (root CA)
35
tâm chứng thực chữ ký số quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đóng vai trò này.
- Cơ quan chứng thực (CA): là cơ quan cấp chứng thư số cho người sử dụng được Bộ thông tin truyền thông cấp phép. Hiện có 09 doanh nghiệp được cấp phép bao gồm: VNPT, Nacencomm, FPT, BKAV, CK, VINA, Viettel, Newtel, TS24.
- Cơ quan đăng ký (RA - Registration Authority): là các đơn vị được CA uỷ quyền việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc cấp chứng chỉ số bao gồm các công việc như tiếp nhận hồ sơ đăng ký, kiểm tra tính chính xác và hợp lệ về các thông tin đăng ký của người muốn đăng ký được cấp chứng thư số.
- Người sử dụng: là người được cấp chứng thư số để sử dụng trong các ứng dụng của mình.
Một khía cạnh rất quan trọng trong hoạt động chứng thực điện tử là hoạt động chứng thực chéo. Chứng thực chéo là quá trình các CA hoặc các root CA thiết lập quan hệ tin cậy lẫn nhau, nhờ đó cộng đồng những người sử dụng có thể thực hiện các giao dịch điện tử đối với các đối tác không cùng một CA.
2.2.2.2. Mức độ ứng dụng tại thị trƣờng Việt Nam
Hiện tại các ứng dụng hỗ trợ chứng thực điện tử tại Việt Nam chủ yếu là các ứng dụng hành chính công do các đơn vị thuộc Bộ tài chính phát triển với tính năng sử dụng nhiều nhất là tính năng ký số. Việc ứng dụng chứng thực điện tử trong việc mã hóa email, bảo mật dữ liệu, bảo mật webserver, bảo vệ mã nguồn phần mềm chưa thực sự phổ biến. Các ứng dụng hiện đang yêu cầu sử dụng người dùng phải sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng bao gồm:
- Ứng dụng kê khai thuế qua mạng
Từ năm 2009 Ngành thuế bắt đầu thực hiện thí điểm kê khai thuế qua mạng internet tại những thành phố lớn và đến năm 2011 thí điểm ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thuế tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ kê khai thuế qua mạng đạt trên 95%, có đơn vị đạt 100% các tổ chức kinh tế thực hiện kê khai thuế qua mạng internet.
36
Việc thực hiện kê khai thuế qua mạng internet đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: tạo thuận lợi cho người nộp thuế, giảm chi phí về thời gian, kinh phí và thủ tục giấy tờ trong việc kê khai thuế; Đảm bảo việc thông tin và số liệu khai thuế của người nộp thuế được gửi đến cơ quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác; Giúp giảm thiểu tình trạng quá tải tại cơ quan thuế khi đến kỳ hạn nộp hồ sơ khai thuế.
- Ứng dụng kê khai hải quan điện tử
Theo Quyết định 2341/QĐ-BTC ngày 18-9-2013 của Bộ Tài chính, từ ngày 01/11/2013 sẽ sử dụng chính thức chữ ký số trong thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT). Trước đó, quá trình triển khai thủ tục hải quan điện tử được Tổng cục Hải quan thí điểm từ năm 2005 và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn thí điểm hẹp 2005 - 2009 tại Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh; giai đoạn thí điểm mở rộng 2009 – 2012. [39]
Cũng theo hướng dẫn của Tổng cục hải quan từ ngày 15/11/2013, Tổng cục Hải quan sẽ tổ chức chạy thử hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNACCS/VCIS. Và vào ngày 01/4/2014 hệ thống VNACCS/VCIS chính thức được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Việc sử dụng chữ ký số trong hệ thống VNACCS/VCIS là bắt buộc. Chữ ký số đã được sử dụng trong TTHQĐT sẽ tiếp tục được sử dụng trong hệ thống VNACCS/VCIS. Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng chữ ký số để kê khai - nộp thuế qua mạng với cơ quan thuế, doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng chữ ký số này để thực hiện thủ tục hải quan điện tử, nhưng phải đăng ký với cơ quan hải quan [44].
- Ứng dụng trong lĩnh vực chứng khoán
HNX đã xây dựng và triển khai áp dụng Hệ thống Quản lý Thông tin (CIMS) dành cho doanh nghiệp niêm yết. Thông qua CIMS, các doanh nghiệp niêm yết được chủ động báo cáo và công bố thông tin tới Sở. Hệ thống với những chức năng tiện dụng như quản lý hồ sơ công ty, công bố thông tin, công bố giao dịch và báo cáo giúp doanh nghiệp dễ dàng, nhanh chóng cập nhật, quản lý và công bố các thông tin theo quy định. Các doanh nghiệp khi thực hiện kết nối tới CIMS phải ứng dụng chữ ký số khi ký vào biểu mẫu điện tử nhằm đảm bảo sự an toàn của dữ liệu khi chuyển đi và phục vụ việc xác thực giao dịch với HNX. Ứng dụng CIMS và chứng thực điện tử góp
37
phần đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp rút ngắn thời gian công bố thông tin ra thị trường.
Trong năm 2012 mô hình ứng dụng chữ ký số trong giao dịch giữa Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và các thành viên lưu ký đã được đưa vào triển khai. Theo mô hình này, chữ ký số được tích hợp một cách trong suốt vào các ứng dụng, do đó mọi giao dịch trực tuyến trên hệ thống đều được xác thực và bảo mật. Thay vì như trước đây, các công ty chứng khoán phải cử người trực tiếp đến VSD để bàn giao hồ sơ lưu ký và phải được VSD xác nhận bằng văn bản thì với việc ứng dụng chữ ký số trong hoạt động giao dịch, giúp tiết kiệm được thời gian, mọi thủ tục đều được thực hiện qua mạng mà vẫn bảo đảm tính pháp lý.
- Ứng dụng Internet banking của một số ngân hàng
Việc ứng dụng chữ ký số trong việc xác thực người dùng khi thực hiện việc đăng nhập và thanh toán thông qua hệ thống Internet banking của một số ngân hàng như ACB, SHB, VPbank, BIDV...
2.2.2.3. Tình hình phát triển của thị trƣờng
Trong thời gian 05 năm, dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được triển khai chính thức tại thị trường Việt Nam thì đối tượng chủ chốt mà 8 doanh nghiệp CA hiện nhắm tới vẫn là thị trường các doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng.
Ứng dụng kê khai thuế qua mạng cũng là ứng dụng có số lượng khách hàng sử dụng vượt trội cũng như chiếm đa số số chứng thư số được cấp. Các chứng thư số SSL và Code Signing do đặc thù Root CA của Việt Nam chưa liên thông được với hệ thống CA quốc tế cho nên cơ hội phát triển của mảng thị trường này còn bỏ ngỏ và phụ thuộc rất nhiều vào chính sách chấp nhận chứng thư số cũng như tham gia vào các tổ chức quốc tế của cơ quan quản lý nhà nước.
Bởi vậy khi xem xét mức độ phát triển của thị trường dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại Việt Nam thì đồng nghĩa với việc đánh giá tình hình phát triển của thị trường ứng dụng chứng thực điện tử của ngành thuế.
Tốc độ tăng trưởng thuê bao sử dụng chữ ký số trong kê khai thuế qua mạng tăng trưởng ở nhanh ở mức 284%/năm. Bắt đầu thí điểm triển khai từ năm 2009 tại 4
38
tỉnh thành, phố gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội và Bình Dương, với số lượng triển khai là 1.500 doanh nghiệp. Năm 2010, hệ thống kê khai thuế điện tử tiếp tục được triển khai mở rộng cho 19 cục thuế với số lượng 9.000 doanh nghiệp và đến năm 2011, mở rộng ra 41 cục thuế với 80.000 doanh nghiệp. Tính đến tháng 12/2013, đã có 326.443 doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế điện tử.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử giai đoạn 2009-2013
Nguồn: Số liệu thống kê Tổng cục thuế
Việc phát triển nhanh của ứng dụng kê khai thuế qua mạng đã tạo ra một thị trường lớn có tổng doanh thu hơn trăm tỷ đồng/năm cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số có cơ hội khai thác.
2.3. Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA
2.3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA 2.3.1.1. Yếu tố bên ngoài
a) Các yếu tố vĩ mô
- Các yếu tố môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định tạo tiền đề cho phát triển ổn định trong các năm tiếp theo.
Tăng trưởng kinh tế và sản xuất được cải thiện nhưng còn nhiều thách thức, tồn kho còn lớn đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận
39
được với nguồn vốn. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và trở lại hoạt động tăng dần trong các tháng của năm 2013 tuy nhiên vốn điều lệ lại giảm. Nhìn chung các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp FDI.
- Các yếu tố môi trường công nghệ
Năm 2014 tại Việt Nam vẫn sẽ chịu ảnh hưởng bởi 05 xu hướng chủ đạo chính trong lĩnh vực công nghệ đó là: điện toán đám mây, dữ liệu lớn, di động, mạng xã hội, Internet của sự vâ ̣t.
Những công nghệ trên cho phép người dùng tiếp cận những tài nguyên, những cơ hội kinh doanh mọi lúc mọi nơi do thương mại điện tử mang lại với tính cá nhân hóa ngày càng cao. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phát triển.
Một yếu tố thuận lợi khác đó là nền tảng công nghệ cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đã được tiêu chuẩn hóa và ứng dụng thực tế một thời gian tại nhiều quốc gia trên thế giới cho nên có thể triển khai trên diện rộng và không gặp quá nhiều rào cản về công nghệ khi triển khai trên các thiết bị máy tính cá nhân. Tuy nhiên để có thể bắt kịp được với xu hướng phát triển nhanh của các thiết bị di động thông minh đòi hỏi các nhà cung cấp phải nghiên cứu và phát triển ứng dụng PKI Mobile trên di động.
- Các yếu tố môi trường văn hoá xã hội – nhân khẩu
Việt Nam là một nước có đa số dân số ở trong độ tuổi lao động với khả năng tiếp cận công nghệ thông tin một cách nhanh chóng. Thu nhập bình quân trên đầu người cũng có sự gia tăng qua các năm tuy nhiên giữa có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền. Các thành phố lớn và các khu công nghiệp phát triển, có mức thu nhập khá cao. Theo số liệu của UBND Thành phố Hà Nội thì sau 5 năm mở rộng địa bàn, kinh tế thủ đô luôn duy trì tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 9,45% mỗi năm. Nhờ vậy, TNBQĐN năm 2012 đạt 2.257 USD và cao hơn TNBQĐN cả nước 1,4 lần. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh công bố GDP của TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2012, TNBQĐN năm 2013 ước 4.000 USD. TNBQĐN của TP.Hồ Chí Minh cao hơn bình quân cả nước khoảng 2,5 lần. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - là địa
40
phương gắn với vựa dầu mỏ, có tốc độ đô thị hóa đạt 51,2%, đứng thứ 3 sau TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2012, TNBQĐN của thành phố Vũng Tàu đã đạt hơn 6.000 USD, cao gấp 4 lần bình quân chung cả nước và cao gần gấp đôi TP.Hồ Chí Minh.
Ở các thành phố loại 2, 3, TNBQĐN thấp hơn ở các thành phố lớn khá nhiều. Năm 2011- 2012, TNBQĐN của Nam Định khoảng 19 triệu đồng/người/năm (khoảng 900 đô la Mỹ), Bắc Kạn khoảng 14,5 triệu đồng/người/năm (khoảng hơn 700 đô la ), Quảng Ngãi đạt dưới 9 triệu đồng/người/năm (hơn 400 đô la), Hà Giang dưới 6 triệu đồng/ người/năm (dưới 300 đô la)… [38]
Do đó về cơ bản thị trường chính cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng vẫn tập trung chủ yếu tại các đô thị và thành phố trực thuộc tỉnh và trung ương.
- Các yếu tố môi trường chính trị – luật pháp
Hành lang pháp lý cho chữ ký số đã được thiết lập với các văn bản như Luật Giao dịch điện tử, Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính... Để thúc đẩy chữ ký số được ứng dụng mạnh mẽ tại Việt Nam, theo công bố Bộ Thông tin Truyền thông đang nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực này như: đang xây dựng dự thảo công văn hướng dẫn thay thế chữ ký tay và con dấu bằng chữ ký số để ban hành trong năm 2014; hoàn thiện dự thảo nghị định về công nhận chữ ký số của nước ngoài tại Việt Nam...
- Các yếu tố môi trường địa lý tự nhiên
Do đặc thù là ngành nghề dịch vụ và không liên quan tới việc khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Do đó yếu tố môi trường địa lý, tự nhiên không có tác động quá lớn đến dịch vụ.
b) Các yếu tố thuộc môi trƣờng ngành
- Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Hiện tại cạnh tranh trên thị trường dịch vụ VNPT-CA là rất gay gắt với 8 đơn vị đang thực hiện cung cấp dịch vụ ra thị trường bao gồm VDC/VNPT, BKAV, FPT,
41
Nacencomm, Viettel, CK, VINA, TS24 và mới nhất là Newtel gia nhập thị trường vào tháng 11/2013 .
Nhìn chung đây là thị trường có rào cản gia nhập là không lớn, các nhà cung cấp có thể dễ dàng gia nhập cũng như thoát khỏi thị trường. Trong khi sự khác biệt về sản phẩm không quá lớn cũng khiến cho cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn.
Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của dịch vụ VNPT-CA thì việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các nhà cung cấp dịch vụ tương tự sẽ là cơ sở chủ yếu trong việc xác định mức độ của các yếu tố cạnh tranh:
Bảng 2.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh STT Nhà cung cấp Điểm mạnh Điểm yếu
1 BKAV - Là đơn vị có kinh nghiệm
hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực an toàn, bảo mật.
- Năng lực công nghệ tốt
- Thủ tục đơn giản thuận tiện
- Có tiềm lực tài chính
- Có mức nhận biết thương hiệu tốt
- Chất lượng đại lý không đồng đều.
- Không đa dạng về sản phẩm dịch vụ.
2 FPT - Mạnh trong mảng phần mềm
và tích hợp hệ thống để tạo nền cho việc triển khai CA tại các thị trường mới.
- Cách thức tổ chức dịch vụ và hệ thống chuyên nghiệp
- Có tiềm lực tài chính
- Có mức độ nhận biết thương